Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
22/6/09
432
13
18
43
Nguyễn nói:
Haya, nếu quả đường XT mà đúng như trong bản đồ VNexpress đưa thì xxx đâu có sai, từ PVT đâu có rẽ trái ra XT được:

Nga-ba-Phan-Van-Truong.jpg

Bản đồ này sao bằng bản đồ thực hả bác. Bác vào google map xem có quẹo được hay không biết liền chứ gì
 
Hạng B2
26/3/10
146
2
0
Nguyễn nói:
Haya, nếu quả đường XT mà đúng như trong bản đồ VNexpress đưa thì xxx đâu có sai, từ PVT đâu có rẽ trái ra XT được
Thực địa khác bác ạ, không có dải phân cách hoặc vạch liền ở ngã ba này.

Nếu VnE trích hình bản đồ này thì có thể đúng như em đoán, trước kia ở đây có dải phân cách nhưng đã bị phá đi. Dải phân cách trên đường XT hầu hết được đổ đất ở giữa để trồng hoa.
 
Hạng B2
26/3/10
146
2
0
NGUYEN T nói:
Việc các bác trên đây tranh luận về khái niệm Ngã Ba,theo em là không cần thiết.Trong bộ luật GTĐB không có thuật ngữ "Ngã Ba" mà chỉ có thuật ngữ "Giao Lộ".Trong Điều lệ về Biển báo đường bộ thì lại sử dụng từ "Ngã Ba","Ngã Tư".
Nếu "Ngã Ba" là một khái niệm nằm trong thuật ngữ "Giao Lộ" thì lúc đó các văn bản luật mới có hiệu lực,nếu không,thì rõ ràng luật GTĐB sẽ không có hiệu lực khi quy định:"Người tham gia giao thông phải tuân thủ các loại biển báo...." khi mà "Giao Lộ" không đồng nghĩa với "Ngã Ba".
Em bắt giò bác chỗ này: Trong Luật GTĐB không có "giao lộ" mà chỉ có thuật ngữ "giao nhau", và có sử dụng thêm từ "giao cắt" trong trường hợp đường bộ giao đường sắt. Từ "ngã ba" xuất hiện trong Điều lệ báo hiệu giao thông đường bộ do Bộ GTVT ban hành, trong bản điều lệ này không có phần giải thích từ ngữ (?).

Mục 11 điều 3 (Giải thích từ ngữ) của Luật GTĐB sửa đổi năm 2008:
[blockquote] Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.
[/blockquote]
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
Nguyễn nói:
Thưa Bác sgb345: Bác xem lại mục đích của tranh luận giữa em và Bác !!! ...

@Bác Nguyễn: Mình có suy nghĩ như này cũng muốn chia sẻ cùng bác.

Với cá nhân mình, tranh luận là hành trình đi tìm hiểu sự thật cho chính mình.

Vì có tham gia lái xe trên đường, trước nay mình có 2 băn khoăn (chắc cũng giống nhiều người):
- Băn khoăn thứ nhất: Luật gtđb có vô tình hay không khi có câu "để xe trái quy định của PL"?
- Băn khoăn thứ 2: Tại sao tài xế tuân thủ đúng luật gtđb (đã dừng, đỗ xe tại nơi không có biển báo cấm) mà vẫn bị xxx coi là phạm luật bởi lỗi "để xe ..."?

1- Suy nghĩ của mình về băn khoăn thứ nhất: Luật gtđb có vô tình hay không khi có câu "để xe trái quy định của PL"?

Trong luật gtđb đã có rất nhiều điều luật có định nghĩa, giải thích rất chi tiết và đầy đủ, rõ ràng minh bạch nhằm điều chỉnh hành vi "đậu xe", đỗ xe". Giao thông được tổ chức và điều khiển thông qua hệ thống biển báo hiệu. Nhờ vậy, người dân dễ dàng phân biệt hành vi thế nào là "dừng, đỗ xe" đúng, thế nào là sai. Rất dễ dàng để tuân thủ đúng pháp luật.
Vậy mà tự nhiên xuất hiện lỗi "để xe trái quy định của pháp luật" trớt quớt như vậy. Không một lời định nghĩa trong luật gtđb, không một lời giải thích hành vi thế nào là ""để xe trái quy định của pháp luật" và thế nào là hành vi "để xe đúng quy định của pháp luật".
Với suy nghĩ luật không tình cờ, không sai không khi đưa vào câu ""để xe..." đó, mình vẫn tin rằng "để xe" hoàn toàn khác với "dừng xe" và "đỗ xe". Nếu chúng đồng nghĩa thì luật sẽ chỉ dùng thuật ngữ "dừng xe", "đỗ xe" cho gọn, chẳng phải dùng thêm từ "để xe" cho rắc rối?

2- Về băn khoăn thứ 2: Tại sao tài xế tuân thủ đúng luật gtđb (đã dừng, đỗ xe tại nơi không có biển báo cấm) mà vẫn bị xxx coi là phạm luật bởi lỗi "để xe ..."?Không chỉ ở Hà nội như bác Đông bị phạt lỗi để xe, mà cả tại Tp HCM cũng có (bác gì đó mình quên tên rồi, bị phạt trên đường Nguyễn cửu Vân, quận BT đó)?

Mình vẫn loay hoay tìm lời giải cho tới khi được bác Nguyễn, bác Sans cho biết tên đầy đủ và có cơ hội đọc toàn bộ QĐ20 của UBND TPHN, tham khảo ý kiến của các bác, mình đã tìm được lời giải đáp cho bản thân.
Cảm ơn bác Nguyễn, bác Sans nhiều nhé.
 
Hạng D
2/7/09
3.400
81
63
Q.Tân Phú Tp HCM
sgb345 nói:
Nguyễn nói:
Thưa Bác sgb345: Bác xem lại mục đích của tranh luận giữa em và Bác !!! ...

@Bác Nguyễn: Mình có suy nghĩ như này cũng muốn chia sẻ cùng bác.

<span style=""color: #ff0000;"">Với cá nhân mình, tranh luận là hành trình đi tìm hiểu sự thật cho chính mình. </span>

Vì có tham gia lái xe trên đường, trước nay mình có 2 băn khoăn (chắc cũng giống nhiều người):
- Băn khoăn thứ nhất: Luật gtđb có vô tình hay không khi có câu "để xe trái quy định của PL"?
- Băn khoăn thứ 2: Tại sao tài xế tuân thủ đúng luật gtđb (đã dừng, đỗ xe tại nơi không có biển báo cấm) mà vẫn bị xxx coi là phạm luật bởi lỗi "để xe ..."?

1- Suy nghĩ của mình về băn khoăn thứ nhất: Luật gtđb có vô tình hay không khi có câu "để xe trái quy định của PL"?

Trong luật gtđb đã có rất nhiều điều luật có định nghĩa, giải thích rất chi tiết và đầy đủ, rõ ràng minh bạch nhằm điều chỉnh hành vi "đậu xe", đỗ xe". Giao thông được tổ chức và điều khiển thông qua hệ thống biển báo hiệu. Nhờ vậy, người dân dễ dàng phân biệt hành vi thế nào là "dừng, đỗ xe" đúng, thế nào là sai. Rất dễ dàng để tuân thủ đúng pháp luật.
Vậy mà tự nhiên xuất hiện lỗi "để xe trái quy định của pháp luật" trớt quớt như vậy. Không một lời định nghĩa trong luật gtđb, không một lời giải thích hành vi thế nào là ""để xe trái quy định của pháp luật" và thế nào là hành vi "để xe đúng quy định của pháp luật".
Với suy nghĩ luật không tình cờ, không sai không khi đưa vào câu ""để xe..." đó, mình vẫn tin rằng "để xe" hoàn toàn khác với "dừng xe" và "đỗ xe". Nếu chúng đồng nghĩa thì luật sẽ chỉ dùng thuật ngữ "dừng xe", "đỗ xe" cho gọn, chẳng phải dùng thêm từ "để xe" cho rắc rối?

2- Về băn khoăn thứ 2: Tại sao tài xế tuân thủ đúng luật gtđb (đã dừng, đỗ xe tại nơi không có biển báo cấm) mà vẫn bị xxx coi là phạm luật bởi lỗi "để xe ..."?Không chỉ ở Hà nội như bác Đông bị phạt lỗi để xe, mà cả tại Tp HCM cũng có (bác gì đó mình quên tên rồi, bị phạt trên đường Nguyễn cửu Vân, quận BT đó)?

Mình vẫn loay hoay tìm lời giải cho tới khi được bác Nguyễn, bác Sans cho biết tên đầy đủ và có cơ hội đọc toàn bộ QĐ20 của UBND TPHN, tham khảo ý kiến của các bác, mình đã tìm được lời giải đáp cho bản thân.
Cảm ơn bác Nguyễn, bác Sans nhiều nhé.
Đó còn là kiến thức và kinh nghiệm sống nữa bác. Chứ không đơn thuần là sự thật đâu bác. ( Phần tô đỏ)
 
Hạng B2
21/9/11
263
107
43
em không đề cập chuyện đúng sai của bác đông. nhưng phía CACG trả lời về ngã 3 thì không thuyết phục. chuyện 56 tuyến phố văn minh, người hà nội phải biết. Biết? nhưng biết cụ thể thì mấy ông XXX có nắm được hết không?
 
Hạng D
21/4/10
3.116
37.596
113
HCM city
Công việc của em cũng thường xuyên liên quan đến Luật, Nghị định, Thông tư do các cơ quan nhà nước ban hành. Nhưng mà rất mệt mỏi với các văn bản này. Câu chữ không rõ ràng, mỗi người hiểu mỗi kiểu. Người nào có quyền quyết định cao hơn sẽ thắng.
 
Hạng B2
15/9/10
404
13.059
93
Các bác tranh luận cái các bác không thể quyết: đau đầu vì ức chế. Trong khi đó TA, CSGT, GTVT thì ngồi rung đùi vì đã thoát một cách ngoạn mục vì đã hướng dư luận khỏi mục tiêu của vụ kiện.
 
Hạng D
6/3/08
4.056
8.234
113
Sàigòn
sgb345 nói:
Với cá nhân mình, tranh luận là hành trình đi tìm hiểu sự thật cho chính mình.

Vì có tham gia lái xe trên đường, trước nay mình có 2 băn khoăn (chắc cũng giống nhiều người):
- Băn khoăn thứ nhất: Luật gtđb có vô tình hay không khi có câu "để xe trái quy định của PL"?
- Băn khoăn thứ 2: Tại sao tài xế tuân thủ đúng luật gtđb (đã dừng, đỗ xe tại nơi không có biển báo cấm) mà vẫn bị xxx coi là phạm luật bởi lỗi "để xe ..."?

1- Suy nghĩ của mình về băn khoăn thứ nhất: Luật gtđb có vô tình hay không khi có câu "để xe trái quy định của PL"?

Trong luật gtđb đã có rất nhiều điều luật có định nghĩa, giải thích rất chi tiết và đầy đủ, rõ ràng minh bạch nhằm điều chỉnh hành vi "đậu xe", đỗ xe". Giao thông được tổ chức và điều khiển thông qua hệ thống biển báo hiệu. Nhờ vậy, người dân dễ dàng phân biệt hành vi thế nào là "dừng, đỗ xe" đúng, thế nào là sai. Rất dễ dàng để tuân thủ đúng pháp luật.
Vậy mà tự nhiên xuất hiện lỗi "để xe trái quy định của pháp luật" trớt quớt như vậy. Không một lời định nghĩa trong luật gtđb, không một lời giải thích hành vi thế nào là ""để xe trái quy định của pháp luật" và thế nào là hành vi "để xe đúng quy định của pháp luật".
Với suy nghĩ luật không tình cờ, không sai không khi đưa vào câu ""để xe..." đó, mình vẫn tin rằng "để xe" hoàn toàn khác với "dừng xe" và "đỗ xe". Nếu chúng đồng nghĩa thì luật sẽ chỉ dùng thuật ngữ "dừng xe", "đỗ xe" cho gọn, chẳng phải dùng thêm từ "để xe" cho rắc rối?

Xây dựng một bộ luật không phải chuyện đơn giản để người ta "vô tình" một cách trớt quớt đâu Bác, họ có chủ ý khi mang khái niệm "để phương tiện giao thông" vào trong luật GTDB như vậy.

Luật luôn phải mang đặc tính chặt chẽ, ổn định (tương đối) và khách quan (và một lô một lốc các đặc tính khác em ko nhớ nổi)... tuy nhiên, một bộ luật "tốt" là bộ luật phải tiên liệu hết mọi tình huống có thể xảy ra, bằng không, nó sẽ phải thay đổi liên tục để đáp ứng sự phát triển của xã hội. Chính vì lý do đó mà trong luật luôn có những câu chữ "phòng hờ" bỏ ngõ dạng như "trừ trường hợp có quy định khác"...

"Để" hiểu theo hướng này cũng vậy. "Để" là hành vi làm cho một vật hiện diện (chiếm dụng một khoảng không gian) ở một vị trí nào đó, trong giao thông, để bao gồm dừng, đậu, đặt, thả...

Một chiếc xe hiện diện dưới lòng đường thì trước tiên chiếc xe bị "để" ở đó, cụ thể hơn nữa là nó bị ông xxx lái đến và "dừng" ở đó (nếu ổng đang ngồi trong xe, xe đang nổ máy); hoặc nó bị ông yyy lái đến và "đỗ" ở đó (ông yyy sau khi dừng xe thì đã tắt máy và đi khỏi vị trí lái xe); cũng có thể chiếc xe này bị cứu hộ 112 cẩu đến và "đặt" xuống đó...

Như vậy "để" ở đây có thể là "dừng" (nếu hội đủ các quy định về dừng - đã định nghĩa trong luật), có thể là "đậu" (nếu hội đủ các quy định về đậu - đã định nghĩa trong luật), có thể là "đặt" (chưa có định nghĩa)... Luật GTDB ko thể dự liệu trước được tất cả các trường hợp khiến chiếc xe "hiện diện" vị trí đó, cho nên luật GTDB phải dùng 1 từ rất chung là "để" để dự liệu! Nếu "đỗ" thì áp dụng những quy định về "đỗ", nếu không "dừng", không "đỗ" thì áp dụng quy định chung của "để"...


sgb345 nói:
2- Về băn khoăn thứ 2: Tại sao tài xế tuân thủ đúng luật gtđb (đã dừng, đỗ xe tại nơi không có biển báo cấm) mà vẫn bị xxx coi là phạm luật bởi lỗi "để xe ..."?Không chỉ ở Hà nội như bác Đông bị phạt lỗi để xe, mà cả tại Tp HCM cũng có (bác gì đó mình quên tên rồi, bị phạt trên đường Nguyễn cửu Vân, quận BT đó)?

Thế mới rối rắm, thế mới có kiện cáo, chửi bới... thế mới có chuyện em & Bác tranh luận: mọi cái đều bắt nguồn từ bất đồng nhận thức, còn tại sao lại có bất đồng thì lại là một câu chuyện dài khác nữa!

Bác Đông cho là Bác ấy đúng nhưng xxx cho rằng Bác ấy sai --> phạt --> kiện cáo. Bác cho rằng QD20 không liên quan giao thông, em thì ngược lại --> cãi nhau!


Em lan man quá,
033102beer_1_prv.gif
 
Hạng F
26/6/07
5.369
76
38
OS ... 5-YEAR BIRTHDAY
NGUYEN T nói:
Điều mà Tòa Án hướng dư luận chú ý đến,đó là khái niệm Ngã ba hay Không ngã ba.Thật ra chỉ là đánh lạc hướng cái mà cả Tòa Án hay Công An không thể biện hộ được,đó là:"Khi không có biển báo cấm đỗ,người tham gia giao thông được phép đỗ xe sau khi đã thỏa mãn các quy định về dừng,đỗ xe theo luật GTĐB.
Việc đã quả bóng sang cho Sở GTVT,để rồi lấy cái cớ rằng đó không phải là Ngã ba,là cách làm dễ nhất để thoát ra khỏi vụ kiện này.Và lúc này,cả Tòa án,Công an,và ngay cả Sở GTVT,không ai là người chịu trách nhiệm đối với vụ việc.
Việc các bác trên đây tranh luận về khái niệm Ngã Ba,theo em là không cần thiết.Trong bộ luật GTĐB không có thuật ngữ "Ngã Ba" mà chỉ có thuật ngữ "Giao Lộ".Trong Điều lệ về Biển báo đường bộ thì lại sử dụng từ "Ngã Ba","Ngã Tư".
Nếu "Ngã Ba" là một khái niệm nằm trong thuật ngữ "Giao Lộ" thì lúc đó các văn bản luật mới có hiệu lực,nếu không,thì rõ ràng luật GTĐB sẽ không có hiệu lực khi quy định:"Người tham gia giao thông phải tuân thủ các loại biển báo...." khi mà "Giao Lộ" không đồng nghĩa với "Ngã Ba".
Trong khi dư luận tranhc ãi về cái ngã ba,thì các cơ quan kia đang xoa tay vì đã thoát một vấn đề khó nhằn,và mọi vướng mắc đang không được bất kỳ cấp nào giải quyết.
Theo em,tranh luận về cái gọi là Ngã Ba là thừa.Vì trong luật không có thuật ngữ đó,mà chỉ có thuật ngữ Giao Lộ.Nếu chứng minh được NGã Ba không phải là giao lộ,thì đó mới là điều quan tâm.

41.gif
41.gif
41.gif
41.gif
41.gif
 
Status
Không mở trả lời sau này.