Status
Không mở trả lời sau này.
Tập Lái
28/12/04
23
0
0
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

kính các bác. tôi không phải dân kỹ thuật đọc các bài trên cứ ung cả óc. tôi cũng đang định đổi lốp gầy sang béo có bác nào đi trước đôỉ rồi cho em xin cái cảm nhận là từ gầy sang béo chắc là đẹp hơn nhưng đi thế nào có êm hơn không, có an toàn hơn k, lái có nặng hơn k... (cám ơn).
 
Hạng B2
18/3/05
109
0
0
64
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Kính bác,
Như từ đầu đã nói, em k hề phản đối chuyện "diện tích tiếp xúc k ảnh hưởng đến lực ma sát" nếu như mặt tiếp xúc có tính chất như nhau tại mọi điểm (bởi vậy sách giao khoa k phải thay đổi gì nhé). Còn trên thực tế (ở đây là mặt đường), vì độ lồi lõm chỗ này khác chỗ kia nên hệ số ma sát sẽ thay đổi tùy thuộc mặt đang tiếp xúc có độ nhám như thế nào (và dĩ nhiên, mặt tiếp xúc càng lớn thì xác suất tiếp xúc lên chỗ có độ nhám cao càng lớn).
http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/frict.html
substances of comparable "smoothness" can have significantly different coefficients of friction.
http://www.ac.wwu.edu/~vawter/PhysicsNet/Topics/Dynamics/Forces/FrictionalForce.html
The coefficient of static friction depends upon the roughness of the surfaces
Hệ số ma sát phụ thuộc vào độ nhám bề mặt, 2 cái đèn được cà giấy nhám để thay đổi độ nhám (em gọi là độ nhám, bác Auto gọi là độ láng), cũng thấy là cần lực lớn hơn để kéo chúng trượt trên nhau, vậy mà bác bảo là hệ số ma sát k thay đổi thì e cũng bó tay.
 
Hạng B2
27/12/04
380
1
18
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Em thấy cả bác sĩ và bác BH đều có lý:trong thực tế, ma sát chắc chắn có thay đổi khi thay đổi diện tích tiếp xúc mặc dù theo lí thuyết thì nó không thay đổi, bởi vì trong thực tế không có loại vật liệu nào đồng nhất tuyệt đối cả. Còn chuyện các bề mặt "láng" có thể cho ma sát cao hơn "sần sùi" thì chuyện láng hay sần sùi lại là cảm quan rồi. Nếu quan niệm "láng" là ít chỗ gồ ghề lồi lõm hơn "sần sùi", thì có thể thấy cái bề mặt mà bác sĩ coi là láng hơn, thực chất lại có thể là sần sùi hơn, có điều vì những chỗ lồi lõm đó có kích thước nhỏ hơn nên mắt ta coi như không có thôi. Cùng là trượt mà ván trượt tuyết thì to dài mà giày trượt băng lại nhỏ mỏng như lưỡi dao, phải không các bác?
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Trích đoạn: BlackHawk_SGVN

...mặt tiếp xúc càng lớn thì xác suất tiếp xúc lên chỗ có độ nhám cao càng lớn).

...Hệ số ma sát phụ thuộc vào độ nhám bề mặt, 2 cái đèn được cà giấy nhám để thay đổi độ nhám

Tại sao là xác suất tiếp xúc lên chỗ có độ nhám cao hơn mà không phải là xác suất tiếp xúc lên chỗ có độ nhám ..thấp hơn , cứ hễ rộng bản là có cơ hội tiếp xúc với chỗ nhám hơn chỗ ban đầu hay sao ?

Tôi cho là bác chưa đọc kỹ nên chưa hiểu rõ ý của BS : lấy giấy nhám chà lên 1 bóng đèn , dù giấy sần sùi thì vẫn thấy trơn hơn là dùng 2 bóng đèn trơn tru cà vô nhau ! Thí nghiệm đó nhằm loại bỏ một tiềm thức đã hằn sâu trong đầu nhiều người , rằng : Cứ hễ sần sùi là ma sát sẽ cao hơn bóng láng !!??

Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?


Những chiếc xe gắn máy này , khi mùa hè đến , mặt đường khô ráo thì chúng đều được thay lốp trơn , không gai góc , không sần sùi , láng o như như đầu ông sư , hãn hữu có người thận trọng thì chơi loại có một vài rãnh thoát nước ... và chạy với vận tốc 200 Km/ H , giải thích sao đây về vụ " Nhám " vói lại " "Không nhám " ( Hình chụp trong chuyến dã ngoại đầu hè 05 )

Mà hình như bác tranh luận nhưng không quan tâm đến những gì tôi đã viết ở trên , chúng ta cần phải bắt đầu từ tranh luận từ những điều đúng đắn cơ bản ( Hệ số ma sát giữa cặp vật liệu là không thay đổi , tôi nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần rồi ) , sau đó , nếu như trong thực tế có cảm giác là thế này hay thế khác thì cần phải truy nguyên cho rõ những điều đó , không nên ngộ nhận rồi trích dẫn để tán thêm ra theo ý chủ quan , chà đạp lên các nguyên lý từ bao đời nay của khoa học !
Câu dưới đây thể hiện cách tranh luận dẫn giải chủ quan của bác : "hệ số ma sát sẽ thay đổi tùy thuộc mặt đang tiếp xúc .... (và dĩ nhiên, mặt tiếp xúc càng lớn thì xác suất tiếp xúc lên chỗ có độ nhám cao càng lớn). " Từ một tiền đề đúng , bác lại tán thêm ra cái phần trọng ngoặc , phần ấy sai !! Rồi cứ cái đà theo ý trong ngoặc của bác thì bánh xe càng to càn bám đường nhiều hơn à ???
 
Hạng C
14/2/05
735
2
18
57
Hà Nội
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Thấy các bác tranh luận vui quá tôi cũng xin ké một tí.

Vấn đề mà ta đang bàn là liệu tăng diện tích tiếp xúc của lốp có làm tăng độ bám đường hay không.

Nếu chỉ căn cứ vào công thức Lực ma sát = Hệ số ma sát x Áp lực, và hệ số ma sát là không đổi với một cặp vật liệu (cao su - nhựa đường) thì đúng là tăng diện tích tiếp xúc không làm tăng lực ma sát. Tuy nhiên, đây là công thức cho các bề mặt rắn (không biến dạng). Còn trong trường hợp lốp xe thì khác.

Theo The Wheel and Tyre Bible thì lực cản giữ cho lốp xe không bị trượt ngang khi vào cua bao gồm 2 thành phần: lực ma sát thông thường và lực cản sinh ra do bề mặt lốp bị biến dạng, lấp vào những khe nhỏ li ti có trên bất kỳ mặt đường nào như trong hình sau:

mechanicalkeying.gif


Khi áp lực tăng thì độ biến dạng cũng tăng, dẫn đến lực cản do sự biến dạng tăng. Tuy nhiên lực cản này tăng chậm hơn áp lực và chỉ đến một giới hạn nào đó, thậm chí sau đó còn giảm khi tiếp tục tăng áp lực.

Vì vậy, hệ số ma sát thực tế (= lực cản tổng hợp / áp lực) sẽ giảm khi áp lực tăng. Nếu giữ nguyên áp lực thì khi tăng diện tích tiếp xúc, áp lực trên 1 đơn vị diện tích sẽ giảm, và làm tăng hệ số ma sát thực tế, tức là tăng độ bám đường.

As far as cars are concerned, any reduction in load usually results in an increase in the coefficient of friction. So for a given load increasing the contact patch area reduces the load per unit area, and effectively increases the coefficient of friction.

Còn việc lốp béo có làm tăng độ bám đường không? Cái này thì chưa chắc! Cũng theo "The Wheel and Tyre Bible" thì lốp béo không nhất thiết làm tăng diện tích tiếp xúc. Với cùng một áp suất lốp, diện tích tiếp xúc không thay đổi mà chỉ có hình dạng phần tiếp xúc thay đổi (rộng hơn nhưng ngắn hơn).
 
Last edited by a moderator:
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Trích đoạn: BlackHawk_SGVN
Hệ số ma sát phụ thuộc vào độ nhám bề mặt, 2 cái đèn được cà giấy nhám để thay đổi độ nhám (em gọi là độ nhám, bác Auto gọi là độ láng), cũng thấy là cần lực lớn hơn để kéo chúng trượt trên nhau, vậy mà bác bảo là hệ số ma sát k thay đổi thì e cũng bó tay.
Bác lại sai nữa rồi, làm gì có chuyện hệ số ma sát phụ thuộc vào độ nhám hả bác, ở trên tôi đã nói rồi, bề mặt của các chi tiết làm việc bằng ma sát cần phải càng láng mịn càng tốt mà. Ai cũng biết khi xe còn mới hay mới thay phanh và vớt dĩa chẳng hạn, xe phải đi 1 thời gian thì mới có hiểu quả phanh tốt nhất, lúc đó là lúc đĩa phanh SOI GƯƠNG được đó bác ! Còn nếu các bác lại nói cái MẶT LÁNG NHƯ GƯƠNG đó là mặt sần sùi tế vi nho nhỏ gì đó thì thôi rồi, tôi không tranh luận với các bác nữa làm gì.[&:]
Còn về cái thí nghiệm của tôi nói, bác chưa làm thử mà đã nói lung tung : 2 cái bóng đèn (trẻ con cũng phải thừa nhận là nó láng!) cà vào nhau sẽ NẶNG hơn 1 tờ giấy nhám cà vào 1 cái bóng đèn. Thế thôi các bác ạ!
 
Hạng B2
27/12/04
380
1
18
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Bóng đèn-Bóng đèn và Bóng đèn-Giấy nhám (cùng diện tích A nhé) mà cho 2 kết quả lực ma sát khác nhau thì phải kết luận là hệ số ma sát trong 2 trường hợp khác nhau chứ. Còn giấy nhám chà vào bóng đèn mà nhẹ hơn là vì diện tích tiếp xúc thực tế (khác cái diện tích A nói trên, mang tính cảm quan nhưng không tuyệt đối chính xác) giữa giấy nhám với bóng đèn< diện tích tiếp xúc giữa bóng đèn với bóng đèn (có thể coi diện tích tiếp xúc giữa giấy nhám với bóng đèn=tổng diện tích của các hạt cát nổi lên trên giấy nhám với bóng đèn thôi, phần còn lại hầu như không tiếp xúc với bóng đèn). Có thể so sánh với cái bàn chông úp xuống một mặt phẳng chẳng hạn: diện tích tiếp xúc thực tế chỉ là tổng diện tích các mũi chông thôi chứ không phải là diện tích bàn chông, phải không ạ?.Trẻ con bảo cái bóng đèn láng và nó chỉ biết vậy, nhưng bác sĩ thử soi cái bóng đèn dưới kính hiển vi xem: sần sùi ghê lắm. Bản chất của lực ma sát, hệ số ma sát lại do những cái sần sùi vi tế- như bác sĩ nói - quyết định.
Công thức liên quan giữa lực ma sát, hệ số ma sát và diện tích tiếp xúc bản thân nó chỉ mang tính chính xác tương đối thôi.
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Trích đoạn: uzast

Bóng đèn-Bóng đèn và Bóng đèn-Giấy nhám (cùng diện tích A nhé) mà cho 2 kết quả lực ma sát khác nhau thì phải kết luận là hệ số ma sát trong 2 trường hợp khác nhau chứ. Còn giấy nhám chà vào bóng đèn mà nhẹ hơn là vì diện tích tiếp xúc thực tế (khác cái diện tích A nói trên, mang tính cảm quan nhưng không tuyệt đối chính xác) giữa giấy nhám với bóng đèn< diện tích tiếp xúc giữa bóng đèn với bóng đèn (có thể coi diện tích tiếp xúc giữa giấy nhám với bóng đèn=tổng diện tích của các hạt cát nổi lên trên giấy nhám với bóng đèn thôi, phần còn lại hầu như không tiếp xúc với bóng đèn). Có thể so sánh với cái bàn chông úp xuống một mặt phẳng chẳng hạn: diện tích tiếp xúc thực tế chỉ là tổng diện tích các mũi chông thôi chứ không phải là diện tích bàn chông, phải không ạ?.Trẻ con bảo cái bóng đèn láng và nó chỉ biết vậy, nhưng bác sĩ thử soi cái bóng đèn dưới kính hiển vi xem: sần sùi ghê lắm. Bản chất của lực ma sát, hệ số ma sát lại do những cái sần sùi vi tế- như bác sĩ nói - quyết định.
Công thức liên quan giữa lực ma sát, hệ số ma sát và diện tích tiếp xúc bản thân nó chỉ mang tính chính xác tương đối thôi.
Đúng ra là chả tranh luận làm gì nữa cho mệt, giải thích cho các bác hiểu đúng và chính xác thôi mà, các bác nghĩ và quan niệm thế nào là quyền của các bác. Nhưng thấy bác Uzast nói thế, bực mình quá lại phải tiếp....
Thứ nhất : cái bóng đèn có biên dạng hình cầu, 2 cái bóng nó tiếp xúc mặt ngoài với nhau theo bác là với diện tích bao nhiêu ? Chỉ là gần như 1 điểm thôi bác à...![8D]
Thứ hai : khái niệm "nhám" và "bóng" dù mang tính cảm quan nhưng cũng không phải là không có trong kỹ thuật, "Nhám" thì có kích thước nhấp nhô tế vi lớn hơn là "bóng", điều đó là không thể chối cãi...!
Các bác cứ ngoan cố bảo là các bề mặt láng nhưng ma sát tốt thì khi soi Hiển Vi nó sẽ thấy sần sùi, vậy thì mấy cái mà mắt thường thấy sần sùi và nhám thì khi soi hiển vi nó ra làm sao ?:mad: Theo các bác thì trên đời này vật liệu nào được gọi là bóng bẩy trơn láng đây?[&:] Tôi cố gắng chứng minh là đôi khi sự "trơn láng" của bề mặt vật liệu vẫn duy trì và bảo đảm hệ số ma sát thì các bác lại lý luận theo kiểu " soi hiển vi nó chưa láng"[&:]...!
Kiểu lý luận này bị xem như là Lý cùn và Khiêu khích trong Box này, nếu bác nào còn tranh luận kiểu này nữa sẽ bị cảnh cáo và xóa bài đấy nhé...![8D]
 
Hạng B2
27/12/04
380
1
18
RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?

Tôi thấy lập luận của bác sĩ còn nhiều điểm chưa thuyết phục, định tranh luận tiếp nhưng thái độ của bác sĩ không tôn trọng người đang trao đổi với mình nên xin dừng. Tôi đứng về phía ý kiến cho rằng thay đổi diện tích lốp làm thay đổi ma sát, vì khi áp suất (không phải áp lực) thay đổi sẽ làm thay đổi bề mặt của lốp tiếp xúc với đường, có thể hiểu là thay đổi hệ số ma sát.
 
Status
Không mở trả lời sau này.