@Nguyễn @Wuyến mình đọc sơ qua bài của tác giả, thì tác giả phân tích rõ ràng và đưa ra các văn luật để chứng mình các văn bản của BQL Thảo Điền và UBND đúng hay sai dựa trên luật. Còn các bác vô phán mà không dẫn chứng được cái gì, dựa vào điều luật nào hết thì không ai tin
vụ này hôm trước mình có comment trên OS này nhưng bị xoá bài, đại loại là:
- Người đậu xe sai thì có luật GTĐB xử lý và chế tài (tất nhiên là người có thẩm quyền mới được làm)
- BQL TĐ đưa ra dẫn chứng luật xd gì đó kèm UQ của chủ đầu tư để tự ý khoá bánh xe: theo mình là BQL HOÀN TOÀN SAI vì BQL không có thẩm quyền gì để tự ý đụng vào hay giam giữ tài sản của người khác hết
Các căn cứ về việc BQT nhà chung cư dựa vào luật nhà ở.
Thứ nhất: Đoạn đường gây tranh cãi (gọi là "công trình" đi cho đúng với luật nhà ở) nằm trong điểm c, khoản 2, điều 100 Luật nhà ở 2014:
Điều 100. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của nhà chung cư
...
2. Phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm:
a) Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 1 Điều này; nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư;
b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư;
c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt;
d) Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được duyệt bao gồm sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt.
Chi tiết hóa theo thông tư 02/2016 về quản lý, sử dụng nhà chung cư thì:
Điều 7. Quản lý phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu
2. Đối với công trình phục vụ cho sinh hoạt của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư mà thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước quản lý theo dự án được phê duyệt nhưng chưa bàn giao thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý các công trình này; sau khi bàn giao cho Nhà nước thì đơn vị được Nhà nước giao quản lý chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và sử dụng theo đúng mục đích, công năng thiết kế được phê duyệt.
Chú ý: công trình "
thuộc diện phải bàn giao" nhưng hiện tại chưa bàn giao. Vì chưa bàn giao nên nó vẫn thuộc quản lý của chủ đầu tư (ủy quyền cho BQT), nội dung quản lý của chủ đầu tư đã nói tới, bao gồm cả quản lý chất lượng lẫn quản lý sử dụng.
Thứ hai, theo định nghĩa chung thì "Quản lý" là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường.
“Quản” là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định và
“Lý” là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định.
cốt lõi của khái niệm quản lý là trả lời câu hỏi; 1, Ai quản lý? (Chủ thể quản lý); 2, Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Khách thể quản lý); 3, Quản lý như thế nào? (Phương thức quản lý); 4, Quản lý bằng cái gì? (Công cụ quản lý); 5, Quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý).
Trả lời được 5 câu hỏi này thì mọi chuyện sẽ rõ ràng.