Hạng B2
19/2/09
278
343
63
Cái này là đương nhiên rồi bác, có luôn trong sổ hồng của từng căn hộ, gồm các thông tin như thửa đất, bản đồ lô đất, diện tích lô đất, các vị trí tiếp giáp, hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng...


Cũng đương nhiên có, chung cư nào cũng có 1 cuốn "nội quy sử dụng nhà chung cư" phát cho các căn hộ, đầy đủ mọi chi tiết. Ngay cổng có bảng nội quy, có bảo vệ etc...

người ngoài vào có bảo vệ chỉ dẫn. Trường hợp masteri này này người vi phạm là người ở trong khu đó, nên đừng dở lý do là "không biết quy định"!
- Vấn đề là quy định của khu chung cư đó có liệt kê rõ ràng là những con đường hay vị trí (thuộc sở hữu chung của cư dân) nào là cấm đỗ, và nếu đỗ thì bị xử lý thế nào hay không?
- Nếu là cư dân khu chung cư đó, vi phạm trên phần đất thuộc sở hữu chung của cư dân, đã được quy định rõ trong các văn bản được sự đồng thuận của đa số cư dân, kể cả không biết về quy định này thì cũng phải chấp nhận, giống như công dân vi phạm luật GTĐB trên các con đường thuộc sở hữu công cộng, dù có mù về luật cũng sẽ bị xử phạt.
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.094
113
Sàigòn
- Vấn đề là quy định của khu chung cư đó có liệt kê rõ ràng là những con đường hay vị trí (thuộc sở hữu chung của cư dân) nào là cấm đỗ, và nếu đỗ thì bị xử lý thế nào hay không?
- Nếu là cư dân khu chung cư đó, vi phạm trên phần đất thuộc sở hữu chung của cư dân, đã được quy định rõ trong các văn bản được sự đồng thuận của đa số cư dân, kể cả không biết về quy định này thì cũng phải chấp nhận, giống như công dân vi phạm luật GTĐB trên các con đường thuộc sở hữu công cộng, dù có mù về luật cũng sẽ bị xử phạt.
Mỗi khu một quy định, khu mình ở thì có đủ.
mình không thể chắc chắn 100% Masteri, nhưng theo tình tiết hồi nào giờ thì vụ này chủ xe đậu hơn 30 phút ngay sảnh. Chỗ nào khác thì có thể mập mờ chứ ngay sảnh mà đậu xe thì còn gì để nói nữa.
 
Hạng B2
19/2/09
278
343
63
Mỗi khu một quy định, khu mình ở thì có đủ.
mình không thể chắc chắn 100% Masteri, nhưng theo tình tiết hồi nào giờ thì vụ này chủ xe đậu hơn 30 phút ngay sảnh. Chỗ nào khác thì có thể mập mờ chứ ngay sảnh mà đậu xe thì còn gì để nói nữa.
Về ý thức thì không nói, nhưng về tính pháp lý thì phải chặt chẽ, phải được quy định trong văn bản, thông qua hội nghị nhà chung cư (đối với phần đất thuộc sở hữu chung của cư dân)
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.094
113
Sàigòn
Về ý thức thì không nói, nhưng về tính pháp lý thì phải chặt chẽ, phải được quy định trong văn bản, thông qua hội nghị nhà chung cư (đối với phần đất thuộc sở hữu chung của cư dân)
Cái này thành khuôn mẫu chung hết rồi, phần gây tranh cãi chỉ là phần "phải bản giao nhưng chưa bàn giao cho nhà nước quản lý" thôi.
 
Hạng B2
19/2/09
278
343
63
Cái này thành khuôn mẫu chung hết rồi, phần gây tranh cãi chỉ là phần "phải bản giao nhưng chưa bàn giao cho nhà nước quản lý" thôi.
Phần này thuộc trách nhiệm của CĐT. Dù CĐT dự án có đùn đẩy trách nhiệm cho ban quản trị, nhưng CĐT dự án vẫn là đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý phần đất đang đợi bàn giao cho nhà nước
 
Hạng C
6/3/12
808
454
63
Một tình huống như sau: "Trong 1 công trường xây dựng, tại đường nội bộ phục vụ thi công đã xảy ra 1 vụ tai nạn giữa xe ô tô vận chuyển cát với người công nhân băng qua đường này. Vậy, vụ này là tai nạn lao động hay tai nạn giao thông để áp dụng Luật GTĐB hay Luật chuyên ngành cho đúng?"

Tôi không phải dân Luật nhưng chủ quan nghĩ vụ này được coi là tai nạn lao động do địa điểm xảy ra nằm trong phạm vi công trường xây dựng. Trường hợp công trình xây dựng đã đưa vào khai thác sử dụng, đã gỡ bỏ hàng rào/biển báo công trình xây dựng,... thì vụ tai nạn lại được coi là tai nạn giao thông.

Vậy, tòa nhà/khu đô thị gồm nhiều hạng mục nhưng đã xong, trong đó có đường nội bộ đã đưa vào khai thác sử dụng bình thường, đúng với chức năng của nó nên khi xảy ra như chủ đề bài viết thì tôi nghĩ ưu tiên xem xét, áp dụng Luật vẫn phải là Luật GTĐB.
Không ngờ các bác tranh luận miệt mài quá, tôi thêm tình huống sau không biết có đúng chủ đề không? Cụ thể:
Giải sử có hai xe ô tô (hoặc xe máy,...) đâm nhau trong đường nội bộ khu này. Câu hỏi là: (1) Giải quyết theo Luật nào? (2) Ai giải quyết? :cool: :cool: :cool:

Theo tôi, các bác trả lời đúng câu (1) sẽ có đáp án cho tút này. Còn câu (2) cũng hay nhưng đợi giải đáp xong câu (1) đã.
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.094
113
Sàigòn
Không ngờ các bác tranh luận miệt mài quá, tôi thêm tình huống sau không biết có đúng chủ đề không? Cụ thể:
Giải sử có hai xe ô tô (hoặc xe máy,...) đâm nhau trong đường nội bộ khu này. Câu hỏi là: (1) Giải quyết theo Luật nào? (2) Ai giải quyết? :cool: :cool: :cool:

Theo tôi, các bác trả lời đúng câu (1) sẽ có đáp án cho tút này. Còn câu (2) cũng hay nhưng đợi giải đáp xong câu (1) đã.
Nếu nói đến "an toàn giao thông đường bộ", có thể nói đến 2 phần công việc:

- Thứ nhất là "duy trì" trật tự giao thông đường bộ, bao gồm quy định, kiểm soát, tuần tra, xử lý vi phạm... Cái này được phân công, phân cấp rõ ràng.

Chuyện gay cấn đang bàn là ở mấy cái chỗ "chưa bàn giao": theo cá nhân em thì nhà nước có thể có quyền nhưng không bị bắt buộc phải có trách nhiệm đối với những khu vực này.

- Thứ hai là giải quyết, xử lý tai nạn giao thông, cái này thì chỉ có cảnh sát, áp dụng luật GTDB!

Câu hỏi của Bác là vấn đề thứ 2: giải quyết, xử lý tai nạn giao thông! Đây cũng là chỗ xảy ra rất nhiều tình huống "hay", nhất là mập mờ giữa "tai nạn giao thông" và "tai nạn lao động", đặc biệt là trong khu công nghiệp, cảng, bãi, kho...

Đó là áp đặt vấn đề "giao thông đường bộ" ngay từ đầu, nhưng ở đây là tình huống nhà chung cư quản lý trật tự theo quy định của luật nhà ở, họ không quản lý theo quy định của luật giao thông đường bộ!
 
  • Like
Reactions: ican
Hạng D
9/6/16
1.875
2.071
113
36
Bác hiểu sai vấn đề một cách nghiêm trọng. Cứ coi như anh kia đỗ xe trên phần đất thuộc sở hữu chung của cư dân (nếu thuộc sở hữu chung thì có ghi rõ trong hợp đồng mua bán), nhưng không phải cư dân muốn làm gì thì làm.
- Nếu là sở hữu chung của cư dân, và nếu có những quy định về xử phạt (khóa xe, phạt tiền, cẩu kéo...) thì cũng chỉ có hiệu lực với cư dân đồng sở hữu phần đất đó. Đối với người ngoài, nếu chính sách của chung cư cho phép người bên ngoài đi vào thì phải thông báo trước với họ về việc xử phạt và mức phạt (nếu có), nếu họ vẫn đi vào và vi phạm quy định, nghĩa là họ đã biết việc xử phạt, biết mức phạt và chấp nhận. Chính vì vậy, đối với phần đất thuộc sở hữu riêng (sở hữu chung của cư dân được coi là sở hữu riêng của chung cư đó) thì cần phải làm barrier chắn đường, nếu như sau barrier đó có quy định riêng.
- Nếu không phải sở hữu chung của cư dân (tức là thuộc sở hữu công cộng) thì tuyệt đối phải tuân thủ quy định chung, kể cả phần đất đang chờ bàn giao cho nhà nước. Đối với phần đất chờ bàn giao cho nhà nước, CĐT phải có trách nhiệm quản lý theo đúng pháp luật. Ví dụ, nếu đất đó là đường giao thông thì phải đặt biển báo đúng quy chuẩn. Muốn đặt biển báo loại nào (cấm đỗ chẳng hạn) thì phải đề nghị Sở GTVT cấp phép (thuộc thẩm quyền của lãnh đạo địa phương)
Anh đúng kiểu ngồi phòng máy lạnh phán chuyện. Anh nên đi thực tế để coi BQL chung cư người ta thông báo các quy định như thế nào, chứ toàn Nếu với Nếu. Topic về pháp lý mà anh diễn giải chủ quan theo ý anh không à.
 
Hạng D
9/6/16
1.875
2.071
113
36
Không ngờ các bác tranh luận miệt mài quá, tôi thêm tình huống sau không biết có đúng chủ đề không? Cụ thể:
Giải sử có hai xe ô tô (hoặc xe máy,...) đâm nhau trong đường nội bộ khu này. Câu hỏi là: (1) Giải quyết theo Luật nào? (2) Ai giải quyết? :cool: :cool: :cool:

Theo tôi, các bác trả lời đúng câu (1) sẽ có đáp án cho tút này. Còn câu (2) cũng hay nhưng đợi giải đáp xong câu (1) đã.
Trả lời cho anh đây:
(1) Giải quyết theo luật GTĐB nếu bản chất sự việc chỉ là tai nạn giao thông. Vì trong quy định quản lý an ninh trật tự phần hạ tầng phải bàn giao cho nhà nước của chung cư không có quy định nào liên quan tới việc này.
(2) Tùy mức độ, người giải quyết có thể là:
- Bảo vệ: theo dõi sự việc, đảm bảo an ninh trật tư (không có đánh nhau, phân luồng hướng dẫn giao thông).
- Người va chạm: tự hòa giải. Trong trường hợp này bảo vệ hướng dẫn người va chạm duy chuyển phương tiện để không gây ắc tách giao thông. Nếu người va chạm không tự hòa giải thì người va chạm giữ nguyên hiện trường, liên lạc với CSGT để tới xử lý, bảo vệ/Ban quản lý chung cư sẽ liên hệ với UBND Phường để phối hợp đảm an ninh trật tự.
 
Hạng B2
19/2/09
278
343
63
Anh đúng kiểu ngồi phòng máy lạnh phán chuyện. Anh nên đi thực tế để coi BQL chung cư người ta thông báo các quy định như thế nào, chứ toàn Nếu với Nếu. Topic về pháp lý mà anh diễn giải chủ quan theo ý anh không à.
Những cái nếu của tôi đều mang tính pháp lý cả đấy, bác có thấy sai chỗ nào không?
Còn về các thông báo của BQL chung cư, tuy tôi không đọc, nhưng tôi tin chắc là nó không chi tiết và không có đầy đủ căn cứ pháp lý.
Việc quản lý các công trình/tài sản thuộc sở hữu chung của cư dân như thế nào thuộc về BQT, thậm chí những vấn đề lớn (ví dụ như cấm đỗ xe chỗ nào, hình thức xử phạt...) phải được quyết định thông qua hội nghị nhà chung cư, chứ BQT cũng chưa đủ thẩm quyền. BQL chỉ là đơn vị được cư dân (BQT) thuê để vận hành chung cư, không có quyền ra thông báo nào vượt mặt cư dân cả.
Sự lẫn lộn vai trò của CĐT với BQT và BQL chính là nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp