Hạng D
17/6/15
1.966
2.974
113
Tôi cũng không rõ lắm về hệ thống trợ lực tay lái nhưng nhân viên kỹ thuật Mazda nói xe này trợ lực điện. Trước và sau khi thay thước lái mới đều cắm máy đo kiểm tra hệ thống điện để tìm nguyên nhân, họ nói không có vấn đề gì về điện.
nhưng nó nằm ở phần cơ :)
 
  • Like
Reactions: Thanh võ hồng
Hạng D
16/8/12
1.986
1.602
113
Bến tre
Em nghĩ mục đích bác chủ lên đây hỏi là để tìm ra nguyên nhân sau đó "phán" lại cho mấy ông trong hãng nghe để biết mà sửa, chứ chẳng ai đem ra gara ngoài khi còn bảo hành!
Bác chủ, em nghĩ nặng là do thước lái, nhưng nó là phần ngọn, và phần gốc là "1 thứ gì đó" đã phá cái thước lái, thì theo bác nói thay xong tạm ổn, xài 1 thời gian cái thước mới lại bị phá. Em nghĩ tiếp theo đây hãng sẽ lại phải thay thước lái nhưng phải coi kỹ lại những món xung quanh nó.
 
  • Like
Reactions: Thanh võ hồng
Hạng B2
23/7/15
333
245
43
37
Em hiểu sơ sơ thì. Còn có hệ thống dẩn lái ra 2 bánh xe. Và khi tự trả lái nó rựa vào độ trả của bánh xe cộng trợ lực để đẩy cái volang lại.
Em nghỉ nên kt cả hệ thống lái chứ cái thước lái chỉ là vấn đề bé thui.
Chứ xe em cua song mà buông volang ra nó trả có khi còn cua luôn sang bên kia ( ko phải xe mazda). Theo ngu kiến em là thế
 
Em không hiểu lắm. Nhưng chắc chắn 100% nặng hay nhẹ đều từ trợ lực. Tất cả xe bây giờ đều xài trợ lực điện. Nếu đang chạy mà swicth off thì chẳng thể nào bẻ nổi lái. điện chỉ là phần điều khiển.
- Nếu đã thay thước lái , phần còn lại chắc chắn là do bơm trợ lực.
-Trước khi kiểm tra bơm, xin quay và trả vô lăng ở , coi có đánh được hết lái, có kêu cái cụp 1 cái khi hết lái, trả lượng sượng lúc nhanh lúc chậm ( các khớp nối của rotuyn và bánh răng có vấn đề). Sau hết tính cái bơm.
- Bác coi lại vạch dầu chỗ bình chứa ( có chữ Power steering Fluid ).Tốt nhất là đánh dấu được mức dầu từ hôm bác mới thay thước, là biết nó hao hay không. Còn bây giờ chỉ còn nước nhìn vạch. Vì dầu trợ lực cũng rất khó hao. Nếu xuống cận vạch min thì em bơm trợ đã có dấu hiệu tèo vì không duy trì được dung tích dầu và áp lực cần thiết để làm việc. Đổ đủ dầu và theo dõi trong thời gian đến gara, dẫu sao hở bạc bơm hay hao dầu bằng bất cứ lý do gì thì vẫn...có dầu cho nó hao, còn đỡ hơn không.
Xe này trợ lực điện mà bác.
 
  • Like
Reactions: Thanh võ hồng
Hạng C
11/1/16
688
399
63
41
Chuyển qua Ford đi bác :D, mua Focus chạy là quyết định ko bao giờ sai. hehehe. Em đùa tý cho vui chứ bác chủ thớt cố gắng vượt wa cơn bão lòng vs em vợ 2 nhé
haha...may bac chui thang sale ford du qua no tron luon roi kia...toi nghiep honnn
PS: @hqthangcityford123: lan sau chua cai thoi an noi vo van di nhe ku em,de ng ta con thuong ma mua ung ho.dung nghi ford la so 1 ma an noi kieu do.
 
Hạng B2
5/12/14
230
199
43
51
Em copy bài của em bên thớt kia.Bác có tham khảo được cái nào thì tham khảo
Sửa chữa cụm thước lái này cũng chẳng có gì lớn lao đâu bác.Garage quyết định sửa hay không tùy vào trình trạng cây thước lái nặng lái như thế nào và cách nhìn nhận vấn đề của chủ xe nữa .Cơ cấu lái điện cũng không phức tạp lắm đâu :

Các cơ cấu ảnh hưởng đến lực cản khiến tay lái nặng bao gồm cơ khí và phần điều khiển điện .

Mô tơ điện tạo lực kéo ngang xoay góc bánh xe.Những lực cản ảnh hưỡng đến mô tơ quyết định độ nặng nhẹ bao gồm :

Lực cản không liên quan đến thước lái :tác động bên ngoài.
+ Ma sát của bánh xe :vì vậy vỏ xe bị hao mòn,mềm ...cũng ảnh hưỡng
+ Bánh xe xoay thì Rotuyn trụ cũng xoay theo và nhún xe cũng phải xoay theo.Rotuyn trụ bị hư hỏng rỉ sét tạo lực cản cũng ảnh hưỡng 1 phần.Phuộc nhún xoay chủ yếu cơ cấu bạc đạn chà nhún trên phần bánh bèo phía trên gọi là strut mount.Bánh bèo hư hỏng ,bạc đạn khô dầu mở khiến nó xoay khó cũng ảnh hưỡng 1 phần không nhỏ.
civic-jpg.478768



Lực cản tự bên trong thước lái :Các bác xem hình cụm thước lái điện Civic bao gồm phần cơ khí và phần mô tơ điện :
thuoclai-png.478769



+ Phần cơ khí liên quan đến thước lái hư hỏng gây nặng lái thông thường là xo thanh trượt bỉ rỉ sét và Rotuyn rơ lỏng .Do không giống như thước dầu luôn được bôi trơn bằng dầu trợ lực .Phần thanh trượt này chỉ được bôi trơn bằng mở bò và che chắn bởi chụp bụi.Xo xứ mình ngập nước nên khi chụp bụi rách hoặc nước vô do nguyên nhân lâu ngày khiến mở bôi trơn bị hư,ty trượt bị rỉ sét khiến lực ma sát tăng .Cái này là hư hỏng nhiều nhất.
+ Trên thước lái hình trên có cục số 4 gọi nôm na là cục chỉnh thước cho nó nặng nhẹ.Cục này áp giữ ty trượt .Cục này coi đơn giản nhưng cũng khó chịu không kém >Siết chặt thì nó nặng,thả ra quá thì nó kêu.Đi gia công vật liệu không tương thích nó cũng kêu bạo luôn .Cục này hao mòn theo thời gian em thấy honda Vietnam không bán thì phải .

Ảnh hưỡng của phần điện như Mô tơ thì khó hư hỏng và yếu thì cũng khó gọi là yếu.Nó đơn giản là phần điều khiển chậm phản ứng theo tác động xoay vô lăng thôi.Cần ktra phần cơ khí trước rồi dùng máy Diganostic để Calib lại hệ thống lái.
Mấu chốt vẫn là hư hỏng cơ khí

Sẵn đây em bổ sung thêm phần Điện copy từ bài của bác jungle ở thread bên kia:

Đây là toàn bộ hệ thống trợ lực điện trên Morning 2008, ở các xe đời 2008 và 2009 bắt đầu hư nhiều rồi, khi hư EPS này thì tay lái nặng còn hơn xe CD5 mà không có trợ lực.
07012012045.jpg


Cái cục tròn bự phía dưới là motor trợ lực điện, motor này có lực kéo rất mạnh, bên trong nó có một trục xoắn, trục xoắn này sẽ truyền động qua một bánh răng khổng lồ, chính là trục quay của volang, cơ cấu kiểu như cách lên dây đàn ghita vậy.
Phía trên là cái hộp vuông to, hộp đó là hộp EPS module, nó có nhiệm vụ điều khiển motor trợ lực điện phía dưới, hộp này lấy tín hiệu từ các sensor cảm biến góc lái, từ cảm biến tốc độ xe, từ cảm biến vòng tua máy động cơ...Bên trong hộp EPS vừa có phần cứng điều khiển motor vừa có phần mềm firmware để làm hệ điều hành cho phần cứng hoạt động. Như vậy ở đây ta thấy, không hề có một giọt dầu nào để làm quay trục volang cả, tất cả chỉ bằng các thiết bị điện tử hết.

Motor trợ lực.
07012012061.jpg


Hệ thống các nam châm vĩnh cửu, được sắp xếp bên trong trục volang, và cảm biến góc lái được đặt vào trong đó, khi từ trường bên trong thay đỗi, cảm biến góc lái sẽ biết được góc lái thay đỗi, nhờ vào 2 con sensor Main và SUB.

hệ Torqui sensor cảm biến góc lái bên trong trục volang. 2 dây đỏ đen là cấp nguồn nuôi 5 Volts cho sensors, còn 2 dây còn lại là signal out của sensor chính và phụ.
07012012050.jpg


Torqui sensors.
07012012055.jpg



2 con sensor này là 2 con Hall sensor, có độ tuyến tính rất tuyệt vời, và độ nhạy của nó cũng rất tuyệt vời, vì hệ thống những nam châm vĩnh cữu trong trục volang rất yếu, nhưng 2 con IC này nó khuếch đại lên rất nhiều lần, và sự thay đỗi điện áp đầu ra rất tuyến tính, phải nói là rất lý tưởng.
2 con IC này là trái tim của cả hệ thống, nhưng khổ nỗi nó lại không bền, sau vài năm sử dụng thì có một trong 2 con nó bị hư, khi một trong 2 con hư thì đèn EPS sẽ báo lỗi, và lúc này motor trợ lực điện bị ngắt, do đó tay lái rất nặng.
07012012059.jpg


Hall effect IC bị hỏng. Chỉ bị hư 1 trong 2 con IC này thôi là cả hệ thống EPS bị tèo luôn, thay vì nhập cụm sensors về để sữa chữa, nhưng anh Hải không làm vậy mà nhập cả nguyên khối như trên hình đầu tiên về sữa cho khách hàng với giá là 20 triệu, nếu nhập cụm sensors về thì giỏi lắm là 100usd là hết mức rồi
a92537.jpg


Nguyên lý hoạt động xem chừng có vẽ đơn giản, nhưng thực tế rất phức tạp, vì đây là một hệ vi điều khiển, vừa có phần cứng và phần mềm.
Khi ta quay volang chuyển động với một lực nào đó, thì cũng sẽ xuất hiện hai signal ở 2 đầu IC main và sub, điện thế này sẽ tỉ lệ thuận với lực quay, lực quay mạnh sẽ xuất điện áp cao, lực quay nhẹ sẽ xuất điện áp thấp.
Người ta dùng 2 con IC main và sub để biết được chiều quay của volang qua trái hay qua phải, bằng cách đo sự lệch pha của đầu ra.
Ở điều kiện bình thường, nếu không có sự tác động nào vào volang thì 2 signal này có điện áp bằng nhau, tức bằng 1/2 VDD(5 volts) sau vài nắm sử dụng 2 điện áp này sẽ có một sự chênh lệch, nếu sự chênh lệch này vượt quá giới hạn thì sẽ xuất hiện thông báo lỗi trên taplo với đèn EPS sáng lên, khi máy nổ.​
 
Hạng D
19/10/09
4.938
16.140
113
Tel : 0949999684 .
Nguyên tắc sửa chữa chỉ nên sửa chữa phần hư hỏng cơ khí và calib lại góc lái.Đừng chế cháo hoặc đụng quá sâu và các chi tiết điện như Motor hoặc hộp điều khiển .Có những món tốt nhất hư hỏng nên thay mới để đảm bảo chắc chắn phải an toàn
 
  • Like
Reactions: Thanh võ hồng
Hạng B2
2/3/15
265
310
63
tphcm
Sẵn đây em bổ sung thêm phần Điện copy từ bài của bác jungle ở thread bên kia:

Đây là toàn bộ hệ thống trợ lực điện trên Morning 2008, ở các xe đời 2008 và 2009 bắt đầu hư nhiều rồi, khi hư EPS này thì tay lái nặng còn hơn xe CD5 mà không có trợ lực.
07012012045.jpg


Cái cục tròn bự phía dưới là motor trợ lực điện, motor này có lực kéo rất mạnh, bên trong nó có một trục xoắn, trục xoắn này sẽ truyền động qua một bánh răng khổng lồ, chính là trục quay của volang, cơ cấu kiểu như cách lên dây đàn ghita vậy.
Phía trên là cái hộp vuông to, hộp đó là hộp EPS module, nó có nhiệm vụ điều khiển motor trợ lực điện phía dưới, hộp này lấy tín hiệu từ các sensor cảm biến góc lái, từ cảm biến tốc độ xe, từ cảm biến vòng tua máy động cơ...Bên trong hộp EPS vừa có phần cứng điều khiển motor vừa có phần mềm firmware để làm hệ điều hành cho phần cứng hoạt động. Như vậy ở đây ta thấy, không hề có một giọt dầu nào để làm quay trục volang cả, tất cả chỉ bằng các thiết bị điện tử hết.

Motor trợ lực.
07012012061.jpg


Hệ thống các nam châm vĩnh cửu, được sắp xếp bên trong trục volang, và cảm biến góc lái được đặt vào trong đó, khi từ trường bên trong thay đỗi, cảm biến góc lái sẽ biết được góc lái thay đỗi, nhờ vào 2 con sensor Main và SUB.

hệ Torqui sensor cảm biến góc lái bên trong trục volang. 2 dây đỏ đen là cấp nguồn nuôi 5 Volts cho sensors, còn 2 dây còn lại là signal out của sensor chính và phụ.
07012012050.jpg


Torqui sensors.
07012012055.jpg



2 con sensor này là 2 con Hall sensor, có độ tuyến tính rất tuyệt vời, và độ nhạy của nó cũng rất tuyệt vời, vì hệ thống những nam châm vĩnh cữu trong trục volang rất yếu, nhưng 2 con IC này nó khuếch đại lên rất nhiều lần, và sự thay đỗi điện áp đầu ra rất tuyến tính, phải nói là rất lý tưởng.
2 con IC này là trái tim của cả hệ thống, nhưng khổ nỗi nó lại không bền, sau vài năm sử dụng thì có một trong 2 con nó bị hư, khi một trong 2 con hư thì đèn EPS sẽ báo lỗi, và lúc này motor trợ lực điện bị ngắt, do đó tay lái rất nặng.
07012012059.jpg


Hall effect IC bị hỏng. Chỉ bị hư 1 trong 2 con IC này thôi là cả hệ thống EPS bị tèo luôn, thay vì nhập cụm sensors về để sữa chữa, nhưng anh Hải không làm vậy mà nhập cả nguyên khối như trên hình đầu tiên về sữa cho khách hàng với giá là 20 triệu, nếu nhập cụm sensors về thì giỏi lắm là 100usd là hết mức rồi
a92537.jpg


Nguyên lý hoạt động xem chừng có vẽ đơn giản, nhưng thực tế rất phức tạp, vì đây là một hệ vi điều khiển, vừa có phần cứng và phần mềm.
Khi ta quay volang chuyển động với một lực nào đó, thì cũng sẽ xuất hiện hai signal ở 2 đầu IC main và sub, điện thế này sẽ tỉ lệ thuận với lực quay, lực quay mạnh sẽ xuất điện áp cao, lực quay nhẹ sẽ xuất điện áp thấp.
Người ta dùng 2 con IC main và sub để biết được chiều quay của volang qua trái hay qua phải, bằng cách đo sự lệch pha của đầu ra.
Ở điều kiện bình thường, nếu không có sự tác động nào vào volang thì 2 signal này có điện áp bằng nhau, tức bằng 1/2 VDD(5 volts) sau vài nắm sử dụng 2 điện áp này sẽ có một sự chênh lệch, nếu sự chênh lệch này vượt quá giới hạn thì sẽ xuất hiện thông báo lỗi trên taplo với đèn EPS sáng lên, khi máy nổ.​
Em cũng đang đi morning , cũng biết về điện và cơ nhưng ko rành v/đ này. bài viết of bác rõ quá cám ơn bác nhiều. ko biết con IC này bên ngoài thị trường có bán ko bác? thanks bác.