Himlam nói:
sgb345 nói:
Nguyễn nói:
@sgb345: OK Bác, em đã nói hết ý rồi mà Bác vẫn cho là như vậy, không sao cả, mỗi người một cách hiểu khác nhau.
Giờ chỉ 1 câu cuối: hành vi "ĐỂ XE" quy định trong luật GTĐB và Nghị định 34, nếu lý giải theo cách của Bác cũng sẽ là "Phi-Giao thông" hay "ĐỂ XE" trong luật GTĐB khác với "ĐỂ XE" trong QD20, khác chỗ nào ???
Điều 19, khoản 2 (Luật GTĐB): Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Điều 8, khoản 1, điểm h (Nghị định 34): Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô (và các loại xe tương tự) nếu để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật
Mấu chốt là chỗ này vì nó gây tranh cãi và bức xúc nhiều, nhất là cho lái xe 4b.
Theo ý cá nhân, mình thấy hành vi "để xe" nêu trong Điều 19, khoản 2 (Luật GTĐB) với hành vi "để xe" nêu trong QĐ 20 là một. Đó là hành vi "để xe tại các vị trí
ở lòng đường, hè phố không được UBND tp cấp phép theo QĐ 20".
Như đã được nêu rõ ràng tại Khoản 2 Điều 2 của QĐ 20, hành vi này bị phạt theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, cũng giống như các vi phạm về gtđb khác nêu trong NĐ 34.
Lỗi vi phạm "để xe ..." này hoàn toàn khác với lỗi "cấm dừng", "cấm đậu xe" là lỗi vi phạm biển báo giao thông, là lỗi hoàn toàn của lái xe.
Lỗi "để xe" là lỗi "sử dụng tạm thời hè phố lòng đường" không được phép của cấp có thẩm quyền.
Tùy từng trường hợp mà lỗi "để xe ..." là do lái xe gây ra (để xe trên hè phố, dù đó là nơi không có biển cấm dừng cấm đậu ---> phải phạt lái xe) hay là lỗi do chủ bãi xe gây ra (nhà hàng lập bãi xe cho thực khách nhưng chưa được chính quyền cho phép lập chỗ để xe ---> phải phạt nhà hàng, không phạt lái xe).
Hoàn toàn không thể chấp nhận việc xe ô tô đậu ở dưới lòng đường nơi không có biển cấm dừng cấm đậu nhưng lái xe lại bị xxx phạt bằng lỗi "để xe ở lòng đường hè phố trái quy định của pháp luật" theo Khoản 2 Điều 19.
Bác sgb345 phân tích rất hay.
Lúc trước tôi có nói "để xe" = { dừng xe, đậu xe, khiêng xe, cẩu xe, kéo xe,...}
Và hành vi của bác Đông cụ thể trong biên bản là "Đậu Xe" , nên không cần suy diễn tùm lum cho rối.
Nếu Sở GTCC quên cắm bảng "cấm đâu" hay bảng báo bị gở trộm bán ve chai thì trách nhiệm là Sở GTCC chứ
người dân "không cần phải biết" có 1 bảng báo "cần phải" tồn tại ở đây.
Mục đích cuối cùng của tôi là chứng minh bằng các văn bản luật hiện hữu 3 điều sau:
1- QĐ 20 của UBND tp HN là một văn bản quản lý và phân cấp việc cấp phép cho các hành vi phi-giao-thông, là các hành vi tạm thời sử dụng hè phố, lòng đường cho các hành vi phi-giao-thông (các bác chú ý, trong QĐ này chữ hè phố viết trước, chứng tỏ đó là đối tượng quan trọng hơn).
2- "Để xe" là một hành vi được quy định rõ trong QĐ này, do đó "để xe" cũng là một hành vi phi-giao-thông.
3- Trong QĐ 20 này có quy định UBND TP sẽ ban hành danh mục "tuyến phố cấm để xe" trên toàn tp HN (là các tuyến phố sẽ không được cấp giấy phép cho phép
lập bãi "để xe".
Trên cơ sở đó, Quyết định 2053 của UBND TP HN ra đời (như bác Nguyễn nói nó là Phụ lục của QĐ 20), có nêu danh mục "56 tuyến phố văn minh...".
Nếu ban hành đúng luật, danh sách 56 tuyến phố này cũng phải là "56 tuyến phố cấm (cấp phép cho) lập bãi để xe", điều chỉnh hành-vi-phi-giao-thông.
Nhưng trớ trêu thay, danh sách 56 thuyến phố này lại biến thành 56 tuyến phố "cấm dừng", "cấm đậu" xe trên toàn tuyến, thay thế hoàn toàn cho biển báo "cấm dừng", cấm đậu" để điều chỉnh hành-vi-giao-thông. (bắt buộc người dân phải thuộc để tuân theo kể cả khi không có biển báo cấm dừng, cấm đậu).
Như vậy, việc ban hành QĐ 2053 để "cấm dừng", "cấm đậu" xe 4b là trái luật (trái với QĐ 20).