hmq confirmed
Hạng D
26/5/08
2.386
2.313
113
HCM
Chắc chắn là có nhiều nguyên nhân gây ra kẹt xe, đặc biệt là quy hoạch, hạ tầng, tốc độ gia tăng dân số, cơ giới hóa, ... và cũng không thể loại trừ ý thức của người tham gia giao thông, đặc biệt trước đây, khi ráng vượt đèn đỏ vài giây, gây chậm, nghẽn cả dòng xe đang đèn xanh, chạy lấn làn, ngược chiều cản trở chiều ngược lại, ...

Mức phạt nặng, quá nặng, đang hiệu quả về "tác dụng chính": giảm thiểu các tình huống cố ý vi phạm như vượt đèn đỏ, chạy trên lề, chạy ngược chiều, ... Tuy nhiên, chính quyền cần tiếp tục có hướng xử lý hợp lý cho các "tác dụng phụ" là các trường hợp vô tình vi phạm và triệt tiêu các trường hợp bẫy vi phạm ... để tránh tác động xấu đến xã hội

Thêm một điều nữa, khá rõ, là việc liều thuốc đắng NĐ168 này được ban hành quá nhanh, không cho các bên liên quan kịp chuẩn bị rà soát, chấn chỉnh (rà soát, bảo trì, sửa chữa, cài đặt lại cho đúng chuyển các đèn giao thông, gắn thêm biển báo những nơi có thể chấp nhận rẽ phải khi đèn đỏ, ...). Việc này Chính phủ và ngành Giao thông cần xem đây là bài học cho những lần ban hành nghị định, quy định tiếp theo. Việc bây giờ cần làm là rà soát các điểm bất cập để sửa chữa chứ không thể quay trở lại mức phạt cũ, cũng không thể mặc nhiên cho phép hoặc làm lơ cho việc chạy trên vỉa hè, rẽ phải khi đèn đỏ, ... như trước đây!
 
  • Like
Reactions: Osin
Hạng F
29/10/16
12.315
26.955
113
Pháp
Theo em thì xử phạt vi phạm cái tiêu chí cốt lõi là nghiêm minh. Đối với vi phạm hành chính (chưa đến mức hình sự) thì mang tính giáo dục nhiều hơn là trừng trị.
Với kiểu làm luật và thi hành luật ở nước ta hiện nay thì chắc cũng còn lâu mới đạt được cả 2 chữ nghiêm và minh. Phải dẹp được tệ nạn ăn bánh mì của các chú công an, mức xử phạt phải đảm bảo tính công bằng tương đối giữa các hành vi vi phạm (như hiện nay sửa một số mức vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ lên cao như vậy sẽ mất tính công bằng với một số mức không sửa, vi phạm hành chính trong giao thông đường thuỷ cũng như các loại vi phạm hành chính khác), hạ tầng giao thông phải đảm bảo khả năng lưu thông của xã hội...
Ý thức tham gia giao thông của mọi người được hình thành qua thực tế tham gia và chứng kiến người khác tham gia giao thông nên không thể trông chờ phép màu từ chỉ một cái nghị định xử phạt vi phạm được.
Rất đồng ý với bạn viết.
Nếu như người giao thông biết luật và đi đúng luật, có lẽ khó có chuyện gài bẩy họ, trừ khi cố tình kiếm cớ, đủ mọi thứ, trên một chiếc xe, nếu đế ý thì luôn có thể tìm ra lỗi, tức là lổ hổng có thể.

Thí dụ :
- Đèn đứt ban đêm là điều không có ai muốn, nhưng muốn phạt phải có điều kiện và logic, nếu như bạn có bộ đèn sơ cua thì trình bày, lý giải có lý.
- Nhất là bang đêm, trên đời cũng có thể có sự cố khi cầm lái , vậy có bao nhiêu xe có bộ áo phản quang, có tam giác phản quang trong xe
- Những người đeo kính , phải có cặp kính thứ 2 là tối thiểu luôn để trong xe, rủi gặp sự cố về kính

Em thí dụ 3 việc trên chắc chắn VN mình không cho vào luật tham gia giao thông, nhưng bên em bắt buộc phải có. Nó không phải nghiêm minh mà thật tế còn có ý thức của người dân thêm vào,

Biết là ĐT cầm tay khi lái rất nguy hiểm, nhưng tại sao các bác không để tai nghe, hoặc máy có kết nạp bluetooth trực tiếp với xe. mà lại độ tùm lum, nào là sơn, dán, đèn pha, decovery, kèn ..những thứ thật sự không cần thiết

Vấn đề bánh mì dạo, thì em nghe nói rất nhiều, Phạt thì 10, bánh mì là 5, vậy tại sao họ không trã 5, đó là điều bình thường. Cái nầy mới là cái khó của XH Việt Nam để tránh trường hợp trên

Hệ thống ha tầng họ (phương tây) bắt đầu huy hoạch theo trục hoành kiểu dầu loang , còn mình theo trục tung kim tự tháp , nghĩa là cùng một mãnh đất đó mà số lượng, mật độ người quá đông đúc, từ cầu cống, nhà cửa, điện nước , thậm chí ngành y tế hay có sự cố về hoả hoạn thì ôi thôi các tầng cao ngút trời chính là cái bẫy chết người.

Em có đọc gần đây các phóng sự, tài liệu, báo VN viết các cột đèn đỏ hư, hay làm sai nhiệm vụ của nó, Đó là vấn đề của bộ kỷ thuật về giao thông, hoàn toàn không phải lỗi của người dân.
Nhiều vấn đề không thể vượt đèn đỏ nhường xe cứu thương 1 mạng người đổi 20 triệu. là điều rất khó hiểu, nếu ai cũng phản ánh cùng thời điểm thì các bác nghĩ sao ?

Luật pháp mặc dầu là nghiêm minh, nhưng phải có tình người và tính răng đe mạnh và thật sự cho người cố tình vi phạm. Từ đó không chỉ có luật pháp tham gia vào mà còn có những ý thức cao hơn của người dân khi tham gia giao thông.
 
Hạng B2
31/5/07
353
287
63
Có một điểm lưu ý nhỏ với các cụ là trước đây việc xây dựng nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong tất cả 05 lĩnh vực giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải và hàng không) đều do Bộ Giao thông vận tải chủ trì xây dựng trình Chính phủ xem xét ban hành; nghị định 168/2024/NĐ-CP vừa rồi là nghị định đầu tiên do Bộ Công an chủ trì xây dựng và chỉ dành cho lĩnh vực giao thông đường bộ :p Đây là một nét mới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
 
Hạng C
16/5/20
730
3.759
93
39
Ra nghị định xong lại phải chắp vá bằng cách này, cách kia. Giờ người dân (không cố ý phạm lỗi) còn phải tốn thời gian, công sức, tiền bạc để lên cơ quan nghe đối chất và tìm cách chứng minh mình vô tội nữa.
Ừ, thì hình ảnh đã đẹp hơn. Và đổi lại là kẹt xe trầm trọng hơn một cách đột biến. Sắp tới đây sẽ tác động mạnh lên kinh tế, xã hội, vì giao thông đường bộ vốn là xương sống của ngành vận tải VN rồi. Thảo nào có bác dự báo năm nay CPI sẽ tăng vọt từ 15% lên 20%. Cuối cùng thì dân đen vẫn phải ngậm miệng mà chịu khổ chứ ý kiến cũng chả tác dụng gì. Cái gì các bác làm cũng luôn đúng và có lý do để giải thích chứ không bao giờ lắng nghe tiếng lòng của dân chúng ... Từ vụ nồng độ cồn 0 tuyệt đối, tới thời gian lái xe, giờ tới chuyện này.
Cũng không hiểu nổi vì sao các bác lại lấy kinh nghiệm từ các nước phát triển để áp dụng. Trong khi hạ tầng của họ đã rất tốt, còn ta thì chưa. Như ở tp.HCM, quy mô đường bộ hiện nay mới chỉ 2-3km trong 1km2 đô thị, so với tiêu chuẩn của VN (chưa nói của thế giới) là 10km ... Rồi nước họ có phạt người dân với mức tiền cao hơn thu nhập hằng tháng không? Mấy bác có nghĩ, đóng phạt xong rồi về cả tháng đó nhà người ta phải ăn cháo trắng không? Chưa kể, mức phạt cao quá, người ta không có tiền đóng, phải bỏ luôn xe thì các bác lại đòi xử lý nặng hơn.
Sau 2 năm dịch, 2 năm suy thoái kinh tế. Giờ lại tiếp đến bằng những chuyện thế này ...
Quy định là do ai đó ban hành, nhưng người dân mới là những người trực tiếp trải nghiệm và chịu tác động của chúng. Nên ý kiến của họ cần được lắng nghe và xem xét một cách thấu đáo.
Anh chỉ cần tiền thôi mấy cái khác anh íu quan tâm. Chứ nếu quan tâm thì câu chuyệ nó đã khác.
 
Hạng D
22/1/19
4.625
8.749
113
Có một điểm lưu ý nhỏ với các cụ là trước đây việc xây dựng nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong tất cả 05 lĩnh vực giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải và hàng không) đều do Bộ Giao thông vận tải chủ trì xây dựng trình Chính phủ xem xét ban hành; nghị định 168/2024/NĐ-CP vừa rồi là nghị định đầu tiên do Bộ Công an chủ trì xây dựng và chỉ dành cho lĩnh vực giao thông đường bộ :p Đây là một nét mới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
Sắp tới người ta con để xuất giao mấy ảnh sát hạch bằng lái xe, và chuyển công ty VMS Mobifone về cho mấy ảnh quản lý nữa đó anh.
 
  • Sad
Reactions: nguyenbaonguyen
Hạng B2
31/5/07
353
287
63
Sắp tới người ta con để xuất giao mấy ảnh sát hạch bằng lái xe, và chuyển công ty VMS Mobifone về cho mấy ảnh quản lý nữa đó anh.

Đúng ra nếu chuyển sát hạch và cấp giấy phép thì nên chuyển cả món đào tạo sang cùng một cơ quan nó mới khoa học. Chỉ chuyển mảng sát hạch thì có khi lại phát sinh xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho sát hạch, tốn kém cho xã hội :(