RE: Tại sao bánh xe rít lên khi vào cua ?
Bác lại nhầm lẫn quá nhiều thứ nữa rồi….!
Thứ nhất : chỉ có bác võ đoán là Lực ma sát thay đổi khi diện tích tiếp xúc thay đổi chứ thực tế KHÔNG HỀ NHƯ VẬY !( Lưu ý là ta đang nói tới vấn đề với CÙNG MỘT ÁP LỰC TRÊN BỀ MẶT, trường hợp đóng cọc móng như bác Phongluu đề cập là 1 bài toán khác, tôi cũng đã giải thích cụ thể rồi!) Còn việc bác nói là hệ số ma sát mà thay đổi theo diện tích tiếp xúc thì tôi …. bó tay rồi, vậy là trong sách KT người ta phải ghi Hệ số Ma Sát giữa 2 loại vật liệu kèm thao cả giới hạn DT tiếp xúc sao ? Bác Kebab không phải dân KT nghe thấy cũng bất hợp lý rồi kìa…!
Thứ hai : khái niệm mà bác nói là “tạo bàn đạp” chính là ưu thế của bản tiếp xúc nhỏ khi cần bám đường trong 1 điều kiện nhất định nào đó, bác lấy ví dụ dở quá và SAI rồi vì không thể xem như là “cùng mang 1 đôi giày” được đâu, ta đang xét tới 2 bản tiếp xúc có diện tích khác nhau cơ mà…! Vậy là chính bác thừa nhận, trong một số trường hợp, bản tiếp xúc nhỏ bám đường tốt hơn bản lớn rồi nhé…!
Thứ ba : Chính bác cũng biết nói là do ÁP LỰC lớn làm phanh dĩa ăn hơn, vậy thì tranh luận cái gì nữa hả bác ? Tôi là người đặt ra câu hỏi không lẽ lại không biết “tính đến lực tác động của phanh”…! Một lần nữa chứng minh rằng, áp lực và Hệ số ma sát mới thay đổi được Lực ma sát mà thôi…!
Thứ tư :tôi thấy bác bắt đầu CÙN rồi hay sao ấy, bảo là 2 bề mặt bóng đèn “sần sùi tuyệt hảo” hơn tờ giấy nhám. Bác nói cái gì thế ? Đang tranh luận kỹ thuật nghiêm chỉnh sao bác lại nói kiểu chày cối cho kỳ được vậy ? Mới ở bài trước bác nói là “lồi lõm” nó ma sát tốt hơn, bây giờ lại bày ra cái gọi là “sần sùi một cách tuyệt hảo”. Vậy hễ cái gì có vẻ trơn láng mà ma sát tốt hơn là “sần sùi tuyệt hảo” phải không bác, bó tay cho cái khái niệm đó của bác…! Tôi lấy ví dụ này là vì muốn chứng minh cho bác và mọi người thấy là hệ số ma sát giữa 2 vật liệu không phụ thuộc vào bề mặt nó sần sùi thô ráp hay trơn láng mà nó là đặc tính rất thú vị giữa hai loại vật liệu. Bác bảo tôi đo Hệ số ma sát giữa thuỷ tinh- thuỷ tinh là chứng tỏ bác chả hiểu gì câu hỏi của tôi cả…!
Thứ năm : hình như bác không phân biệt được Lực ma sát (vốn không phụ thuộc diện tích tiếp xúc) và Lực cản chuyển động lăn (moment cản lăn, vốn phụ thuộc rất nhiều vào diện tích tiếp xúc!). Trong xe đua thì hẳn nhiên phải giảm lực cản lăn nhưng đồng thời phải tăng Ma sát chứ. Đây cũng là nguyên nhân gây nhầm lẫn cho nhiều người vì khi bánh xe mềm sẽ lái hoặc chạy nặng nề hơn, nhưng thực ra hệ số CẢN LĂN lớn vì tính đàn hồi trễ của vật liệu chứ lực ma sát với đường thì cũng vậy thôi…!
Lần sau, đề nghị bác tìm hiểu kỹ hơn các khái niệm vật lý cơ bản trước khi tranh luận nhá. !