Nói riêng về trường hợp chủ xe đậu sai trong phần sở hữu chung của cư dân chung cư, nếu anh cứ xoáy vào hành vi khóa bánh xe, thì chủ sở hữu người ta có thể thông qua quy định đặt 4 khối bê tông xung quanh xe thì chủ xe khỏi mà lấy xe nếu không chấp nhận thỏa thuận dân sự nhé. Còn tự ý thuê xe cẩu, xe kéo, nhân sự vào di chuyển khối bê tông thì ai cho vô sân nhà người ta mà vô kéo. Cho nên mới nói chủ xe cứ đồng ý thỏa thuận dân sự để mà lấy xe về, thấy chi phí cao thì kiện ra tòa đòi quyền lợi.
Anh thích khóa bánh hay anh thích 4 khối bê tông quay xung quanh xe anh nằm trong khu vực thuộc sở hữu chung của chung cư?
Bác hiểu sai vấn đề một cách nghiêm trọng. Cứ coi như anh kia đỗ xe trên phần đất thuộc sở hữu chung của cư dân (nếu thuộc sở hữu chung thì có ghi rõ trong hợp đồng mua bán), nhưng không phải cư dân muốn làm gì thì làm.
- Nếu là sở hữu chung của cư dân, và nếu có những quy định về xử phạt (khóa xe, phạt tiền, cẩu kéo...) thì cũng chỉ có hiệu lực với cư dân đồng sở hữu phần đất đó. Đối với người ngoài, nếu chính sách của chung cư cho phép người bên ngoài đi vào thì phải thông báo trước với họ về việc xử phạt và mức phạt (nếu có), nếu họ vẫn đi vào và vi phạm quy định, nghĩa là họ đã biết việc xử phạt, biết mức phạt và chấp nhận. Chính vì vậy, đối với phần đất thuộc sở hữu riêng (sở hữu chung của cư dân được coi là sở hữu riêng của chung cư đó) thì cần phải làm barrier chắn đường, nếu như sau barrier đó có quy định riêng.
- Nếu không phải sở hữu chung của cư dân (tức là thuộc sở hữu công cộng) thì tuyệt đối phải tuân thủ quy định chung, kể cả phần đất đang chờ bàn giao cho nhà nước. Đối với phần đất chờ bàn giao cho nhà nước, CĐT phải có trách nhiệm quản lý theo đúng pháp luật. Ví dụ, nếu đất đó là đường giao thông thì phải đặt biển báo đúng quy chuẩn. Muốn đặt biển báo loại nào (cấm đỗ chẳng hạn) thì phải đề nghị Sở GTVT cấp phép (thuộc thẩm quyền của lãnh đạo địa phương)