như vậy, khi di chuyển trên đường cong thì phương tiện đã chuyển hướng, hướng chuyển ít hay nhiều tuỳ thuộc vào bán kính đường cong, và hướng rẽ là theo hướng rẽ của đường.
--> Phần nội dung này là quan điểm cá nhân chứ không phải quy định của văn bản pháp luật (vì em chưa thấy văn bản pháp luật nào ghi cụ thể :
di chuyển tren đường cong thì phương tiện đã chuyển hướng - nếu có nguồn nào xác định như vậy thì bác up lên em và mọi người cùng xem) --> Theo em bác đưa nội dung ra tranh luận thì xác định rõ nội dung tranh luận là phần quan điểm cá nhân hay quy định luật.
Nội dung quan điểm cá nhân về vấn đề này em xin bổ sung ý :
1. Như em đã tranh luận với bác ở phần đầu của thớt thì để xác định có chuyển hướng hay không phải xác định hướng đi của phương tiện. Trong giao thông, hướng di chuyển của phương tiện không thể hiểu là hướng cơ học thuần túy mà phải căn cứ vào quy tắc lưu thông của phương tiện được cụ thể hóa qua đường đi của phương tiện, cụ thể :
- Với phương tiện GT là tàu bay thì hướng di chuyển là phương đi về phía trước được luật hàng không, quy tắc lưu thông trên không cụ thể hóa thông qua đường bay từ điểm A -> B (đường bay có thể là 1 đường thẳng, là 1 đường cong, đường gắp khúc, ..) --> tàu bay bay chệch ra khỏi đường bay quy định ban đầu sẽ xem là chệch hướng --> xem là chuyển hướng.
- Với phương tiện GT là tàu thủy thì hướng di chuyển là phương di chuyển về phía trước được luật hàng hải, quy tắc lưu thông hàng hải cụ thể hóa thông qua luồng, tuyến mà tàu được phép lưu thông từ điểm A -> B (luồng, tuyến có thể là 1 đường thẳng, là 1 đường cong, đường gắp khúc, ..) --> tàu thủy đi chệch luồng, tuyến được điịnh ban đầu xem như đi chệch hướng --> xem là chuyển hướng.
- Với phương tiện GT là tàu hỏa thì hướng di chuyển là phương di chuyển về phía trước được luật GTĐB-ĐS, quy tắc lưu thông đường sắt cụ thể hóa thông qua tuyến đường ray mà tàu được phép lưu thông từ điểm A -> B (đường ray có thể là 1 đường thẳng, là 1 đường cong, đường gắp khúc, ..) --> tàu hỏa đi qua đường ray khác đường được điịnh ban đầu xem như đi chệch hướng --> xem là chuyển hướng.
- Như các phương tiện GT khác thì hướng di chuyển của phương tiện GTĐB cũng là phương di chuyển về phía trước đường đi của phương tiện được luật GTĐB, quy tắc lưu thông ĐB cụ thể hóa bằng các đường bộ được lưu thông (trong đường đi đó có thể được chia các làn đường) để đi từ A ->B (đường đi có thể là 1 đường thẳng, là 1 đường cong, là 1 đường gắp khúc, ..) --> khi phương tiện lưu thông không không còn di chuyển trên con đường hay làn đường xuất phát ban đầu đó thì xem như chệch hướng --> xem là chuyển hướng di chuyển.
2. Với GTĐB việc xác định hướng di chuyển được luật cụ thể hóa qua biển báo, vạch kẻ đường và các quy tắc lưu thông :
- Biển 301-> 303 : được xác định khi thực hiện hiệu lệnh biển báo
- Biển 409, 410 : được xác định khi quay đầu xe tại nơi cho phép
- Biển 411 : được xác định khi sử dụng làn đường rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng qua giao lộ
- Biển 507 : được xác định khi những đường cong, vòng xoay, .. có phần đường xe chạy bị khuất tầm nhìn, không xác định rõ ràng --> tuy nhiên tên gọi biển báo này theo em chưa hợp lý --> nên gọi là
hướng đi hoặc
hướng di chuyển chứ không phải là
hướng rẽ.
- Vạch kẻ đường định hướng 1.18 : được xác định khi thực hiện hiệu lệnh vạch kẻ
- Quy tắc chuyển làn đường, tắp lề dừng xe, ....
3. Như vậy phương tiện GTĐB khi thực hiện theo hiệu lệnh của các biển báo, vạch kẻ, quy tắc lưu thông đã được quy định để đi từ A -> B dẫn đến
thay đổi làn đường, con đường đang lưu thông thì mới xem là chuyển hướng --> việc xác định thay đổi hướng di chuyển không phụ thuộc vào đường đó thẳng hay cong, cong nhiều cong ít, ...