Status
Không mở trả lời sau này.
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Trích đoạn: uzast

vì khi áp suất (không phải áp lực) thay đổi sẽ làm thay đổi bề mặt của lốp tiếp xúc với đường, có thể hiểu là thay đổi hệ số ma sát.

Bác viết câu này làm tôi thực sự bực mình bác Uzast à , thay đổi bề mặt lốp tiếp xúc với mặt đường là thay đổi cái gì ???? Cao su thay đổi thành gỗ ư ??? Chắc ý bác là thay đổi diện tích tiếp xúc !!?? Thế thì cần phải coi lại phần trên thôi .
Mà tôi đã nhận thấy sự bế tắc vì không tôn trọng các kiến thức cơ bản trong cách tranh luận ở phần cuối của đề tài này và đề nghị mọi người cùng tìm hiểu lại vài điều căn bản , sao các bác cứ tiếp tục mãi thế ...đến bao giờ ???:mad:
 
Hạng B2
27/12/04
380
1
18
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Thay đổi tức là biến dạng như một bác đã nói đó. Anh em không dốt quá như các bác nghĩ đâu, cứ bình tĩnh rồi sẽ hiểu hết các vấn đề mà, có hại gì dâu cơ chứ bác? Kiến thức căn bản mỗi người hiểu một mẩu, tranh luận nó sẽ hoàn chỉnh và sáng rõ thôi, bản thân tôi rất tôn trọng ý kiến của bác và bác sĩ, đúng thì công nhận, chưa đồng ý thì tranh luận? Từ nãy đến giờ, các bác bực mình, tôi không biết bực mình hay sao, có điều cần kìm chế, đang nói chuyện Ma sát thôi mà? Tóm lại là thế này: bác sĩ cho rằng khi thay đổi diện tích lốp thì không làm thay đổi ma sát còn tôi và một số bác thì cho rằng có thay đổi (nhưng không nhất thiết là đồng biến), thế thôi:mad:.
 
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Em xin phép đồng ý với bác Đè,tạm dừng tranh luận về vấn đề này ở đây. ( mặc dù vẫn còn nhiều điều em thú thật chưa .... Thông.... của cả 2 quan điểm ... nói thiệt tình đó sạo chít liền ) Nếu các bác có hứng thú em xin đăng cai một buổi trà đàm (cho tỉnh táo) chúng ta sẽ tranh lựn trực tiếp đầy đủ hơn,sinh động hơn các bác nhé.Bác nào thực sự bức xúc ....như.....em ,đăng ký đê ,Thời gian từ 11.30 đến 1.30 các ngày làm việc trong tuần sau (3/7đến 8/7) địa điểm cafe piano 17 Hồ Xuân Hương,Q3.Kính mời.
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Trích đoạn: uzast

Thay đổi tức là biến dạng như một bác đã nói đó.
Tóm lại là thế này: bác sĩ cho rằng khi thay đổi diện tích lốp thì không làm thay đổi ma sát còn tôi và một số bác thì cho rằng có, thế thôi:mad:.

Thế thôi thì ...thôi thế vậy bác nhé !

Bác và một sô bác nào đó cứ yên tâm với lập luận riêng , vì thực ra chúng ta chẳng ai có trách nhiệm chế tạo lốp oto , nên cũng chẳng ai phải chịu trách nhiệm về các lập luận của mình .

Bản thân tôi cũng băn khoăn vì chưa tiến hành được một thí nghiệm trực quan bằng hình ảnh cùng vói máy đo để đưa lên diễn đàn cho tất cả cùng tham khảo , thì nghiệm trực quan đó không khó , nhưng do eo hẹp về thời gian nên tôi chưa làm được để minh chứng một điều đơn giản . Tôi cũng băn khoăn vì để cho một điều đơn giản về kỹ thuật cứ dây dưa mãi , làm ảnh hưởng đến sự theo dõi của anh em trong diễn đàn .

Cuối cùng , tôi xin được giới thiệu một đề tài để những ai muốn tìm hiểu về lốp xe và sự hoạt động của nó tham khảo : Đó là việc phân biệt giữa sức cản lăn và ma sát , nhiều người trong chúng ta chắc chắn là chưa có điều kiện tìm hiểu . Tiếng anh , pháp hay đức , kể cả tiéng việt , nếu ta tìm trên google bởi từ khóa " Sức cản lăn " thì cũng lòi ra ối cái lạ đó !

Bác uzast , đến đây chúng ta dừng lại được chưa , hay là bác viết thêm vài lời cuối rồi ta cùng nhau dừng lại nhé ! Oto còn nhiều cái hay lắm .
 
Hạng B2
27/12/04
380
1
18
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Tôi nghĩ sở dĩ có tranh luận là vì thực ra ma sát phụ thuộc rất nhiều yếu tố và các yếu tố này đều có khả năng biến thiên, lại phụ thuộc lẫn nhau, công thức cơ bản bỏ qua một số yếu tố biến thiên đó, ví dụ với lốp gỗ trên đường sắt ;)thì công thức cơ bản về tương quan giữa lực, hệ số ma sát, diện tích sẽ cho kết quả có độ chính xác cao hơn trường hợp lốp cao su trên đường nhựa. Tất cả các ý kiến của tôi chỉ là suy luận và cũng có thể không đúng? Đồng ý với bác Đè là dừng tranh luận lại.
 
Hạng C
14/2/05
735
2
18
57
Hà Nội
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Các bác làm gì mà nóng thế!

Tôi thấy các bác đều đúng (không phải là tôi nói cùn đâu nhé).

Theo Bách khoa thư Encarta thì nguyên nhân của lực ma sát rất phức tạp. Có hai yếu tố chính là độ nhám và liên kết phân tử giữa 2 bề mặt tiếp xúc.

Trích đoạn: MSN Encarta

Friction occurs in part because rough surfaces tend to catch on one another as they slide past each other. Even surfaces that are apparently smooth can be rough at the microscopic level. They have many ridges and grooves. The ridges of each surface can get stuck in the grooves of the other, effectively creating a type of mechanical bond, or glue, between the surfaces.

Two surfaces in contact also tend to attract one another at the molecular level, forming chemical bonds (see Chemistry). These bonds can prevent an object from moving, even when it is pushed. If an object is in motion, these bonds form and release. Making and breaking the bonds takes energy away from the motion of the object.

Như vậy, nguyên nhân thứ nhất là do độ nhám. Có những bề mặt trông rất nhẵn nhưng thực ra lại có độ nhám tế vi lớn (đúng như bác uzast nói).

Nguyên nhân thứ hai là do liên kết phân tử (liên kết hoá học). Chính lực liên kết này làm cho phanh càng nhẵn càng ăn (như Bác sĩ đã chỉ ra), vì hai tấm kim loại khi bị ép chặt sẽ có xu hướng dính thành một.

Trong hai nguyên nhân này, cái nào có ảnh hưởng lớn hơn thì tuỳ thuộc cặp vật liệu tiếp xúc. Chẳng hạn như ma sát giữa hai tấm gỗ rõ ràng là giảm khi chúng được bào nhẵn, vì gỗ khó dính vào nhau hơn kim loại.

Trích đoạn: MSN Encarta

Scientists do not yet fully understand the details of how friction works...

Đấy, đến các nhà khoa học còn chưa hiểu được hết thì AE không thống nhất ý kiến là chuyện bình thường, mong các bác đừng bực mình. Mời các bác giải nhiệt
033102beer_1_prv.gif
 
Status
Không mở trả lời sau này.