Hạng B2
28/11/05
223
4
18
53
Saigon
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Đọc wá chời rồi mà còn một chỗ em chưa hiểu ( chắc tại thiếu...i-ốt;) ) :

Ở trên có đoạn nói : " Đối với ô tô, người ta dùng từ "cân mâm" hay "cân bánh xe" là để chỉ chung cho việc cân cả mâm + lốp xe đã được lắp vào mâm và bơm hơi đúng chuẩn. " .

Vậy mỗi khi tháo lốp ra vá rồi gắn vào lại là sẽ không còn cân bằng nữa hở ? Rồi làm sao để cân bằng lại ?
 
Tập Lái
25/4/05
7
0
1
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Cân bằng có phụ thuộc vào vận tốc quay chứ các bác?
Bởi thế nên nó mới phân ra là "Cân bằng động" và Cân bằng tĩnh" chứ, cân bằng tĩnh chính là cân bằng động khi mà vận tốc góc bằng 0 mà.
Lý do theo em hiểu là bởi vì bánh xe nó có bề rộng.
Khi một vật là cân bằng tĩnh thì chỉ có các hình chiếu vecto lực lên mặt phẳng vuông góc trục quay là cân thôi, còn các vecto lực theo phương chứa trục quay chưa chắc đã cùng mặt phẳng, do đó khi vận tốc quay khác 0 sẽ sinh ra moment quay trong mặt phẳng chứa trục quay. Moment này thay đổi phụ thuộc vào vân tốc góc. Do đó, ở một vận tốc góc nào đó, vật có thể được coi là cân bằng khi môment này đủ nhỏ, còn khi vận tốc góc tăng lên thì nó cũng tăng lên và có thể dẫn tới lại mất cân bằng
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Tôi hết sức sửng sốt khi Bác Vroom giải thích được vấn đề hình chiếu lực lên phương vuông goc với trục quay và phương chứa trục quay mà tại sao ngay từ đầu Bác lại có thể kết luận như thế này :

"Cân bằng có phụ thuộc vào vận tốc quay chứ các bác?
Bởi thế nên nó mới phân ra là "Cân bằng động" và Cân bằng tĩnh" chứ, cân bằng tĩnh chính là cân bằng động khi mà vận tốc góc bằng 0 mà.
"
Bác nghiền ngẫm lại chút nhé , trong bài của Bác thì câu trên là sai rồi đó ! Nếu cuốn sách nào có câu đó thì chắc chắn không phải là sách " Trong luồng " rồi !
Tôi hỏi bác mấy ý nhé :
Như Bác viết : "cân bằng tĩnh chính là cân bằng động khi mà vận tốc góc bằng 0 mà. " thế thì
- bánh xe đã cân bằng tĩnh , chưa cân bằng động , theo ý bác khi đứng yên là nó cũng cân bằng động luôn rồi , chỉ khi chạy mới mất cân bằng động ? Phải vậy không ?
- Một vật cân bằng động rồi thì đã cân bằng tĩnh chưa ?
- Một vật cân bằng tĩnh rồi thì ở vận tốc nhỏ đã cân bằng động chưa ?
Bất luận cách bác trả lời thế nào , tôi cũng xin hệ thống lại vấn đề :
Ý bác là một vật đứng yên không quay ( Vận tốc góc bằng 0 ) thì nếu nó cân bằng tĩnh thì cũng cân bằng động luôn ? ( Vì không thấy nó rung lắc ? ) Khác chi nói rằng : Xe này cực êm nếu nó ...không chạy !!! Nên nhớ là : Nó êm vì nó không chạy chứ không phải vì nó đã hoàn chỉnh ! Một vật đứng yên không gây ra điều gì làm mất cân bằng động cả vì nó đứng yên chứ không phải vì nó đã cân bằng động kiểu "ăn theo " cân bằng tĩnh như bác lập luận ! Bác nghĩ lại coi đúng vậy không ?
- Câu hỏi cuối cùng , nhắc lại vấn đề đã nêu trên : Cánh quạt máy bay theo ý bác phải được cân bằng ở vận tốc nào ? ( Cân bằng phụ thuộc theo vận tốc quay , bác nói vậy mà !!??) , vậy là thực tế chỉ có một vận tốc nào đó là cánh máy bay quay tốt , còn lại , do quay ở các vận tốc khác nên nó không cân bằng !!! Ai dám bước lên chiếc máy bay đó ? Ôtô cũng thế , xe máy cũng vậy , tới cả xe đạp cũng không thoát khỏi quy luật bác nêu , vậy là chúng chỉ có thể chạy êm và ổn định ở một vận tốc nào đó thôi sao ?
Để khỏi lan man làm mất tập trung của các độc giả khác , tôi xin được khẳng định lại : Một vật quay đã cân bằng động , về mặt lý thuyết là cân bằng ở tất cả các vòng quay . Nếu người ta để ở đâu đó rằng : Vật này được cân bằng động ở vận tốc quay 3000v /phút thì có nghĩa là người ta tiến hành cân bằng động nó bằng các biện pháp cần thiết ( Ví dụ gắn chì đối trọng ) ở vận tốc 3000v / Phút , chứ không phải là nó chỉ cân bằng ở vận tốc 3000 v / Phut ! Và ở vận tốc 3000 v / P đó người ta đã đạt được giá trị cân bằng động theo một hệ thống tiêu chuẩn nào đó đã đặt ra ! Sự mất cân bằng ở mức rất nhỏ có thể chấp nhận được ! Vậy nên vật đó sẽ cân bằng ở vận tốc từ 0,00001v / P cho đến 3000 v / Phút , trên 3000 v / p thì giá trị mất cân bằng sẽ tăng dần lên , đó là do thực tế không thể tiến hành cân bằng tuyệt dối , vẫn còn những lượng mất cân bằng nhỏ tồn tại ở các vị trí , các phương khác nhau , chứ không phải vì lập luận : Cân bằng phụ thuộc vào vận tốc quay !
Tùy theo tính năng đặc điểm của từng loại thiết bị , máy móc , phương tiện ..mà người ta chấp nhận các giá trị mất cân bằng động khác nhau ! Những ghi chú về tốc độ kèm theo là vì vậy . Cục đá mài ghi vận tốc 2500 V / P thì tức là ở vận tốc đó , sự mất cân bằng chưa mạnh đến mức phá hủy viên đá , gây nguy hiểm , còn nếu quay nhanh hơn thì nguy hiểm gia tăng do khối lượng mất cân bằng ở vận tốc cao đã tác động mạnh hơn , trái lại , nếu vận tốc thấp hơn quy định thì có thể yên tâm hoàn toàn !
 
Last edited by a moderator:
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.702
113
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Theo tôi, vấn đề ở đây là sự hạn chế trong việc chế tạo một vật đồng nhất. Nếu chúng ta có một cái đĩa ý tưởng tức là tròn, vật liệu đồng nhất tại mọi điểm, độ dày đồng nhất, tâm quay được xác định chính xác thì đĩa này có thể quay ở bất cứ tốc độ nào mà vẫn cân bằng. Nhưng trong thực tế, việc này gần như không thể đạt được vì vậy người ta sẽ phải chấp nhận có những sai số. Vật quay ở tốc độ thấp thì việc chế tạo có thể chấp nhận những sai lệch lớn nhưng tốc độ quay càng cao thì càng phải chế tạo vật chính xác.

Chính vì lý do này, như bác Der Fahrer đã nói, người ta sẽ đưa ra tốc độ quay tối đa mà việc mất cân bằng nằm trong giới hạn chấp nhận được.
 
Tập Lái
25/4/05
7
0
1
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Trích đoạn: Der Fahrer
Tôi hết sức sửng sốt khi Bác Vroom giải thích được vấn đề hình chiếu lực lên phương vuông goc với trục quay và phương chứa trục quay mà tại sao ngay từ đầu Bác lại có thể kết luận như thế này :
Có lẽ ở đây đã có một sự hiểu lầm nào đó.
Tôi đã nói: "Cân bằng có phụ thuộc vào vận tốc quay chứ các bác?" là bởi vì tôi thấy có (nhiều hơn 1) bác nói rằng "một vật đã cân bằng động thì ở tốc độ nào nó cũng cân bằng" (tôi ko quote ra đây nữa, bác nào ko tin thì xin xem lại các bài trước). Nếu như bác hiểu câu của tôi một cách máy móc như thế, có nghĩa là vật chỉ cân bằng ở một tốc độ nào đó, thì đúng là bác hiểu lầm rồi. Ý của tôi là: một vật được cân bằng động ở một tốc độ rpm nào đó có nghĩa là nó đã được điều chỉnh (thêm bớt khối lượng ở vị trí nào đó) để mức độ mất cân bằng U (unbalance) nhỏ hơn một giá trị mất cân bằng cho phép Uper (permissible unbalance). Khi đó, nếu vật đó quay với tốc độ bằng hoặc nhỏ hơn rpm thì nó được coi là cân bằng (vì mức độ mất cân bằng nhỏ hơn cho phép), nhưng nếu nó quay với tốc độ lớn hơn rpm thì nó sẽ lại mất cân bằng.
Tiêu chuẩn ISO 1940-1 đưa ra khái niệm Cấp cân bằng G [mm/sec] và công thức tính độ mất cân bằng cho phép Uper như sau:

Uper = m x Eper

Trong đó:
- Uper là độ mất cân bằng cho phép [g.mm]
- m là khối lượng của vật [g]
- Eper là độ lệch tâm cho phép (permissible eccentricity) [mm]

Eper được tính cho các tốc độ quay khác nhau ứng với các cấp cân bằng G như hình sau:
figure-10_lrg.gif

Các giá trị G này thường được áp dụng cho các loại rotor của động cơ điện trong các máy công cụ (từ cao cấp đến bình dân), còn đối với bánh xe ôtô thì cấp cân bằng là G40 vì tốc độ quay của bánh xe không lớn lắm (với một bánh xe cỡ vành 14 inch, khi xe chạy với tốc độ 100km/h thì tốc độ quay trung bình của bánh là 850 v/ph).
Như vậy ta có thể thấy được sự thay đổi mức độ mất cân bằng (ko phải là sự cân bằng nhé) theo tốc độ quay như thế nào rồi phải ko?
Còn về các câu hỏi của bác:
"- bánh xe đã cân bằng tĩnh , chưa cân bằng động , theo ý bác khi đứng yên là nó cũng cân bằng động luôn rồi , chỉ khi chạy mới mất cân bằng động ? Phải vậy không ?
- Một vật cân bằng động rồi thì đã cân bằng tĩnh chưa ?
- Một vật cân bằng tĩnh rồi thì ở vận tốc nhỏ đã cân bằng động chưa ? "
Các khái niệm "cân bằng động" và "cân bằng tĩnh" là các khái niệm tương đối, nghĩa là nó phải đi kèm với một số điều kiện nhất định. Khi vật ở trạng thái tĩnh thì cân bằng của nó chỉ là cân bằng tĩnh, nó có động đâu mà cân bằng động? Câu tôi viết: "cân bằng tĩnh chính là cân bằng động khi mà vận tốc góc bằng 0" tôi chỉ muốn nói lên một điều là khi vật thay đổi tốc độ quay từ =0 sang #0 thì trạng thái cân bằng của nó cũng thay đổi. Điều đó có nghĩa là gì, nó có nghĩa là khi tốc độ từ 0 chuyển sang khác 0 (nghĩă là tăng lên) thì ngoài mất cân băng tĩnh sẽ bắt đầu sinh ra mất cân bằng động, mà nó đã sinh ra thì nó sẽ lớn lên theo năm tháng chứ nó ko còi xương đâu.
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Ta cùng coi lại một đúc kết của Bác Tuấndq :
"người ta sẽ đưa ra tốc độ quay tối đa mà việc mất cân bằng nằm trong giới hạn chấp nhận được. "
và một câu trong bài của Bác Vroom :
Như vậy ta có thể thấy được sự thay đổi mức độ mất cân bằng (ko phải là sự cân bằng nhé) theo tốc độ quay như thế nào rồi phải ko?
Theo tôi , cả hai ý này tương đồng và đều đúng !
Tuy bài viết của Bác có nhiều chứng cứ thuyết phục , nhưng sự không rõ ràng là ở chỗ này :
"nhưng nếu nó quay với tốc độ lớn hơn rpm thì nó sẽ lại mất cân bằng. "
bởi vì viết như thế là có sự nhập nhằng giữa yếu tố thực tế và lý thuyết , trong thực tế như đã nói , do các thủ thuật cân bằng không thể hoàn hảo lý tưởng , nên luôn luôn tồn tại khối lượng mất cân bằng , mà như vậy , ở bất kỳ tốc độ nào nó cũng gây mất cân bằng , dù là rất nhỏ , Bác V dựa theo một biểu đồ tiêu chuẩn và nói rằng , khi giá trị mất cân bằng vượt qua một giới hạn nào đó thì coi là mất cân bằng , trước đó thì coi là cân bằng ...Đó là một thỏa thuận trong thực tế chứ không phải là bản chất của cân bằng và mất cân bằng . Bởi vì một vật được cân bằng lý tưởng thì cân bằng ở tất cả các vòng quay , đó chính là chủ đề chúng ta theo đuổi từ đầu trong mục này , còn việc hơi mất cân bằng tạm gọi là cân bằng , mất cân bằng nhiều quá khi quay nhanh hơn thì tạm gọi là mất cân bằng theo nội dung Bác trình bày thì lại là một vấn đề thực tế được quy định rất riêng tư cho từng nghành nghề !
Túm lại :
Khi cân bằng động chưa hoàn chỉnh thì ở vận tốc rất nhỏ vẫn mất cân bằng động ( Dù giá trị chấp nhận được )
Khi đã cân bằng động rồi , thì vận tốc nào cũng cân bằng , trừ khi do cân bằng chưa hoàn chỉnh mà giá trị mất cân bằng động tăng theo sô vòng quay đến mức không thể chấp nhận .
Bác viết : "...sẽ bắt đầu sinh ra mất cân bằng động, mà nó đã sinh ra thì nó sẽ lớn lên theo năm tháng"
Nhưng một vật đã gọi là cân bằng thì đâu có tồn tại khối lượng mất cân bằng để sinh ra và lớn lên theo năm tháng , dù vận tốc có tăng đến bao nhiêu , phải vậy không Bác
Lý thuyết chắc chắn là như vậy !
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
25/4/05
7
0
1
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Trích đoạn: Der Fahrer
Đó là một thỏa thuận trong thực tế chứ không phải là bản chất của cân bằng và mất cân bằng.
Công nhận cái này đúng. Em và bác ko hiểu nhau ở chỗ một người nói về cân bằng lý thuyết còn một người lại nói về cân bằng trong thực tế. Cái này là bệnh nghề nghiệp của em, lúc nào cũng tiêu chuẩn, cũng dung sai và phạm vi cho phép. :D
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Thôi thế là đã thống nhất hết nhé, đôi khi cách nói quen miệng nó không đúng nhưng mình dùng mãi nó cũng quen...!:)
Bác Vroom có lẽ cũng là cao thủ ngành cơ khí, ngành cơ khí mà không có khái niệm dung sai thì ra sao bác nhỉ?:D
 
Tập Lái
24/7/07
6
0
0
RE: Sao lại làm đơn giản thế ?

Thực ra việc gắn đối trọng để cân bằng bánh xe là cân bằng tĩnh vì lúc này chúng ta bỏ qua chiều dày bánh xe .( chỉ xét trên mặt phẳng vuông góc với trục quay)
Nếu tính đến cả chiều dày bánh xe và tiến hành cân bằng sao cho momen tổng hợp của các phần tử mất cân bằng của cả hai bên bánh xe triệt tiêu nhau thì mới là cân bằng động ( Tổng mô men trên mặt phẳng đi qua trục quay bằng 0)