RE: Tình hình sẽ thế nào khi các hãng xe giảm giá
Chà,
Đoán theo xu hướng cung - cầu, chắc chắn lượng xe bán ra sẽ tăng vì hiện nay nhu cầu mua xe của những người thu nhập cao là rất đáng kể. Ai cũng biết là vốn nhàn rỗi trong người dân Việtnam rất lớn, và giá cả chỉ là một phần nhỏ trong quyết định của đại đa số người đi mua xe. Có gì khác việc sở hữu một xe giá 25,000USD so với một xe giá 28,000USD? 3K chênh lệch thật sự với một số người đã là con số lớn, nhưng đối với một số người đã nghĩ tới chuyện mua xe thì khả năng thêm 3k để có một con xe là việc hoàn toàn có thể. Lý giải cho những người đã mua xe là do không có nhiều lựa chọn trong các loại xe có thể mua được trong tầm trung (20-60k) (Trong khi thuế nhập khẩu tuyệt đối xe cũ chỉ mang lại nhiều lựa chọn cho phân khác xe cực rẻ <20K công suất thấp và xe cực sang >60K) Sở dĩ có một số người do dự chưa mua xe, bởi lý do có những kênh thông tin biết rằng giá xe tại Việtnam như vậy là còn rất cao tại khu vực, cộng với việc chính phủ công khai rõ ràng các loại thuế liên quan đến giá thành của một chiếc xe, người tiêu dùng cũng biết khá rõ cơ cấu để hình thành giá một chiếc xe. Vậy không có lý do gì để mua một chiếc xe không đáng với số tiền bỏ ra để có được một đẳng cấp đáng lẽ phải có. Mặt khác tuy minh bạch với các loại thuế nhưng do chính sách và lộ trình úp úp mở mở của NN, càng tạo thêm tâm lý cho người tiêu dùng tiếp tục chờ đợi . . .
Cùng với động thái của Chính phủ thật sự muốn VAMA giảm giá gần đây, thì chắc chắn trước sau gì các Bác VAMA cũng sẽ phải giảm giá mà thôi, bởi vì chỉ cần Chính phủ điều chỉnh thuế nhập khẩu xuống một ít nữa, ví dụ khỏang 60% đi, thì thật sự sẽ là một gay go cho các bác liên doanh. Khỏi phải nói, với tâm lý sính hàng ngoại thì sự chênh lệch cùng một loại xe tuy mắc hơn 5-7k nhưng chất lượng lại đảm bảo và các tùy chọn lại nhiều hơn thì chắc chắn cán cân sẽ nghiêng hẳn về phía xe ngoại nhập. Khi ấy, câu hỏi còn lại là VAMA sẽ giảm giá nhưng giảm bao nhiêu thì được coi là hợp lý? Nếu đã giảm nhưng không cắt giảm options vậy sẽ lý giải với khách hàng như thế nào về các phương diện liên quan đến uy tín khác đặc biệt là lợi nhuận cao nghi ngút như trước đây? Sẽ giải thích như thế nào với hải quan về việc có hay không việc kê khai đơn giá các loại phụ tùng nhập khẩu từ công ty mẹ hoặc từ các công ty cung cấp phụ tùng khác thấp hơn nhiều so với thực tế? Nếu đã giảm nhưng lại cắt xén bớt các options, VAMA sẽ giải thích sao với cam kết ngày càng nâng cao chất lượng và cải tiến công nghệ đó là chưa kể đến kết quả của cam kết tỷ lệ nội địa hóa để được hưởng quyền ưu tiên về thuế trước đây?
Cuộc họp báo của Bộ Công Thương gần đây về việc "nhắc nhở" VAMA liên quan đến vấn đề gía cả xe liên doanh trong nước vẫn còn rất cao, nhiều ý kiến cho rằng đấy là một hành động hơi "chuối" của NN, bởi vì thực tế là NN đang nắm trong tay một phương tiện điều tiết khá hiệu quả là hàng rào thuế quan, muốn giá xe giảm thì cứ tạo ra áp lực với các LD trong nước bằng các biện pháp điều chỉnh thuế chứ việc gì cứ phải "giơ cao đánh khẽ" các Bác VAMA như thế? Thật ra, cùng với lời đính chính vài ngày sau của Thứ trưởng Bộ Công Thương về khả năng tiếp tục giảm thuế nhập khẩu, thì sự việc mới rõ ràng hơn. Có thể NN đã nắm được một cách rõ ràng và tường tận hơn về vấn đề giữa chi phí và lợi nhuận của của LD trong nuớc trong tình hình thuế tăng 1 mà giá lại tăng 2, có thể lý giải theo cách "Này nhá, ông đã biết chúng mày diễn nhiều trò, trước ông chưa có bằng chứng, nay ông đã rõ, và ông sẽ rảnh tay hơn để quan tâm đến chúng mày. Liệu hồn nhé"
Đến đây, lại có một giả thiết được đặt ra là liệu NN có biết được sự bất cập giữa chi phí và lợi nhuận của các LD trong nước , rằng VAMA thừa nước đục thả câu ( giá thuế tăng 1 nhưng giá xe sau tất cả các loại thuế tăng >1). Câu trả lời có lẽ là có, vì chỉ cần giải một bài toán cộng giữa thuế hải quan, chi phí lắp ráp các linh kiện và chi phí nhân công là sẽ có ngay câu trả lời. Có thể chính phủ phải đang phải loay hoay giải một bài toán lớn hơn, đó là bài toán cơ sở hạ tầng hay đường sá. Cũng như cái bài toán nội địa hóa, bài toán cơ sở hạ tầng là hai gót chân Achilles mà muốn hay không muốn, NN cũng pó tay nhìn mấy bác LD tha hồ có đất dụng võ.
Trở lại với vấn đề Toyota và chiếc Vios, ngay cả việc định giá 28K cho một dòng xe được xem là thấp nhất trong các dòng xe, có thể có 3 phỏng đoán về chính sách mới cho chiếc Vios của Toyota:
- Với mục tiêu 180 xe / tháng, Toyota không có ý định nâng công suất để thỏa mãn cơn sốt "cháy" hàng từ đầu năm 2007.
- Với mục tiêu tiêu thụ đề ra ban đầu khá khiêm tốn và giá khá cao (khác với Innova lúc trong giai đoạn PR - đề ra sản lượng nhiều với giá thấp) thì Vios không phải là dòng xe chủ lực của Toyota. Vios hoàn toàn mới ra đời trong hoàn cảnh phải giữ thị phần trong phân hạng, tham gia cho có anh có em.
- Có thể Toyota đi theo con đường của Civic, đẳng cấp hóa dòng xe tức không thương mại hóa chiếc Vios (sử dụng để chạy taxi) trong khi chờ người anh là chiếc Altis hạ sơn.
- Khi doanh số chiếc Innova giảm, dây chuyền công suất hạ nhiệt, và chiếc xe "tuyệt tác" đi vào cuối vòng đời sản xuất khi ấy chính là lúc chiếc Vios trở lại hình hài lọ lem như kiếp ve sầu của nó . . .