dongkijoteHANOI nói:@kinine&Nguyễn: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nhà knine ở Mù Cang Chải ko có google, ko có TV, không có ...xuống HN mướn xe đi rồi đỗ ở đó có bị phạt ko? Hay đưa cái CMT ra tôi ko có hộ khẩu ở HN thì ko bị phạt? Bình đẳng ở đâu khi có cùng 1 hành vi?knine nói:Liembk nói:Theo hiểu biết của em về quản lý trật tự an toàn giao thông như sau:
- UBND TP Hà Nội ra quyết định
- Ngành GTCC có trách nhiệm cắm biển báo theo đúng qui định.
- Người tham gia giao thông có trách nhiệm tuân thủ theo qui định của cơ quan quản lý. Cụ thể là tuân theo biển báo giao thông (chứ làm sao mà nhớ hết các văn bản qui định).
- Ngành công an có trách nhiệm kiểm tra sự tuân thủ của người tham gia giao thông.
Em hiểu như vậy không biết có chính xác không nhỉ?
Em không ủng hộ làm sai luật, nhưng trường hợp bác Đông, nếu để người tham gia nể phục thì ngành công an sẽ nhắc nhở bác Đông và báo cho ngành GTCC lắp biển báo tại vị trí trên.
Bác nào nói không cần biển báo nhắc lại thì ra đường Cách Mạng Tháng Tám (Sài Gòn) xem ngành GTCC cắm biển báo sẽ rõ.
Bác hiểu nhưng chưa chính xác, HN cần chỉnh trang trật tự ở 56 đường, nên cấm việc chiếm dụng lòng lề đường để buôn bán, kinh doanh, ... và dĩ nhiên cả việc để xe 2B, 4B...
- UBND HN mới ra qđ cấm... nhiều thứ như trên, trong đó có việc cấm để xe ôtô trên lòng đường lề đường, đế qđ cấm này có hiệu lực, họ đã thông báo ... này nọ trên báo chí, pt TT rất rõ ràng (dùng cụ gu ra đầy). Các cQ có trách nhiệm cũng ra các biển thông báo sơn đỏ lè rõ ràng ở các đường náy.
- Ngành CA đi tuần tra, ai vi phạm chiếm lòng lề đường thì phạt, như vậy qd xử phạt của CA là đúng.
- Còn biển cấm, nếu ra biển cho đủ với qđ thì ngoài biển cấm để xe 4B, biển cấm để xe 2B trên lề, biển cấm buôn bán, biển cấm... đủ thứ. mà theo qd của UB HN thì cũng khó có biển cấm để xe. Chính vì thế cái biển thông báo ghi đủ các loại cấm trên đó là OK rồi, ai không biết đọc hay ai biết đọc là cứ làm thì bị phạt ráng chịu vậy.
Tâm niệm của em cũng như các thành viên của OF và O.S là: Tuân thủ qui định của Pháp luật về GT, cùng nhau xây dựng văn hóa GT... Em đã comment ở các trang trước đây là lần hi hữu đầu tiên em bị CSGT hỏi đến, em ở đó cách 1 con phố mà chưa bao giờ em nhìn thấy cái biển báo viết bằng chữ đó (Cả thằng bạn của em trên phố này), lý do biển này cắm sai qui cách, mặt biển hướng ra mặt đường, song song với hướng đi nên ko thể vừa tham gia giao thôgn vừa quay mặt vào tận giới hạn trong cùng của vỉa hè để nhìn thấy biển này.
Mặt khác:
Luật Giao thông đường bộ đã quy định: Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông có nghĩa vụ: “phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ” (khoản 1 Điều 11) và “Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định” (khoản 2 Điều 19).
Khoản 2 Điều 83 Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2008: “2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”.
Trong trường hợp này,tôi đã viện dẫn khoản 1 Điều 11, khoản 2 Điều 19. Trong khi đó, Công an Cầu Giấy thì viện dẫn quy định của Quyết định số 2053/QĐ-UBND để khẳng định quyết định xử phạt của mình là đúng.
Như vậy, có thể coi là đã có quy định khác nhau trong Luật GTĐB năm 2008 và Quyết định số 2053/QĐ-UNND. Do đó, theo chúng tôi, trong trường hợp này, phải áp dụng quy định của văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn là Luật GTĐB năm 2008: Khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ” (khoản 1 Điều 11). Một nguyên tắc chung “công dân được làm những gì luật không cấm”. Do vậy, đoạn đường không có biển báo cấm, thì được hiểu là “không bị cấm đỗ xe”.
Nhưng bị" cấm để xe ", có qđ đàng hoàng. Đó là cái sử dụng chữ của người làm luật và qđ. Bác đỗ xe tức là để xe chiếm lòng đường nên bị phạt.