ngày nào cũng nhận 20-30 sms spam quảng cáo , có vẻ sốt quá sốt roài . kk
- Status
- Không mở trả lời sau này.
Vậy là các anh ấy tư bán cho nhao. Đao lòng quá hèn gì mình đi mua gặp căn nào cũng hết hàng. Đắng lòng.
ối vậy giờ dự án toàn bán cho nhân viên ko ah ? giống đa cấp quá nhể
Môi giới tự đặt cọc mua căn hộ để đạt chỉ tiêu
Nhiều nhân viên kinh doanh bất động sản phải tự bỏ tiền đặt cọc mua căn hộ để đạt chỉ tiêu trong bối cảnh thanh khoản trên thị trường đang chững lại, số lượng dự án mở bán nhiều...
Anh Quân, nhân viên kinh doanh một sàn bất động sản tại Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, 3 tháng cuối năm phải chịu áp lực lớn nhất vì bị áp chỉ tiêu kinh doanh cao gấp đôi đầu năm. "Thậm chí, tháng 12 vừa qua, để đạt chỉ tiêu kinh doanh, tôi phải bỏ tiền túi ra đặt cọc căn hộ. Trong khoảng thời gian chờ sau đó, tôi tìm mọi cách rao bán sản phẩm nhanh nhất để thu tiền về", nhân viên này cho hay.
Cũng theo anh Quân, hiện nay, nghề môi giới bất động sản có thu nhập tăng trở lại, do đó lượng nhân sự muốn đầu quân cho các sàn bất động sản lớn hơn trước rất nhiều, dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực này khá lớn. Vì vậy để giữ chân, anh luôn phải đảm bảo chỉ tiêu kinh doanh của mình thuộc nhóm an toàn.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Nhân viên kinh doanh các sàn bất động sản đang gặp khá nhiều áp lực về chỉ tiêu.Ảnh minh họa: STDA{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chị Trang, làm công việc môi giới 2 năm nay cũng cho biết chỉ tiêu kinh doanh liên tục tăng kể từ đầu năm. 3 tháng cuối năm, doanh thu chị bị áp thậm chí gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
"Đây được dự báo là những tháng cao điểm về thanh khoản. Tuy nhiên, lúc này cũng là thời điểm dự án được mở bán rất nhiều, chính sách của các đơn vị đều rất cạnh tranh nên việc thu hút khách hàng không dễ dàng như dự đoán", chị Trang nói và cho biết đã chi khá nhiều kinh phí cho quảng cáo, marketing đăng tin, SEO web, phát tờ rơi, tiếp thị qua điện thoại... Tuy nhiên, doanh số của chị 2 tháng nay đều chỉ đạt 60-70% chỉ tiêu. Nếu tình trạng này tái diễn thêm một tháng nữa, việc ký tiếp hợp đồng của chị có thể bị xem xét lại. Do đó, mặc dù không có nhu cầu đầu tư nhưng chị cũng vừa phải tự đặt cọc mua 2 căn tại 2 dự án để giảm bớt áp lực chỉ tiêu.
"Tuy nhiên, tôi cũng cân nhắc chọn những dự án dễ bán lại và có thể tăng giá, đem lại lợi nhuận tốt", chị Lan cho hay.
Theo các nhân viên môi giới, nếu thanh khoản tốt thì việc hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh sẽ không mấy khó khăn. Tuy nhiên, từ đầu tháng 10 đến nay, thanh khoản thị trường lại không tốt như dự đoán, thậm chí giao dịch ở một số đơn vị giảm so với quý III nên mức chỉ tiêu kinh doanh đã xây dựng là khá áp lực.
Anh Chính hiện làm quản lý tại một sàn bất động sản cho biết, việc môi giới phải tự đặt cọc giữ suất để đạt chỉ tiêu kinh doanh, trước đây cũng xuất hiện nhưng thường chỉ với những người mới vào nghề, muốn vượt qua giai đoạn thử việc. Hơn nữa, mấy năm trước thị trường gặp khó khăn, các sàn cắt giảm một loạt nhân sự, kể cả những người có kinh nghiệm lâu năm.
"Có vẻ không ít người trong nghề còn bị ám ảnh bởi nỗi lo mất việc nên đặt nặng việc hoàn thành chỉ tiêu. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh những tháng cuối năm được dùng để xem xét thưởng Tết nên các môi giới cũng cố gắng để hoàn thành cao nhất chỉ tiêu được giao", anh Chính lý giải.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Tập đoàn CenGroup cho rằng hiện nay bất kỳ đơn vị kinh doanh bất động sản nào cũng phải áp chỉ tiêu đối với các nhân viên. Các chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên sự đánh giá thị trường nói chung và tiềm năng tại từng dự án nói riêng. Tại doanh nghiệp này, mỗi nhân viên cũng được giao chỉ tiêu với từng dự án và theo tháng.Ông cho biết, trong cùng một thời điểm chỉ có khoảng 30-40% nhân viên kinh doanh đạt chỉ tiêu bán hàng.
"Tuy nhiên, chúng tôi cũng tạo điều kiện bằng cách cho phép 3 kỳ liên tiếp không đạt thì mới bị xem xét việc có bị nghỉ làm hay không, vì thực tế có thời điểm thị trường tốt nhưng ngược lại cũng có những giai đoạn khó khăn chung, việc xem xét phải rất khách quan", ông Hưng cho hay.
Trong khi đó, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty cổ phẩn Bất động sản EZ Việt Nam lại cho rằng hiện nay đa phần môi giới đều kiêm nhà đầu tư. Do đó, việc họ tham gia đặt cọc, mua bán căn hộ tại chính các dự án mà mình tham gia phân phối không hẳn là do áp lực chỉ tiêu.
"Vấn đề áp lực là có thật. Tuy nhiên, bản thân nhiều nhân viên kinh doanh địa ốc cũng có khoản thu nhập lớn từ đầu tư nhà đất. Vì vậy, việc họ bỏ tiền vào một dự án nào đó đôi khi còn do nhận thấy tiềm năng tăng giá từ đó", ông Toản nhận định và cho biết, trong cùng thời điểm tại đơn vị của ông thường có khoảng một phần ba số nhân viên đạt chỉ tiêu. Việc đánh giá, xem xét ký hợp đồng cũng được tiến hành vài tháng một lần.
"Nếu vài 3 tháng liên tục mà doanh thu không cải thiện thì chúng tôi mới cân nhắc việc xem xét hợp đồng", ông Toản nói.
Tui có 1hope nho nhỏ, rằng phần đa khách mua nhà và người muốn mua nhưng chưa thực hiện đừng vào thớt này. Nếu ko thì dân ta thất nghiệp đông lắm (tui ước có khoản ít nhất 25% dân lao động làm liên quan ngành bds).Vậy là các anh ấy tư bán cho nhao. Đao lòng quá hèn gì mình đi mua gặp căn nào cũng hết hàng. Đắng lòng.
Mấy bác be bé cái mồm vào nhé, hại chết nhiều người đấy (nếu bùm, chỉ có mấy bác kền kền canh sẳn lợi thui, hại nhiều lắm).
Aiza, mình muốn làm người tốt.
sale ko có chết thì thất nghiệp ăn thua gì so với gà bị lùa đây bác.Tui có 1hope nho nhỏ, rằng phần đa khách mua nhà và người muốn mua nhưng chưa thực hiện đừng vào thớt này. Nếu ko thì dân ta thất nghiệp đông lắm (tui ước có khoản ít nhất 25% dân lao động làm liên quan ngành bds).
Mấy bác be bé cái mồm vào nhé, hại chết nhiều người đấy (nếu bùm, chỉ có mấy bác kền kền canh sẳn lợi thui, hại nhiều lắm).
Aiza, mình muốn làm người tốt.
Gà bị lùa là gà nhìn dây thun mà ngỡ là con giun nên nuốt vào, nuốt vào rồi thì muốn ói ra hổng đuoc, mà tiêu hoá cũng hổng xong, vì hổng tiêu hoá được nên hổng có ra đuoc đường hậu...cứ nằm trong bao tử nó hành cho lộn gan lộn ruột lộn phèo lên rồi chết từ từ....sale ko có chết thì thất nghiệp ăn thua gì so với gà bị lùa đây bác.
cái chết ní mới đau hơn bị hoạn!
Vì bác nghĩ rằng đang bị lùa gà đấy.sale ko có chết thì thất nghiệp ăn thua gì so với gà bị lùa đây bác.
Chủ đầu tư bất động sản đâu phải thằng nào cũng lùa gà.
Mình tạm chia thành các loại sau nhé:
1. Loại lùa gà như bác nói (xảy ra ở những dự án nổi tiếng đình đám: bán nhà mà không có khả năng hoàn thành; 1 căn bán cho nhiều người; chiếm dụng vốn của cư dân)
2. Loại thứ 2: lợi nhuận cao (khoảng từ <=15% trên giá thành), loại này tập trung vào phân khúc cao cấp (kể cả CCCC + nhà biệt thự). Loại này cũng chỉ 1 vài anh làm được như VCP, Sala, Mas,Nova (xét giá bán vào lúc này);
3. Những chủ đầu tư làm ăn có uy tín còn lại tập trung vào phân khúc khác từ 5%-12% gì đó.
Vậy pác xem có phải là ai cũng lùa gà đâu. Có thể tui nói bác ko tin về các số liệu tôi cung cấp (nhưng tui ko tranh cải việc này đâu, tui nói trước vậy).
Còn nhân sự làm cho ngành này để sản phẩm cuối cùng là bds để bán rất đông (từ xây dựng, vật liệu, ....).
Nói chug nhà đất thiết lập mb giá mới cao hơn đáy ( 15 -> 50% tuỳ nơi ) và giá mới này hiện tiêu thụ chưa hết . Khi nào nuốt xong thì sẽ đi lên tiếp nếu nuốt ko trôi thì dậm chân cái đã
Em hỏi bác, cái sòng bài: Người chơi nhiều ai được lợiThị trường tốt hay xấu đíu bít nhưng lượng sms về BĐS em nhận được so với trước tăng 2-3 lần. Vậy indicator này thể hiện điều gì ?
- Status
- Không mở trả lời sau này.