Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
24/7/11
149
1
16
49
đâu đó
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 2053/QĐ-UBND​
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC TUYẾN PHỐ CẤM ĐỂ XE ĐẠP, XE MÁY, ÔTÔ TRÊN HÈ PHỐ, LÒNG ĐƯỜNG​
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Căn cứ Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND Thành phố ban hành Quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 14/TTr-GTVT ngày 23/5/2008 về việc phê duyệt danh mục các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố, lòng đường,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt 56 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên địa bàn Thành phố theo tờ trình số 14/TTr-GTVT ngày 23/5/2008 của Sở Giao thông vận tải (có danh mục các tuyến phố kèm theo).
Điều 2. Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an Thành phố và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các đơn vị có liên quan thống nhất lộ trình, phân chia giai đoạn thực hiện và công bố công khai trên các phương tiện truyền thông danh mục các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố, lòng đường để nhân dân biết, thực hiện.
Trên cơ sở lộ trình phân chia giai đoạn thực hiện, lực lượng Thanh tra giao thông vận tải, Công an, chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, nhắc nhở và xử lý theo Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND Thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư TU;
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Giao thông vận tải;
- TTTU, TT HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để báo cáo)
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Như Điều 3;
- VPUB: CPVP, TH, XD, PC;
- Đài PTTH HN; Các báo: HNM, KTĐT, ANTĐ (để đưa tin);
- Lưu VT, X[sub]th[/sub].
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khôi
DANH MỤC
56 TUYẾN PHỐ CẤM ĐỂ XE ĐẠP, XE MÁY, ÔTÔ TRÊN HÈ PHỐ, LÒNG ĐƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày 27/5/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Riêng phần Danh mục này em không copy vì nó không giúp ích gì nhiều trong tranh luận, nhưng khẳng định Tuyến phố Xuân Thủy nằm trong Danh mục này.
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
"+ Sở Giao thông công chính phối hợp với các Ủy ban nhân dân quận, huyện rà soát, quy định các điểm trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp tổ chức triển khai cắm, đặt các biển báo theo quy định tại các tuyến phố." (Điều 17, QĐ Số: 20/2008/QĐ-UBND)
"Trên cơ sở lộ trình phân chia giai đoạn thực hiện, lực lượng Thanh tra giao thông vận tải, Công an, chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, nhắc nhở và xử lý theo Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND Thành phố." (Điều 2, QĐ Số: 2053/QĐ-UBND)
Như vậy là đã quá rõ, Sở GTVT phải tổ chức lắp đặt biển báo theo qui định tại các tuyến phố trong danh sách kèm theo QĐ 2053/QĐ-UBND. Nhân dân cứ việc chấp hành theo biển báo là đủ ! Ai dám bảo là ko cần biển báo mà nhân dân phải học thuộc lòng cả mớ văn bản rồi danh sách này nọ. Chắc dân HN ko cần phải làm ăn kinh doanh buôn bán sản xuất gì và đầu óc chỉ dành cho mỗi việc học và nhớ các "thánh chỉ" của bề trên ?
 
Hạng B2
31/12/10
340
1
0
sans nói:
Em cũng muốn hỏi lại bác hoangtringuyen một câu, là khi bác kiện QĐ xử phạt vi phạm hành chính ra toà (như bác Đông), thì hành động nào là đúng:
  1. Gân cổ lên cãi "Tôi đúng, các ông chỉ quen thói xử ép dân", khi thua thì chửi vung tí mẹt ngoài đường;
  2. Tìm đầy đủ chứng lý để tranh tụng kỳ được;
  3. Tìm đầy đủ chứng lý để xem thật ra mình có sai hay không, nếu thấy quả thật mình sai thì ngừng đi kiện, đỡ mất thì giờ.
Chắc bác chọn câu 1 rồi. Mỗi người một cách nghĩ, em thì cho là thà "diễn hài" trên OS (như bác bình luận), còn hơn làm thằng hề trước toà và ngoài đường.
Không phải em đánh giá thấp những lý lẽ của bác nhưng trong trường hợp này có lẽ cần phải định hướng đúng bản chất của vấn đề, không sa đà, chạy theo đuôi những phân tích ngoài lề, vì như thế nó chỉ phức tạp hoá một vấn đề đơn giản một cách không cần thiết, càng ngày càng rối và cuối cùng là không biết bảo vệ được cái quyền gì cho người tham gia giao thông.

1. Thứ nhất, câu hỏi của bác chẳng có câu trả lời nào đúng cả, mà câu trả lời đúng phải là: vì hành vi đỗ xe của bác ấy là một hành tham gia giao thông được quy định bởi luật GTDB nên phải xem mình có vi phạm luật GTDB hay không chứ không phải đi tìm chứng cớ, văn bản lung tung khác nhằm mục đích để được chiếu cố như bác, do luật GTDB có giá trị pháp lý cao nhất để xử lý hành vi giao thông này. Mụch đích đầu tiên và quan trọng nhất của luật GT là nằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người tham gia giao thông, vì thế mọi người phải biết những quy định, nguyên tắc, quy ước chung TRƯỚC khi quyết định thực hiện một hành vi nào đó trên đường( nếu không có thể dẫn đến tai nạn tức thì) chứ không phải thực hiện hành vi đó rồi SAU đó mới đi tìm hiểu là mình đã làm đúng hay sai để mà đi kiện khi bị phạt. Vì vậy sẽ là loạn và hết sức nguy hiểm nếu tham gia giao thông trên đường mà không biết ứng xử tình huống như thế nào là đúng( như việc bác ấy đỗ mà không biết có vi phạm luật hay không). Muốn làm được điều đó thì phải đảm bảo 2 điều kiện : người tham gia giao thông phải hiểu luật giao thông và PHẢI có biển báo giao thông trên đường cần thiết theo luật GTDB(ví dụ biển cấm đỗ).

2 Thứ hai, chủ thớt có vi phạm đỗ xe vào nơi cấm đỗ hay không? Nếu không thì bác ấy vị phạm cái gì? Bác cho rằng có thể vị phạm vào văn bản quyết định nào đó về việc cấm ĐỂ XE TRÊN ĐƯỜNG PHỐ. Vậy luật nào quy định ĐỄ XE và đỗ xe khác nhau ra sao? Xét cả hai trường hợp :
- Nếu ĐỂ XE cũng chính là đỗ xe thì nó là một hành vi tham gia giao thông được quy định trong luật GTDB, vậy quy định cấm ĐỂ XE( đỗ xe) phải được cụ thể bằng biển báo cấm đỗ ở những vị trí cần cấm. Nếu không thì bác ấy không vi phạm cấm để xe.
- Nếu ĐỂ XE là đỗ xe lung tung giữa đừng phố thì hành vi này đã vi phạm luật GTDB rồi, cần gì cái quyết định kia.

3.Thứ ba, cái quan trọng nhất cần phải làm để giành chiến thắng cho mọi người là bảo vệ luận điểm người tham gia giao thông có quyền đỗ tại vị trí không có biển cấm đỗ thì bác không làm, mà cứ đi viện dẫn nhiều chứng lý ngoài lề như bác sẽ đem lại được điều gì ngay khi kết thúc phiên tòa ? Bác ấy có thể được tha không bị phạt nhưng những người tham gia giao thông khác liệu cũng bị phạt nữa hay không nếu đỗ xe vào một nơi nào khác không có biển cấm đỗ, hay là vẫn phải mang theo một lô giấy tờ trên xe để xem, hay cứ đỗ rồi nếu lỡ bị phạt nữa thì lại làm thêm một thớt như thế này? Rất tiếc bác trả lời câu hỏi giùm em không chính xác, nếu chỉ vì thế thì em không thèm kiện, mà đã kiện thì phải làm ra lẽ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
6/3/08
4.060
8.247
113
Sàigòn
Xem vấn đề ở góc độ rộng hơn: cái xe 4B ko còn là cái xe mà là "phương tiện giao thông", đậu xe không còn là đậu xe mà là "chiếm dụng lòng đường", hành vi của anh Đông ko đơn thuần là ảnh hưởng đến an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng trật tự, văn minh đô thị...

Nếu suy như vậy thì bộ luật GTĐB chưa đủ!
 
Hạng D
6/3/08
4.060
8.247
113
Sàigòn
5 người ngồi uống cafe thì là TÁM, cũng 5 người nhưng đứng trước toà Lãnh sự quán TQ thì coi chừng là "tụ tập trái phép"; 4B đậu dưới đường (nơi ko cấm) ko sao nhưng xe máy, xe đẩy bán hàng thì coi chừng bị "chiếm dụng lề đường". Có hành vi "hình sự hoá quan hệ dân sự" thì cũng sẽ có "an toàn trật tự hoá hành vi tham gia giao thông", hehehe....
 
Hạng B2
26/3/10
146
2
0
hoangtringuyen nói:
Không phải em đánh giá thấp những lý lẽ của bác nhưng trong trường hợp này có lẽ cần phải định hướng đúng bản chất của vấn đề, không sa đà, chạy theo đuôi những phân tích ngoài lề, vì như thế nó chỉ phức tạp hoá một vấn đề đơn giản một cách không cần thiết, càng ngày càng rối và cuối cùng là không biết bảo vệ được cái quyền gì cho người tham gia giao thông...
Em đoán bác không theo thớt này đủ để nắm mạch thảo luận của anh em. Việc bác Đông đỗ xe ở chỗ không có biển cấm hiệu lực đã rõ, không ai cãi cả, kể cả hardliner như bác knine. Vấn đề là bác Đông có vi phạm quy định "cấm để xe" hay không.

Em thấy bác và nhiều anh em khác dùng duy nhất 1 lý lẽ "đi đường thì chỉ chấp hành biển báo giao thông," như vậy không đủ để tranh tụng. Bác cũng rõ là tuy hành vi để xe được đề cập trong Luật GTĐB (nhưng không mô tả rõ), nhưng biển cấm để xe lại không có trong Điều lệ Báo hiệu đường bộ. Vậy anh em ta lái xe sẽ căn cứ vào đâu để chấp hành quy định "cấm để xe"? Hay là vì không quy định biển cấm để xe, thì pháp quy "cấm để xe trái quy định" của Luật GTĐB là tào lao? Liệu chính quyền địa phương có thể đưa ra quy định riêng để bổ túc cho chỗ thiếu này không? Các câu hỏi này của em là hỏi thật, không phải câu hỏi tu từ.

Hà Nội có QĐ2053, em đoán các địa phương khác cũng có những QĐ tương tự. Trên OS này cũng thấy anh em kể ở nhiều nơi có quy định dừng đỗ không giống ai, ví dụ phải đỗ xe trên hè phố chứ không được đỗ dưới lòng đường, đỗ xe bên trái đường chứ không đỗ bên phải... Thế nên bác Nguyễn mới trêu bác, bảo bác tự trả lời câu hỏi của bác trước đi.
 
Hạng B2
26/3/10
146
2
0
Nguyễn nói:
Nếu hiểu QD2053 là một phần của QD20 thì "khi nào" của QD2053 chính là "khi nào" của QD20 rồi!
...
Tương tự, nếu công nhận QD2053 là VB phụ thuộc củs QD20 thì những gì cần mà chưa có của QD2053 sẽ được lấy từ QD20 thôi!
Vậy cuối cùng thì vạn sự phụ thuộc vào nhận định của toà án rằng QĐ2053 có phải là một phần của QĐ20/2008 hay không. Vụ này muốn phân định đúng sai thì người có quyền cao nhất là Bộ Tư pháp rồi. Nếu phải đi theo hướng này thì đường kiện xa nhỉ.
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Các bác phải phân biệt được một điều:Ở đây đang TRANH LUẬN TRÊN DIỄN ĐÀN chứ không phải là TRANH TỤNG TRƯỚC TÒA.
Vì thế,những luận cứ đưa ra trên này chỉ nhằm đào sâu thêm vấn đề ở mọi khía cạnh.Người tham gia tranh tụng (là bác Đông),nếu thích thì cũng có thể tham khảo và nghiên cứu các luận điểm trên đây để sử dụng cho tranh tụng tại tòa (nếu bác ấy thấy cần thiết).
Thú thật,ở tòa mà tranh luận như các bác thì chắc là thư ký tòa cũng sẽ tốn khoảng gần 200 trang biên bản mà không đem lại kết quả nào.
Trên nguyên tắc cơ bản: Người tham gia giao thông phải chấp hành các quy định của luật GTĐB,các biển báo và hiệu lệnh........ Như vậy bác Đông cũng nên dựa trên nguyên tắc đó mà tranh tụng thôi.
Tuy nhiên tại tòa,chắc chắn sẽ không diễn ra theo xung hướng đơn giản đó,vì thế,việc nghiên cứa mấy cái QĐ 20/2008 và 2053 là rất cần thiết để làm cơ sở bảo vệ cho hành vi đỗ xe của mình trên đường XT.
Em thấy ý các bác rất đúng ở mọi khía cạnh.Và nếu biết cách vận dụng,em nghĩ bác Đông cũng sẽ có nhiều điểm lợi thế trước tòa.
Nhưng vấn đề là phiên tòa sắp tới sẽ bảo vệ ai mà thôi.
Tuy nhiên,dù tòa bảo vệ ai,thì hệ quả của vụ kiện này cũng rất lớn.Nó làm cho anh em lái xe để ý hơn các quy định về biển báo.Nó làm cho xxx cẩn thận hơn trong công việc.Và quan trọng nhất là nó góp phần tạo ra một xã hội dân chủ hơn(Chí ít là trong các quan hệ hành chính) dù rất nhỏ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
26/3/10
146
2
0
Nguyễn nói:
Mắc mớ chi phải làm vậy? nên "giả sử" hành vi của anh Đông là vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ --> quy định về nó (hành vi vi phạm, chế tài...) phải phù hợp với pháp luật về giao thông đường bộ, và văn bản pl có hiệu lực cao nhất là bộ luật GTĐB.
Vâng, theo QĐ xử phạt và kết quả sơ thẩm thì bác Đông vi phạm hành chính về an toàn GTĐB, và em nghĩ đủ chứng lý chứng minh bác Đông không vi phạm.

Ý em là bác Đông có vi phạm hành chính về quy định sử dụng hè phố, lòng đường HN không? Và nếu có, thì có thể dùng luận điểm nào để chống lại? Chế tài cho việc vi phạm này hình như còn cao hơn chế tài của NĐ34/2010.
Nguyễn nói:
Sai, trong QĐ20/2008 có quy định lực lượng công an có trách nhiệm (--> có thẩm quyền) kiểm tra, xử lý vi phạm "theo quy định của pháp luật".
Phần phân công trách nhiệm thì nói thế, nhưng phần "Nguyên tắc" trước đó thì nói "Sở Giao thông công chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường trên phạm vi toàn Thành phố". Nguyên tắc chắc phải cao hơn phân công cụ thể?
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
sans nói:
hoangtringuyen nói:
Không phải em đánh giá thấp những lý lẽ của bác nhưng trong trường hợp này có lẽ cần phải định hướng đúng bản chất của vấn đề, không sa đà, chạy theo đuôi những phân tích ngoài lề, vì như thế nó chỉ phức tạp hoá một vấn đề đơn giản một cách không cần thiết, càng ngày càng rối và cuối cùng là không biết bảo vệ được cái quyền gì cho người tham gia giao thông...
Em đoán bác không theo thớt này đủ để nắm mạch thảo luận của anh em. Việc bác Đông đỗ xe ở chỗ không có biển cấm hiệu lực đã rõ, không ai cãi cả, kể cả hardliner như bác knine. Vấn đề là bác Đông có vi phạm quy định "cấm để xe" hay không.

Em thấy bác và nhiều anh em khác dùng duy nhất 1 lý lẽ "đi đường thì chỉ chấp hành biển báo giao thông," như vậy không đủ để tranh tụng. Bác cũng rõ là tuy hành vi để xe được đề cập trong Luật GTĐB (nhưng không mô tả rõ), nhưng biển cấm để xe lại không có trong Điều lệ Báo hiệu đường bộ. Vậy anh em ta lái xe sẽ căn cứ vào đâu để chấp hành quy định "cấm để xe"? Hay là vì không quy định biển cấm để xe, thì pháp quy "cấm để xe trái quy định" của Luật GTĐB là tào lao? Liệu chính quyền địa phương có thể đưa ra quy định riêng để bổ túc cho chỗ thiếu này không? Các câu hỏi này của em là hỏi thật, không phải câu hỏi tu từ.

Hà Nội có QĐ2053, em đoán các địa phương khác cũng có những QĐ tương tự. Trên OS này cũng thấy anh em kể ở nhiều nơi có quy định dừng đỗ không giống ai, ví dụ phải đỗ xe trên hè phố chứ không được đỗ dưới lòng đường, đỗ xe bên trái đường chứ không đỗ bên phải... Thế nên bác Nguyễn mới trêu bác, bảo bác tự trả lời câu hỏi của bác trước đi.
Bác suy luận thì đúng và chặt chẽ khi viện dẫn 2 cái QĐ kia.Tuy nhiên,trong sự việc cụ thể này,bác phải bắt đầu từ cái "Biên bản vi phạm " mà tranh luận mới có cơ sở.Ở đây,trong BB không lập cho lỗi "ĐỂ XE" như bác đang theo đuổi,mà nó lập theo nội dung"ĐỖ XE KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH".
Nếu bác sa vào mấy hành vi Để xe kia và các văn bản của UBND HN thì việc tranh luận sẽ không có hồi kết,nó giống như 2 ông đứng 2 bên bờ sông thách đấu nhau mà không bao giờ gặp nhau được vì 2 bờ sông không thể gặp nhau vậy.
Hưn nữa,cái QĐ 20/2008 đã ghi rõ trách nhiệm cắm biển báo cho GTCC.Vì thế,nó thể hiện hiệu lực chỉ thông qua hệ thống biển cấm đỗ xe sau khi đã được cắm.Bản thân nó không có hiệu lực với người tham gia giao thông kho chưa có biển cấm.
 
Status
Không mở trả lời sau này.