Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
14/10/04
136
13
18
Trái Đất
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Tiết diện bánh không ảnh hưởng tới lực ma sát nhưng tiết diện bánh càng lớn thì áp lực lên 1 cm2 lốp càng nhỏ (tỷ lệ nghịch) -> phản lực lên hệ thống khung và treo xe càng giảm -> xe càng hoạt động êm ái. Không tin các bác đi thử LAC 1.6 và 1.8 sẽ biết ngay. 2 xe này có tự trọng là: 1230kg/ 1260kg
Vỏ xe LAC 1.6: 185/65 R14
Vỏ xe LAC 1.8: 195/55 R15
 
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Trích đoạn: Patriot
Tiết diện bánh không ảnh hưởng tới lực ma sát nhưng tiết diện bánh càng lớn thì áp lực lên 1 cm2 lốp càng nhỏ (tỷ lệ nghịch) -> phản lực lên hệ thống khung và treo xe càng giảm -> xe càng hoạt động êm ái.
đoạn này thì em ko hiểu này...vì theo em cho dù áp lực lên 1 cm2 thay đổi do diện tích mặt tiếp xúc với mặt đường thay đổi thì lực tác động lên hệ thống treo và giảm xóc làm sao thay đổi được vì tự trong cua chiếc xe có thay đổi đâu...[8|]
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Trích đoạn: Patriot

"Tiết diện bánh không ảnh hưởng tới lực ma sát nhưng tiết diện bánh càng lớn thì áp lực lên 1 cm2 lốp càng nhỏ (tỷ lệ nghịch) " Đúng quá !!:D

"..-> phản lực lên hệ thống khung và treo xe càng giảm -> xe càng hoạt động êm ái." Nhầm quá rồi !!![8|]
 
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Như vậy mặt tiếp xúc của bánh với đường càng nhỏ thì xe càng êm...Kết quả là xe sẽ êm nhất khi không có..bánh! [8D]:D

Bác Patriot này nói thế thì chỉ béo cho lão LOMO:mad:, tay đó chuyên hàng mâm đúc bánh béo mà lại...;)
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Trích đoạn: BlackHawk_SGVN
Bác ơi, đúng là lực ma sát k phụ thuộc diện tích tiếp xúc (nếu như hệ số ma sát như nhau ). Nhưng mà đó là theo lý thuyết, còn trên thực tế thì diện tích tiếp xúc tăng thì hệ số ma sát sẽ tăng (do cai mặt phẳng nó có giống nhau ở mọi nơi đâu, nó lồi lõm, diện tích tiếp xúc càng rộng thì càng dễ rơi vào mấy chỗ lồi lõm => hệ số ma sát tăng). Chưa nói còn nhiều cái khác được lợi khi tăng diện tích tiếp xúc nữa (ví dụ, bác thử đi xe vào vũng lầy, xem bánh béo với bánh gầy có khác nhau không nhé :D)
Trích đoạn Fatboy
Tôi nghĩ là có ảnh hưởng đến độ bám đường. Chẳng hạn như xe F1 quy định rất chặt về độ rộng của lốp, và chú nào định ăn gian 1 chút thôi thì cũng bị xử lý ngay.
Các bác lại mắc phải các quan niệm sai lầm thường gặp rồi....![&:]
Thứ nhất : Khái niệm MA SÁT là khái niệm tồn tại khi xảy ra tiếp xúc ( hay trượt!) bề mặt giữa hai loại VẬT LIỆU với nhau, hệ số ma sát sẽ là hằng số ứng với từng cặp vật liệu, không phải là do các mố mấu nhỏ hay lồi lõm gì tạo ra hết, việc có nhiều mấu lồi lõm có tăng lực cản chuyển động hay không thì ta sẽ bàn sau...!
Thứ hai : Tại sao cứ chăm chăm là việc bánh xe có bản rộng là để gia tăng ma sát? Các bác yêu thích F1 chắc hẳn không lạ gì về bộ lốp F1, nó luôn là nghiên cứu mang tính sống còn với thương hiệu của các hãng nhưng luôn tả tơi tanh bành khi về đích, có khi còn hỏng luôn giữa đường nữa là khác. Vậy vấn đề rộng bản của lốp chính yếu vẫn là tăng TÍNH BỀN của lốp chứ không là gì khác, còn tại sao lốp rộng bản lại bền hơn thì chắc là đâu cần giải thích phải không các bác ?:D
Trở lại việc "mấu lồi lõm" và "diện tích tiếp xúc" có ảnh hưởng gì tới việc cản trở chuyển động hay không, các bác cứ tham khảo các vấn đề này nhá :
1. Ai cũng biết là phanh đĩa "ăn" hơn nhiều phanh tang trống ( đùm), nhưng rõ là miếng bố thắng ( guốc phanh!) đĩa bé hơn và diện tích phần bố càng bé tí nếu so với cái càng thắng đùm to tướng. Tại sao vậy, diện tích ma sát của cái thắng đĩa bé quá mà sao lại ăn thế ?;)
2. Khi phanh, côn... mà không "ăn" tốt thì việc đầu tiên thợ làm sau khi thay phần "bố" là phải kiểm tra và "vớt" lại dĩa hay Tam bua, sao họ không để cho nó sần sùi mà lại làm láng lại vậy, láng quá nhỡ nó "trợt" làm sao ?:D
3. Mặt đường nhám nhám (kiểu VN hay làm!) so với những con đường láng mịn sậm màu ở Âu, Mỹ thì loại nào cho hiệu quả phanh tốt hơn ?[8|]
4. Tại sao lốp xe đua không làm hay làm gai (hoa!) rất đơn giản, sao không chế nhiều gai góc cho "bám đường" tốt hơn...
5. Bác nào có thời gian thì làm giúp em 1 thí nghiệm nhỏ : thử tìm tờ giấy nhám ( quá sần sùi rồi nhé!) đánh lên phần thủy tinh của 1 cái bóng đèn ô tô ( cũ thôi!) xem thử cảm giác thế nào, sau đó lấy phần thủy tinh của 2 cái bóng đèn mà cà vao nhau thử xem, kết quả là cảm giác sẽ "nặng" hơn rất nhiều dù bề mặt 2 cái bóng đèn rất là trơn láng ... :D
Còn việc chống lún lầy lại là vấn đề khác hẳn, dĩ nhiên diện tích lớn sẽ chống lún tốt hơn. Nhưng các bác am hiểu về quân sự sẽ thấy là xe Tăng đi miền núi sẽ có bản xích BÉ HƠN bình thường, đó chính là do bản xích (hay lốp!) bé có khả năng tạo áp suất lớn hơn trên mặt đường và dĩ nhiên gây biến dạng mặt đường cao hơn, vậy nên trong 1 số hoàn cảnh hay trường hợp nào đó, bản tiếp xúc bé lại cho kết quả bám đường tốt hơn mới là "lọa"[8|]. Bác nào còn NGHI NGỜ thì thử tưởng tượng xem, có ai trượt tuyết mà đeo giày bé tí không:D, vậy nếu ta đeo cho xe bộ "giày" to bản quá, có ngày nó "trượt tuyết" thì nguy...!:)
 
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Bác Mờ Tịt ơi Nhất trí cao với bác về doạn trươt tyuết nhưng em vẫn chưa thông ( dốt quá )cho em hỏi cái nhé .thế trong trường hợp cùng hệ số ma sát như nhau thì diện tích bề mặt lớn hơn vẫn hiệu quả hơn chứ..??? em là dân XD nên thỉnh thóang gặp trường hợp này (cọc móng chịu ma sát ấy mà )[8|][8|] Hình như trong vụ này còn phải tính đến tốc độ nữa phải kg ....???[8|][8|]
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Trích đoạn: phongluu

trong trường hợp cùng hệ số ma sát như nhau thì diện tích bề mặt lớn hơn vẫn hiệu quả hơn chứ..???
Còn một thông sô nữa : Áp lực !!!
...Tăng diện tích tất nhiên giảm áp suất ...Lực ma sát tỷ lệ thuận với áp suất và hệ sô ma sát
Đâu vô đó thôi bác ơi :D
 
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Chính xác, Nhưng nó cũng tỷ lệ thuận với tiết diện tiếp xúc nữa chứ bác Đè,hay là còn một hệ số nào nữa kg bác.... Em nghĩ có thể ở một giới hạn nào đó hệ số góc ma sát chưa đủ thì phải cộng thêm tiết diện bề mặt tiếp xúc nữa mới đc phải kg ạ...[8|][8|]
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

@ bác Phóng Lựu ::D
Ta cùng xem xét lại 1 số thứ nguyên nhé :
1. Áp lực : Lực tác động VUÔNG GÓC lên bề mặt.
2. Áp suất : Áp lực trên 1 đơn vị diện tích
3. Lực ma sát (nghỉ hay tĩnh, áp dụng cho lốp xe trên mặt đường hay cọc móng chìm trong đất, dây neo của tàu thủy...!) : tính bằng kết quả thu được từ việc nhân Áp Lực với Hệ số ma sát ( 1 thông số phụ thuộc vào bản chất của 2 loại vậy liệu chịu ma sát!). CÔng thức trên không có diện tích tiếp xúc tham gia vào.;) Vậy nên nếu muốn tăng lực Ma sát thì chỉ có cách cải thiện Hệ Số ma sát và tăng Áp lực.
Với 1 chiếc xe cụ thể thì ÁP LỰC rõ là không thể thay đổi vì khối lượng xe không đổi, hệ số ma sát giữa lốp xe và mặt đường cũng vậy, thế nên ta tăng giảm diện tích tiếp xúc thì có thay đổi được gì lực ma sát ?[8|]
Trở lại bài toán "đóng cọc" của bác :D,vấn đề lại khác hẳn rồi bác ạ! ÁP SUẤT của nền đất lên thành cọc xem như sẽ là 1 hàm số biến thiên theo hướng đơn điệu tăng với chiều sâu của lớp đất ( hàm này ra sao thì em ...bó tay:(, bác nào giỏi Xây Dựng mới nắm thôi...!), nôm na là ở 1 độ sâu càng lớn thì mỗi đơn vị diện tích cọc sẽ nhận 1 áp suất càng lớn. Vậy nên, khi bác tăng chiều dài cọc thì bác không chỉ đơn thuần là tăng diện tích tiếp xúc mà là đã tăng luôn cả ÁP LỰC rồi ( Áp lực = áp suất x Diện tích mà !), cọc càng sâu thì diện tích tiếp xúc càng lớn và càng nhận áp suất lớn thì dĩ nhiên phải có ma sát lớn hơn chứ! Rõ ràng là nếu đất tốt hơn ( tức có hệ số ma sát cao hơn với cọc!) thì bác có thể dùng cọc ngắn hơn (diện tích tiếp xúc bé thôi!) mà vẫn bảo đảm cho căn nhà đó không lún!
Tóm lại, mỗi khi làm tăng được Áp lực hay Hệ số ma sát thì ta mới tăng được lực ma sát, mọi thứ khác đã được Khoa Học chứng minh là mang tính "lương tri", tức là cảm quan mà thôi....!:D
 
Status
Không mở trả lời sau này.