Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
6/3/08
4.056
8.234
113
Sàigòn
Thưa Bác sgb345: Bác xem lại mục đích của tranh luận giữa em và Bác !!!

1. Bác tìm ra chỗ mâu thuẫn dùm em?

- Luật GTDB, NG34 rõ ràng là luật, QH & Chính phủ ban hành: phạp vi áp dụng cả nước, từ cà mau đến móng cái, trên tàu biển, máy bay thâm chí cả ở lãnh sự quan vietnam ở Pháp!

- QD20: cũng là Luật nhưng phạm vi áp dụng của nó là TP Hà nội.
Do đó, Bác không thể đem quy định của QD20 dùng cho TP HCM được, đườngh XT ở hà nội cấm để xe nhưng đường XT ở sài gòn (nếu có) thì không bị cấm bởi QD 20 này.

Đó là cái "không ngang hàng" mà em muốn Bác hiểu!

2. Nên nhớ Bác & em đang tranh luận! những ý kiến Bác trích trên đây là ý kiến của cá nhân em! không phải là chuẩn mực của xxx! Quan trọng là Bác or các Bác khác có đồng tình với những ý kiến đó hay không thôi!

Cụng như em chả bao giờ đồng ý là QD20 lại là 1 QD về những hành vi "Phi-Giao thông" cả! Và cũng không cãi về cái này nữa, Bác cứ hiểu như Bác nghĩ đi!

Còn về tính "đóng" "mở" của các khái niệm trong luật (và cả những lĩnh vực khác) là một câu chuyện dài, nói mãi không hết nhưng rõ ràng trong các quy định luôn luôn tồn tại các mệnh đề mở!

Muốn tham khảo những khái niệm mở tương tự như "ĐỂ XE" trong luật GTDB, Bác tham khảo các thông tư, nghị định, công văn trả lời của Toà tối cao, Hội đồng thẩm phán... các loại công văn này liên tục "giải đáp thắc mắc" về các khái niệm mở cho các Toà cấp dưới khi họ xét xử đấy! Bác xúi một ông thẩm phán nào đó làm một cái công văn lên Hội đồng thẩm phán yêu cầu họ giải thích từ "để xe" trong luật GTDB thì sẽ có câu trả lời ngay thôi!
 
Hạng D
17/8/09
4.675
179
63
43
Theo dõi thớt này xong chắc khỏi cần đi học tại chức cũng đậu DH Luật :D
cuối cùng ở trên sai thì vẫn ko sao , bác Đông vẫn bị phạt , các bác vẫn cãi nhau. Chỉ mỗi bạn Ngu là sung sướng thôi :D
 
Hạng C
10/10/08
763
822
93
SG
Hôm qua vnexpress lại khui lên nè các bác.
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2011/09/khong-cam-bien-bao-thi-khong-phai-la-nga-ba/
'Không cắm biến báo thì không phải là ngã ba'</h1> Những bất cập về đặt biển báo ở Hà Nội không những làm người dân bức xúc mà bản thân cơ quan chức năng cũng gặp nhiều lúng túng. Một vụ kiện đã được tiến hành nhưng các câu hỏi vẫn còn nguyên.</h2> Nội thành HN là nơi có mật độ dân cư đông vào loại nhất nhì cả nước, nơi buôn bán sầm uất, nơi đóng đô của rất nhiều cơ quan tổ chức, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại…., nơi mà các loại hình tham gia giao thông thường xuyên, rất lớn. Việc tắc đường tại đây đều như cơm bữa.
Để quản lý tốt giao thông và trật tự đô thị, ngoài luật GT hiện hành, HN còn áp dụng nghị định 34 của Chính Phủ về việc xử phạt những hành vi vi phạm giao thông và trật tự đô thị trong nội đô, ngoài ra chính quyền HN còn ra thông tư 2053, trong đó qui định 56 tuyến phố văn minh thương mại, cấm dừng đỗ phương tiện dưới lòng đường hè phố, cấm hàng rong, cấm lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh…
Chủ đề về việc dừng đỗ phương tiện là xe ô tô dưới lòng đường, ở những phố không có biển báo cấm đỗ có đúng qui định của Pháp luật hay không luôn được bàn luận sổi nổi, luôn có những nhận thức trái chiều. Luật GT đường bộ đã qui định, nghị định của Chính Phủ có, thông tư hướng dẫn của TP và các ban ngành đều có cả, nhưng khi triển khai vào thực tế thì còn nhiều bất cập. Điều đó làm cho cả chính quyền, người thực thi pháp luật và người dân còn lung túng.
Nhiều khi sự phân định đúng sai của cơ quan pháp luật cũng không rõ ràng làm cho người dân không tâm phục khẩu phục. Tôi muốn nói tới vụ một công dân khởi kiện Công an quận Cầu giấy vừa bị tòa án NDTP HN bác đơn tại phiên phúc thẩm, trước đó tòa án ND quận Cầu Giấy cũng bác đơn tại phiên sơ thẩm.
Tóm tắt vụ kiện như sau: Ngày 15/11/2010, ông Nguyễn Đức Đông (Từ Liêm, Hà Nội) lái xe ô tô đi từ đường Phan Văn Trường đến điểm giao (ngã ba) với đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy) đã rẽ phải (đường Xuân Thủy hai chiều nhưng có dải phân cách), đến số nhà 61-63 Xuân Thủy là trụ sở ngân hàng, không thấy có biển báo cấm đỗ xe ở ngã ba nên ông Đông đã đỗ xe ô tô dưới lòng đường để vào ngân hàng giao dịch. CA quận Cầu Giấy đã phạt ông Đông 800.000 đồng vì đỗ xe dưới lòng đường và đây là tuyến đường cấm đỗ ô tô và giữ giấy tờ trong vòng 30 ngày.
Ông Đông không đồng tình với quyết định xử phạt này và khởi kiện tại TAND quận Cầu Giấy. Phiên tòa sơ thẩm đã khẳng định việc CA quận Cầu Giấy xử phạt ông Đông là đúng, đồng thời ông Đông có hộ khẩu tại TP. Hà Nội thì ngoài việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ còn phải tuân thủ các quy định của UBND TP. Hà Nội về việc cấm đỗ xe dưới lòng đường tại các tuyến phố văn minh thương mại (56 tuyến phố văn minh, thương mại đã được “nêu” tên tại QĐ số 2053 của UBND TP. Hà Nội năm 2008).
Không đồng tình với phán quyết của phiên tòa sơ thẩm, ông Đông đã có đơn kháng nghị bản án. Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm ngày 13/9 đã bác đơn kháng nghị của nguyên đơn - công dân Nguyễn Đức Đông. Tại phiên tòa, ông Đông viện dẫn Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, trên đoạn đường cấm đỗ xe thì tại ngã ba, ngã tư phải có biển báo nhắc lại, nhưng ông Đông quan sát không hề thấy biển cấm nên đã đỗ ôtô.
Phản bác lại nguyên đơn, bị đơn - đại diện CA quận Cầu Giấy - nói rằng ở hai đầu đường Xuân Thủy đã có cắm biển báo cấm đỗ xe, người tham gia giao thông phải chấp hành. Nguyên đơn đề nghị làm rõ điểm giao của đường Phan Văn Trường với đường Xuân Thủy có phải là ngã ba hay không, nếu là ngã ba thì theo luật phải có biển báo.
Bị đơn lại viện rằng: Ngã ba thì phải cắm biển báo, nếu không cắm biển báo thì không phải là ngã ba. Vậy, theo cách giải thích của bị đơn - CA quận Cầu Giấy - thì điểm giao của đường Phan Văn Trường với đường Xuân Thủy không phải là ngã ba. Tôi thật bất ngờ với cách lý giải của CA quận Cầu Giấy. Đường Phan Văn Trường không phải là ngõ mà là đường, đã là đường thì điểm giao của đường Phan Văn Trường với đường Xuân Thủy phải là ngã ba.
Tuy nhiên, tôi càng bất ngờ hơn khi thấy bị nguyên đơn truy hỏi, “đuối lý” nên bị đơn - CA quận Cầu Giấy - lại lập luận rằng, người tham gia giao thông ngoài việc phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ còn phải chấp hành các quy định khác, đó là quyết định của UBND TP. Hà Nội về việc cấm đỗ xe tại 56 tuyến phố văn minh, thương mại. Nguyên đơn yêu cầu bị đơn công bố trước tòa 56 tuyến phố bị cấm đỗ xe đó là những tuyến phố nào?
Bị đơn lúng túng. Tòa cứu nguy bị đơn bằng cách nhắc nhở nguyên đơn rằng không được đi quá xa nội dung tranh luận. Tại phiên tòa phúc thẩm, chủ tọa phiên tòa cho biết đã đến điểm giao của đường Phan Văn Trường và đường Xuân Thủy để thực địa, khẳng định cũng không thấy có biển báo cấm nào. Phía bị đơn lập luận không cần biết ông Đông đi từ hướng nào, nhưng đã đỗ xe trên đường cấm đỗ xe là phạt. Trong khi đó, chiều ngược lại của đường Xuân Thủy (có dải phân cách) tại các ngã ba đều có cắm biển báo thì lại được đại diện CA quận Cầu Giấy xác định đúng là ngã ba vì theo đúng quy định của luật.
Theo lý giải của bị đơn, tôi hiểu rằng nếu có cắm biển báo thì mới xác định đó là ngã ba, nếu không có biển báo thì không phải là ngã ba. Uẩn khúc chính là điểm giao của đường Phan Văn Trường và đường Xuân Thủy có phải là ngã ba không? Tòa hỏi, một lần nữa bị đơn vẫn khẳng định đó không phải là ngã ba. Vậy điểm giao của đường Phan Văn Trường và đường Xuân Thủy gọi là gì? - tòa hỏi - bị đơn vẫn: “Đó không phải là ngã ba, gọi là gì tôi không biết, nếu là ngã ba thì Sở GTVT phải cắm biển báo".
Và cuối cùng tòa cũng nhận định rằng, nguyên đơn đã nhầm lẫn khi nhận thức điểm giao của đường Phan Văn Trường và đường Xuân Thủy là ngã ba. Nhưng sự thực đây không phải là ngõ cụt hay ngõ nhỏ mà nó có tên đường Phan Văn Trường hẳn hoi, nó có một đầu giao cắt với phố Xuân Thủy, một đầu giao cắt với phố Trần Quốc Hoàn và nối thông với phố Phạm Tuấn Tài... Tòa án đã đi thực địa để thị sát, không thể đưa ra cái kết luật ngây thơ như vậy được. Hơn nữa nếu cần văn bản pháp lý về việc đặt tên thì phải lục lại quyết định đặt tên con đường này ở sở Văn hóa thể thao du lịch, sở GTVT HN, UBND TP HN.
Như thế là đã rõ, chỉ vì sự thiếu trách nhiệm trong việc cắm biển báo của Sở GTVT Hà Nội đã trở thành cái “bẫy” đối với người dân khi tham gia giao thông. Báo chí cũng đã từng lên tiếng nhiều biển báo nằm ở tầm khuất khiến người tham gia giao thông rất khó quan sát trên nhiều tuyến đường Hà Nội. Tại phiên tòa phúc thẩm, chính đại diện Viện KSND cũng thừa nhận quyết định xử phạt hành chính của CA quận Cầu Giấy đối với vi phạm của ông Đông chưa đầy đủ, viện dẫn pháp luật còn thiếu. Vấn đề không phải vì cần “đòi” lại 800.000 đồng đã nộp phạt mà ông Nguyễn Đức Đông đã khởi kiện vụ án hành chính, mấu chốt chính là đã là luật pháp thì mọi người dân đều được công bằng trước pháp luật.
Qua vụ kiện hy hữu này tôi nhận thấy người thi hành pháp luật rất lúng túng, kể cả Tòa án. Anh Đông chỉ vi phạm nếu xét theo điều 18 luật giao thông đường bộ 2008 ( Dừng đỗ xe trên đường bộ). Theo khoản 3, điểm d: "Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; Nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết". Tại đường Xuân Thủy muốn đỗ thì đương nhiên phải chiếm một phần xe chạy rồi. Không đặt biển báo nguy hiểm phía trước, sau thì sẽ bị phạt cảnh cáo (một hình thức nhắc nhở) hoặc xử phạt hành chính nếu gây cản trở giao thông khi tại thời điểm đó mật độ TGGT tăng hoặc vì đấy mà gián tiếp gây va chạm/tai nạn giao thông.
Diễn đàn otofun, các thành viên chung tiền để ủng hộ anh Đông, tính đến thời điểm trước khi mở phiên tòa phúc thẩm 13/9/2011, số tiền lên tới 30 triệu đồng. Đây là nguồn động viên rất lớn. Không biết anh Đông có tiếp tục kháng cáo lên tòa án ND tối cao? Nhưng cũng rất khó vì cả tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều bỏ qua điểm d, khoản 3, điều 18 Luật GTĐB (Nếu đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo phía trước, phía sau xe…) Anh Đông thì không đặt biển báo nguy hiểm, đấy là bất lợi duy nhất với anh Đông. Mọi người đều biết đỗ xe mà phải đặt biển báo nguy hiểm là không khả thi, hơn nữa là trời sáng. Nhưng Luật GT thông qui định như vậy, mọi dấu chấm, phẩy câu chữ… trong Luật đề mang tính Pháp lệnh.
Mời các bạn tham gia bình luận, cám ơn VnExpress. Một số đoạn được trích dẫn từ báo Lao Động đăng ngày 17/9/1011.
Nguyễn Phúc Tâm
 
Hạng F
11/1/10
6.129
64.649
113
Thằng VNexpress đang muốn gỡ điểm với dư luận sau vụ phim bơi qua sông đi học đây mà. Nói nhiều cũng thế thôi. Chẳng thấy quan chức nào cao hơn cái tòa ấy đọc báo cả.
 
Hạng D
12/3/11
1.908
1
0
CarrotDad nói:
Hôm qua vnexpress lại khui lên nè các bác.
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2011/09/khong-cam-bien-bao-thi-khong-phai-la-nga-ba/
'Không cắm biến báo thì không phải là ngã ba'
Những bất cập về đặt biển báo ở Hà Nội không những làm người dân bức xúc mà bản thân cơ quan chức năng cũng gặp nhiều lúng túng. Một vụ kiện đã được tiến hành nhưng các câu hỏi vẫn còn nguyên.
Nội thành HN là nơi có mật độ dân cư đông vào loại nhất nhì cả nước, nơi buôn bán sầm uất, nơi đóng đô của rất nhiều cơ quan tổ chức, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại…., nơi mà các loại hình tham gia giao thông thường xuyên, rất lớn. Việc tắc đường tại đây đều như cơm bữa.
Để quản lý tốt giao thông và trật tự đô thị, ngoài luật GT hiện hành, HN còn áp dụng nghị định 34 của Chính Phủ về việc xử phạt những hành vi vi phạm giao thông và trật tự đô thị trong nội đô, ngoài ra chính quyền HN còn ra thông tư 2053, trong đó qui định 56 tuyến phố văn minh thương mại, cấm dừng đỗ phương tiện dưới lòng đường hè phố, cấm hàng rong, cấm lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh…
Chủ đề về việc dừng đỗ phương tiện là xe ô tô dưới lòng đường, ở những phố không có biển báo cấm đỗ có đúng qui định của Pháp luật hay không luôn được bàn luận sổi nổi, luôn có những nhận thức trái chiều. Luật GT đường bộ đã qui định, nghị định của Chính Phủ có, thông tư hướng dẫn của TP và các ban ngành đều có cả, nhưng khi triển khai vào thực tế thì còn nhiều bất cập. Điều đó làm cho cả chính quyền, người thực thi pháp luật và người dân còn lung túng.
Nhiều khi sự phân định đúng sai của cơ quan pháp luật cũng không rõ ràng làm cho người dân không tâm phục khẩu phục. Tôi muốn nói tới vụ một công dân khởi kiện Công an quận Cầu giấy vừa bị tòa án NDTP HN bác đơn tại phiên phúc thẩm, trước đó tòa án ND quận Cầu Giấy cũng bác đơn tại phiên sơ thẩm.
Tóm tắt vụ kiện như sau: Ngày 15/11/2010, ông Nguyễn Đức Đông (Từ Liêm, Hà Nội) lái xe ô tô đi từ đường Phan Văn Trường đến điểm giao (ngã ba) với đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy) đã rẽ phải (đường Xuân Thủy hai chiều nhưng có dải phân cách), đến số nhà 61-63 Xuân Thủy là trụ sở ngân hàng, không thấy có biển báo cấm đỗ xe ở ngã ba nên ông Đông đã đỗ xe ô tô dưới lòng đường để vào ngân hàng giao dịch. CA quận Cầu Giấy đã phạt ông Đông 800.000 đồng vì đỗ xe dưới lòng đường và đây là tuyến đường cấm đỗ ô tô và giữ giấy tờ trong vòng 30 ngày.
Ông Đông không đồng tình với quyết định xử phạt này và khởi kiện tại TAND quận Cầu Giấy. Phiên tòa sơ thẩm đã khẳng định việc CA quận Cầu Giấy xử phạt ông Đông là đúng, đồng thời ông Đông có hộ khẩu tại TP. Hà Nội thì ngoài việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ còn phải tuân thủ các quy định của UBND TP. Hà Nội về việc cấm đỗ xe dưới lòng đường tại các tuyến phố văn minh thương mại (56 tuyến phố văn minh, thương mại đã được “nêu” tên tại QĐ số 2053 của UBND TP. Hà Nội năm 2008).
Không đồng tình với phán quyết của phiên tòa sơ thẩm, ông Đông đã có đơn kháng nghị bản án. Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm ngày 13/9 đã bác đơn kháng nghị của nguyên đơn - công dân Nguyễn Đức Đông. Tại phiên tòa, ông Đông viện dẫn Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, trên đoạn đường cấm đỗ xe thì tại ngã ba, ngã tư phải có biển báo nhắc lại, nhưng ông Đông quan sát không hề thấy biển cấm nên đã đỗ ôtô.
Phản bác lại nguyên đơn, bị đơn - đại diện CA quận Cầu Giấy - nói rằng ở hai đầu đường Xuân Thủy đã có cắm biển báo cấm đỗ xe, người tham gia giao thông phải chấp hành. Nguyên đơn đề nghị làm rõ điểm giao của đường Phan Văn Trường với đường Xuân Thủy có phải là ngã ba hay không, nếu là ngã ba thì theo luật phải có biển báo.
Bị đơn lại viện rằng: Ngã ba thì phải cắm biển báo, nếu không cắm biển báo thì không phải là ngã ba. Vậy, theo cách giải thích của bị đơn - CA quận Cầu Giấy - thì điểm giao của đường Phan Văn Trường với đường Xuân Thủy không phải là ngã ba. Tôi thật bất ngờ với cách lý giải của CA quận Cầu Giấy. Đường Phan Văn Trường không phải là ngõ mà là đường, đã là đường thì điểm giao của đường Phan Văn Trường với đường Xuân Thủy phải là ngã ba.
Tuy nhiên, tôi càng bất ngờ hơn khi thấy bị nguyên đơn truy hỏi, “đuối lý” nên bị đơn - CA quận Cầu Giấy - lại lập luận rằng, người tham gia giao thông ngoài việc phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ còn phải chấp hành các quy định khác, đó là quyết định của UBND TP. Hà Nội về việc cấm đỗ xe tại 56 tuyến phố văn minh, thương mại. Nguyên đơn yêu cầu bị đơn công bố trước tòa 56 tuyến phố bị cấm đỗ xe đó là những tuyến phố nào?
Bị đơn lúng túng. Tòa cứu nguy bị đơn bằng cách nhắc nhở nguyên đơn rằng không được đi quá xa nội dung tranh luận. Tại phiên tòa phúc thẩm, chủ tọa phiên tòa cho biết đã đến điểm giao của đường Phan Văn Trường và đường Xuân Thủy để thực địa, khẳng định cũng không thấy có biển báo cấm nào. Phía bị đơn lập luận không cần biết ông Đông đi từ hướng nào, nhưng đã đỗ xe trên đường cấm đỗ xe là phạt. Trong khi đó, chiều ngược lại của đường Xuân Thủy (có dải phân cách) tại các ngã ba đều có cắm biển báo thì lại được đại diện CA quận Cầu Giấy xác định đúng là ngã ba vì theo đúng quy định của luật.
Theo lý giải của bị đơn, tôi hiểu rằng nếu có cắm biển báo thì mới xác định đó là ngã ba, nếu không có biển báo thì không phải là ngã ba. Uẩn khúc chính là điểm giao của đường Phan Văn Trường và đường Xuân Thủy có phải là ngã ba không? Tòa hỏi, một lần nữa bị đơn vẫn khẳng định đó không phải là ngã ba. Vậy điểm giao của đường Phan Văn Trường và đường Xuân Thủy gọi là gì? - tòa hỏi - bị đơn vẫn: “Đó không phải là ngã ba, gọi là gì tôi không biết, nếu là ngã ba thì Sở GTVT phải cắm biển báo".
Và cuối cùng tòa cũng nhận định rằng, nguyên đơn đã nhầm lẫn khi nhận thức điểm giao của đường Phan Văn Trường và đường Xuân Thủy là ngã ba. Nhưng sự thực đây không phải là ngõ cụt hay ngõ nhỏ mà nó có tên đường Phan Văn Trường hẳn hoi, nó có một đầu giao cắt với phố Xuân Thủy, một đầu giao cắt với phố Trần Quốc Hoàn và nối thông với phố Phạm Tuấn Tài... Tòa án đã đi thực địa để thị sát, không thể đưa ra cái kết luật ngây thơ như vậy được. Hơn nữa nếu cần văn bản pháp lý về việc đặt tên thì phải lục lại quyết định đặt tên con đường này ở sở Văn hóa thể thao du lịch, sở GTVT HN, UBND TP HN.
Như thế là đã rõ, chỉ vì sự thiếu trách nhiệm trong việc cắm biển báo của Sở GTVT Hà Nội đã trở thành cái “bẫy” đối với người dân khi tham gia giao thông. Báo chí cũng đã từng lên tiếng nhiều biển báo nằm ở tầm khuất khiến người tham gia giao thông rất khó quan sát trên nhiều tuyến đường Hà Nội. Tại phiên tòa phúc thẩm, chính đại diện Viện KSND cũng thừa nhận quyết định xử phạt hành chính của CA quận Cầu Giấy đối với vi phạm của ông Đông chưa đầy đủ, viện dẫn pháp luật còn thiếu. Vấn đề không phải vì cần “đòi” lại 800.000 đồng đã nộp phạt mà ông Nguyễn Đức Đông đã khởi kiện vụ án hành chính, mấu chốt chính là đã là luật pháp thì mọi người dân đều được công bằng trước pháp luật.
Qua vụ kiện hy hữu này tôi nhận thấy người thi hành pháp luật rất lúng túng, kể cả Tòa án. Anh Đông chỉ vi phạm nếu xét theo điều 18 luật giao thông đường bộ 2008 ( Dừng đỗ xe trên đường bộ). Theo khoản 3, điểm d: "Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; Nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết". Tại đường Xuân Thủy muốn đỗ thì đương nhiên phải chiếm một phần xe chạy rồi. Không đặt biển báo nguy hiểm phía trước, sau thì sẽ bị phạt cảnh cáo (một hình thức nhắc nhở) hoặc xử phạt hành chính nếu gây cản trở giao thông khi tại thời điểm đó mật độ TGGT tăng hoặc vì đấy mà gián tiếp gây va chạm/tai nạn giao thông.
Diễn đàn otofun, các thành viên chung tiền để ủng hộ anh Đông, tính đến thời điểm trước khi mở phiên tòa phúc thẩm 13/9/2011, số tiền lên tới 30 triệu đồng. Đây là nguồn động viên rất lớn. Không biết anh Đông có tiếp tục kháng cáo lên tòa án ND tối cao? Nhưng cũng rất khó vì cả tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều bỏ qua điểm d, khoản 3, điều 18 Luật GTĐB (Nếu đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo phía trước, phía sau xe…) Anh Đông thì không đặt biển báo nguy hiểm, đấy là bất lợi duy nhất với anh Đông. Mọi người đều biết đỗ xe mà phải đặt biển báo nguy hiểm là không khả thi, hơn nữa là trời sáng. Nhưng Luật GT thông qui định như vậy, mọi dấu chấm, phẩy câu chữ… trong Luật đề mang tính Pháp lệnh.
Mời các bạn tham gia bình luận, cám ơn VnExpress. Một số đoạn được trích dẫn từ báo Lao Động đăng ngày 17/9/1011.
Nguyễn Phúc Tâm
Ông Tâm viết bài này dài, nhưng lý lẽ không chặt chẽ, lại chưa học (hiểu) luật giao thông ĐB đầy đủ, mới học tới điều 18 , còn điều 19 nữa có quy định khi đỗ xe không được để phương tiện giao thông trên lòng lề đường trái quy định nữa. Mr Đông chưa bị bắt lỗi phải cắm biển báo khi đậu , nếu bắt đủ ltheo uật GTDB chắc bác ta có nhiều lỗi đỗ xe trái quy định nữa.[:O]
 
Hạng D
6/3/08
4.056
8.234
113
Sàigòn
Haya, nếu quả đường XT mà đúng như trong bản đồ VNexpress đưa thì xxx đâu có sai, từ PVT đâu có rẽ trái ra XT được:

Nga-ba-Phan-Van-Truong.jpg
 
Hạng C
31/8/10
842
291
63
Chẳng lẽ bác Đông kiện liều. Bên tòa án đã cùng bác Đông đi thực địa, nếu không rẽ trái được thì TA đã có lập luận khác, không đến mức bì ổi cho rằng đó không phải ngã 3.

Nguyễn nói:
Haya, nếu quả đường XT mà đúng như trong bản đồ VNexpress đưa thì xxx đâu có sai, từ PVT đâu có rẽ trái ra XT được:

Nga-ba-Phan-Van-Truong.jpg
 
Hạng D
6/3/08
4.056
8.234
113
Sàigòn
Em biết chứ Bác, thực tế chắc khác, chỉ trách ông phóng viên viết mà chả biết mình viết gì cà!
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Điều mà Tòa Án hướng dư luận chú ý đến,đó là khái niệm Ngã ba hay Không ngã ba.Thật ra chỉ là đánh lạc hướng cái mà cả Tòa Án hay Công An không thể biện hộ được,đó là:"Khi không có biển báo cấm đỗ,người tham gia giao thông được phép đỗ xe sau khi đã thỏa mãn các quy định về dừng,đỗ xe theo luật GTĐB.
Việc đã quả bóng sang cho Sở GTVT,để rồi lấy cái cớ rằng đó không phải là Ngã ba,là cách làm dễ nhất để thoát ra khỏi vụ kiện này.Và lúc này,cả Tòa án,Công an,và ngay cả Sở GTVT,không ai là người chịu trách nhiệm đối với vụ việc.
Việc các bác trên đây tranh luận về khái niệm Ngã Ba,theo em là không cần thiết.Trong bộ luật GTĐB không có thuật ngữ "Ngã Ba" mà chỉ có thuật ngữ "Giao Lộ".Trong Điều lệ về Biển báo đường bộ thì lại sử dụng từ "Ngã Ba","Ngã Tư".
Nếu "Ngã Ba" là một khái niệm nằm trong thuật ngữ "Giao Lộ" thì lúc đó các văn bản luật mới có hiệu lực,nếu không,thì rõ ràng luật GTĐB sẽ không có hiệu lực khi quy định:"Người tham gia giao thông phải tuân thủ các loại biển báo...." khi mà "Giao Lộ" không đồng nghĩa với "Ngã Ba".
Trong khi dư luận tranhc ãi về cái ngã ba,thì các cơ quan kia đang xoa tay vì đã thoát một vấn đề khó nhằn,và mọi vướng mắc đang không được bất kỳ cấp nào giải quyết.
Theo em,tranh luận về cái gọi là Ngã Ba là thừa.Vì trong luật không có thuật ngữ đó,mà chỉ có thuật ngữ Giao Lộ.Nếu chứng minh được NGã Ba không phải là giao lộ,thì đó mới là điều quan tâm.
 
Hạng D
12/3/11
1.908
1
0
Nguyễn nói:
Haya, nếu quả đường XT mà đúng như trong bản đồ VNexpress đưa thì xxx đâu có sai, từ PVT đâu có rẽ trái ra XT được:

Nga-ba-Phan-Van-Truong.jpg
Căn cứ vào bản đồ này thì rõ ràng PVT và XT hướng lên Cầu giấy không phải là ngã 3, và bác Đ phải đi xe từ đầu đường XT vào chỗ đỗ xe.
 
Status
Không mở trả lời sau này.