Nguyễn nói:
Giờ giả sử cách lập luận của K9 là của Toà:
- Luật GTDB Việt nam có nói tới 3 hành vi: Dừng, Đậu, Để. Nếu 1 trong 3 hành vi này được thực hiện sai quy định thì đương sự bị phạt.
- Hiện tại Luật VN đang rất thoáng nên không ai hiểu được thế nào là ĐỂ xe và QD 2053 của UBND Tp HN có phải là nói về hành vi ĐỂ này hay không?
- Cho đến khi luật chặt chẽ hơn thì chuyện thắng thua vụ này là 50/50!!!
Biện luận của e trong tình huống này:
Nói trước: Các bác thích vào đây để chửi thì làm ơn lặn dùm cho nước nó trong nhé.
<h2><span style=""color: #ff0000;"">
* Không ủng hộ:</span></h2> 1. QD của UBND Hà Lội đã quy định 56 tuyến cấm để xe ở lòng đường, hè phố, đã được cụ thể hóa bằng các biển vừa là câu chữ, vừa có biển báo (trong đó có đường Xuân Thủy). Nguyên đơn là người địa phương đã cố tình vi phạm, tỏ thái độ xem thường pháp luật, góp phần làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
2. QD của UBND ban hành đúng theo trình tự, thủ tục luật quy định.
3. Biên bản của công an quận Cầu Giấy lập đúng theo thẩm quyền, QĐ của CA Quận Cầu Giấy căn cứ vào BB được lập và ra QD đúng theo trình tự, thẩm quyền của PL Xử Lý VPHC 2002.
4. Các cơ quan chức năng đã thực hiện đúng quy định trong việc xem xét đơn khiếu nại của đương sự theo đúng quy định theo Luật tố cáo - khiếu nại.
Xét tất cả các văn bản, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp, chúng tôi nhận thấy không có cơ sở xem xét.
<h2><span style=""color: #ff0000;"">* Ủng hộ:</span></h2> 1. QD của UBND Hà Lội kia quy định các tuyến phố cấm để xe----> hành vi đỗ xe không vi phạm.
2. Hành vi là đỗ xe ---> sai khi có biển cấm. Không có biển cấm không vi phạm.
3. QĐ XPVPHC của CA Cầu Giấy---> sai về nội dung (áp dụng điều khoản chung a,2,43. Trong khi hành vi được cho là vi phạm thuộc h,2,8. Điều khoản a,2,43 chỉ là điều khoản để áp dụng tăng nặng và hình thức phạt bổ sung cho Đo thị đặc biệt HN và TPHCM. Do đó không thể ghi điều khoản đó là điều khoản vi phạm.
Từ những điểm nêu trên, tôi đề nghị: Hủy QĐ XPVPHC nêu trên. abc abc...
<h2>
Túm lại là 50-50. Quan trọng là bên nào có lý lẽ hợp lý và Tòa bảo vệ <span style=""color: #ff0000;"">CÁI GÌ</span>?</h2>