Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
29/11/06
2.951
38.093
113
53
Giá nhà đã chạm đáy?
26/04/2011 0:01
Giá nguyên vật liệu tăng, lãi suất đầu vào cao khiến giá thành xây dựng đội lên nhưng nhiều chủ đầu tư (CĐT) vẫn chủ động giảm giá sản phẩm. Đây là lý do khiến nhiều ý kiến cho rằng, giá bất động sản (BĐS) tại TP.HCM đã chạm đáy.
Khó giảm thêm
Ông Lê Chí Hiếu, Tổng giám đốc Công ty phát triển nhà Thủ Đức phân tích, theo chủ trương thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng cho BĐS đến tháng 6.2011 còn tối đa 22% so với tổng dư nợ và đến cuối năm tiếp tục giảm còn tối đa 16%. Điều này không chỉ gây khó cho doanh nghiệp mà cho cả người dân trong việc tiếp cận vốn vay để mua nhà. Trong trường hợp vay được, gánh nặng lãi suất cũng khiến họ e ngại. Hệ lụy là thị trường địa ốc càng trầm lắng. Hiện có đến 60 - 70% dự án (DA) bị đình trệ, rơi vào trạng thái chờ hoặc giãn tiến độ do thiếu vốn.
Phó tổng giám đốc Công ty CP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Lê Quốc Duy cho biết, do thị trường BĐS gặp khó khăn nên nhiều CĐT phải công bố giá bán sát với giá thành, thậm chí chấp nhận lỗ vốn. Có thể nói, mọi chi phí cho DA đều tăng mạnh. Đơn cử như định giá đất theo hướng mới khiến chi phí của DA tăng lên; chi phí cho bộ máy quản trị cũng tăng. Đặc biệt chi phí xây dựng chính là thép, xi măng, kể cả các loại vật tư phụ như cát, đất, gạch lót tường... đã tăng rất mạnh khiến giá thành đội lên cao hơn so với năm 2010. Đó là lý do, DN khó có thể cắt giảm giá nhà thấp hơn nữa.
Theo tính toán của các chuyên gia xây dựng, hiện giá vật liệu xây dựng đã tăng bình quân từ 25 - 30%, khiến chi phí xây dựng 1m[sup]2[/sup] căn hộ lên đến 14 - 15 triệu đồng, thay vì khoảng 10 triệu đồng như trước. Giá nhà thương phẩm còn cao hơn vì ngoài giá xây dựng còn quá nhiều chi phí như giá đất, tiền lãi vay NH... cũng đã tăng lên.
Nếu như trước đây, để giảm giá thành căn hộ, các CĐT thường cắt giảm, thay thế một số loại vật liệu xây dựng phụ trợ như gạch lát nền, xi măng, nhôm kính; giảm bớt diện tích công cộng, đầu tư hạ tầng, thay đổi thiết kế để tiết kiệm trong thi công; tiếp theo đó là cắt giảm, thay thế một số thiết bị, vật liệu xây dựng hoàn thiện trong nhà như: hệ thống điện, bếp, vệ sinh, gạch… nhưng nay những loại vật liệu này cũng tăng mạnh, từ 15 - 20% nên CĐT muốn tiết kiệm thêm cũng bó tay.
Cơ hội mua vào
Giá BĐS khó có thể giảm thêm, nhu cầu thực sự về nhà ở lớn nhưng lực cầu vẫn không tăng, đây chính là nghịch lý trên thị trường BĐS hiện nay. Lý do là người mua vẫn có tâm lý chờ giá giảm thêm khi một số CĐT chủ động giảm giá. Tuy nhiên, theo phân tích của ông Duy, lúc này thị trường đang khó khăn, nên nhiều CĐT địa ốc phải chấp nhận cắt giảm lợi nhuận, bán với giá gốc, thậm chí lỗ vốn để "đẩy" hàng, lấy tiền trả lãi vay NH. Nhưng đến lúc không chịu nổi, CĐT buộc phải tăng giá bán trở lại. Vì vậy, đây là cơ hội để mua BĐS với giá tốt.
Gia-nha-giam.jpg

Khách hàng đang có cơ hội mua bất động sản giá tốt - Ảnh: Hân Di
Trên thực tế, hiện đã có sự rục rịch tăng giá tại một số DA do lúc đầu mức giá mà CĐT đưa ra quá thấp để huy động vốn làm DA. Nay họ điều chỉnh giá tăng lên để chống chọi với lãi suất. Cũng có DA, do sự quan tâm của khách hàng nên quyết định tăng giá. Đơn cử như DA Hoàng Kim Thế Gia (Q.Bình Tân), trước đây khoảng 16 triệu đồng/m[sup]2 [/sup]nay đã tăng lên khoảng 19 triệu đồng/m[sup]2[/sup]. Hay như DA số 10 Âu Cơ, Auco Towe, Quang Thái (Q.Tân Phú)... cũng đã tăng giá bán.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cho rằng, thị trường trầm lắng một thời gian dài là cơ hội cho người mua ở lựa chọn sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu. Lúc này là thị trường của người mua, chứ không phải của người bán như trước đây. Hiện nay khách hàng có quyền “mặc cả” với CĐT để tìm cho mình những căn hộ chất lượng, với nhiều tiện ích, cảnh quan, môi trường, phong thủy, với giá tốt nhất. “Hiện khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, với mức giá cũng tốt hơn nếu so sánh với mức trượt giá của đồng tiền và sự tăng giá chóng mặt của nhiều mặt hàng khác”, ông Châu tính toán.
Hân Di - Thanh Niên Online
 
Hạng D
14/5/08
2.536
21.229
113
HN chưa bể nên chưa phải là đáy. Cùng khoảng cách 15km so với trung tâm TP mà ở HN mắc hơn SG 8-10 lần và vẫn đang lên, dân Bắc vẫn mang tiền vào SG mua gom thì chưa phải là đáy.

Đáy là khi bà con HN bán tháo đất SG để mang tiền ra Bắc
 
koonjang nói:
HN chưa bể nên chưa phải là đáy. Cùng khoảng cách 15km so với trung tâm TP mà ở HN mắc hơn SG 8-10 lần và vẫn đang lên, dân Bắc vẫn mang tiền vào SG mua gom thì chưa phải là đáy.

Đáy là khi bà con HN bán tháo đất SG để mang tiền ra Bắc

Những dân Bắc mà đầu tư xa nhà vô tận Sài Gòn thì phần lớn là tiền nhàn rỗi ,đầu tư căn nhà thứ 2 ,chứ không có ai bán sang tay nhiều như dân cò đất ngoài đó đâu bác. Họ để nhà cắm dùi hoặc xây ở cũng phải 1 khoảng thời gian khá lâu mới nghĩ tới chuyện bán lại chốt lãi mang ngược về Bắc!
 
Bò Hóng
13/12/06
8.381
72.921
113
Gặp được kèo thơm là cứ múc thôi! có thể chờ thêm vài tháng nữa là đáy, nhưng khi tới đáy thì toàn là bùn, cá mập bị bắt hết rồi
 
  • Like
Reactions: namphuongqueen
Hạng D
29/11/06
2.951
38.093
113
53
Thấy báo chí la rùm beng BĐS Tp.HCM đóng băng, cuối tuần rồi vọt qua Q7 ngó nghiêng xem tình hình thế nào sẵn dịp xem anh Petroland Mỹ Phú xây tới đâu, gặp mấy anh cò nhà phố khu cư xá ngân hàng, khu đường số quanh khu vực Lâm Văn Bền chạy mệt xỉu, khách đi xem nhà cũng dập dìu, buổi sáng CN ko thấy xuống cọc 1-2 căn nhà thì cũng ko đến nỗi "đóng tuyết" đâu? Có căn mặt tiền đường 43 hả gì đó 3.8x20m giá 2.8tỷ cũng mềm quá nhưng ko biết phải là đáy chưa, một căn trong hẻm gần trường học Nguyễn Hữu Thọ 4x8m đổ 1 tấm nhà đẹp giá 1.4tỷ có người đặt cọc luôn. Tuần sau đem "hàng nóng" đi gặp kèo thơm xúc luôn...ko quan tâm đến báo chí gì nữa
bash.gif
 
Hạng F
22/2/08
9.511
12.746
113
Vậy ra em mới bán 1 căn ngay đáy sao:D. Đất nền/nhà khu dân cư hiện hữu ở GV hiện cao hơn đầu năm 5-10%
 
Hạng F
22/5/05
17.658
6.052
113
59
Thành phố Run Quất
Địa ốc Hà Nội “thấm mệt” vì đói vốn

mail.gif
E-mail
print.gif
Bản để in
cong.gif
Cỡ chữ
tru.gif
Chia sẻ:
facebook.gif
twitter.gif
google.gif
yahoo.gif
lh_icon_square16x16.png

Ý kiến (1415)

BẢO ANH
27/04/2011 09:59 (GMT+7)

0123.jpg
Dù bằng nhiều con đường khác nhau, song thị trường bất động sản vẫn được cho là có quan hệ mật thiết với tín dụng ngân hàng.

Hệ quả thắt chặt tín dụng bất động sản có vẻ đang dần hiện rõ đối với nhiều nhà đầu tư và dự án trên địa bàn Hà Nội
Hệ quả thắt chặt tín dụng bất động sản có vẻ đang dần hiện rõ đối với nhiều nhà đầu tư và dự án trên địa bàn Hà Nội.

Điều này không phải là quá bất ngờ đối với giới đầu tư bất động sản, bởi Nghị quyết 11 của Chính phủ đã được phát đi từ hai tháng nay. Nhưng, với nhiều người, điều mà họ không ngờ là thị trường lại diễn biến theo chiều hướng xấu nhanh đến như vậy, ngay cả khi bất động sản đang được kỳ vọng là nơi trú ẩn an toàn khi kinh tế đầy biến động.

Đất ngoại thành rớt giá

Còn nhớ, khi Nghị quyết 11 được ban hành, lãnh đạo của một tập đoàn bất động sản lớn đã từng phát biểu, việc thắt chặt tín dụng bất động sản trong bối cảnh hiện nay là không hợp lý, đặc biệt là đối với thị trường Hà Nội. Bởi lẽ, theo vị này, thị trường đóng băng về giao dịch nhưng giá vẫn ở mức rất cao, tức là giá tăng ảo do những vấn đề tính minh bạch trong quy hoạch, sử dụng đất đai hay vấn đề truyền thông, tin đồn... chứ không liên quan nhiều đến vốn, tín dụng.

Thế nhưng, thực tế những gì đang diễn ra tại Hà Nội cho thấy, chủ trương thắt tín dụng bất động sản của Chính phủ dường như đã đạt được mục đích khi giới đầu tư, từ doanh nghiệp, tổ chức đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ đều có biểu hiện “khát” vốn.

Khảo sát của VnEconomy cuối tuần qua cho thấy, giá đất tại nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội đang giảm mạnh. Đất tại các khu vực như Sóc Sơn, Đông Anh, Phúc Thọ, Thạch Thất... đã giảm từ 2 - 5 triệu đồng/m2 so với hồi giữa tháng 3/2011.

Cụ thể như đất tại các xã như Minh Phú, Minh Trí, Nam Cương, Bái Thượng, Phù Linh... thuộc Sóc Sơn thay vì “hét” giá 7 - 8 triệu đồng/m2 (đất trong xóm) hồi giữa tháng trước, nay đều được các chủ nhân bớt hẳn 2 -3 triệu đồng/m2. Đất dọc các trục đường chính cũng nhanh chóng “hạ nhiệt”, chỉ còn từ 10 - 18 triệu đồng/m2, giảm khoảng 5 triệu đồng so với thời điểm sốt từ tháng 2.

Còn tại khu vực Đông Anh, giá đất mặt tiền thuộc các khu vực như Cổ Điển, Hải Bối, Phương Trạch, Vĩnh Ngọc... mà VnEconomy có dịp khảo sát hồi cuối tháng 3 với giá từ 40 - 80 triệu đồng/m2, thì nay cũng đã giảm từ 3 - 5 triệu đồng/m2.

Ngay cả đất thổ cư ở khu vực phía Tây, vùng được cho là “tiềm năng” nhất đối với giới đầu tư bất động sản Hà thành cũng đang rớt giá từng ngày. Tại các khu vực như Phú Cát, Thạch Hòa, Tiến Xuân, Đông Xuân, Thạch Thất hay xa hơn nữa là Cổ Đông, Sơn Tây, Xuân Mai... giá đất cũng không còn nóng như hồi đầu năm nay.

Chị Nguyễn Thị Hải Đăng, một nhà đầu tư “tay trái” cho hay, tuần trước chị vừa bán hơn 700 m2 tại Tiến Xuân (Thạch Thất) với giá 4 triệu đồng/m2 sau khi đã lãi khoảng gần 1 triệu đồng/m2 so với thời điểm từ giữa năm 2010.

Thế nhưng, một nửa diện tích đất còn lại của chị dù có hướng đẹp hơn, vuông vắn hơn thì cả chục người hỏi mua cũng chỉ trả cao nhất 3,5 triệu đồng/m2.

“Chỉ trong vòng một tuần mà giá đất tại đây đã giảm từ 500.000 - 1 triệu đồng/m2. May mắn là tôi đã bán được hơn nửa số đất, còn nếu không đẩy nhanh lô đất kia thì tôi đã mất toi ngót tỷ đồng”, chị Đăng nói.

Và theo lời nhà đầu tư này, việc cơn sốt đất Sóc Sơn, Đông Anh lắng xuống đã khiến cho đất khu vực phía Tây cũng “lây bệnh”. Hiện nhiều chủ đất lẫn nhà đầu tư tại đây đều đang rao bán đất đúng bằng với giá mà họ mua hơn một năm về trước, vì vốn vay đã bị om quá lâu, trong khi nguồn mới lại không dễ xoay.

Trong khi đó, theo Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Nguyễn Văn Nguyệt, việc đất đai tại địa phương này “sốt” chủ yếu là do yếu tố tâm lý, muốn đi trước quy hoạch của một số người đầu tư chuyên nghiệp lẫn nhà đầu tư tay trái. Chính những thông tin từ việc di dời trường đại học, cao đẳng lên Sóc Sơn hay việc xây đô thị vệ tinh Sóc Sơn... đã đẩy giá đất trên địa bàn huyện tăng cao từ đầu năm đến nay.

Nhưng cũng không lâu sau, hồi kết của “sốt” đất Ba Vì hồi giữa năm 2010 đã lặp lại tại Sóc Sơn, Đông Anh khi các nhà đầu tư đã bắt đầu “ớn” với việc ôm đất, trong khi tìm vốn thì ngày càng khó khăn hơn.



http://vneconomy.vn/20110...ham-met-vi-doi-von.htm
Hà Nội đạt đỉnh và lũ xả hàng sắp đến rồi đây . SG sắp đạt đáy chứ chưa phải đáy?

Các bác cứ nói HN là do tiền dân mua là chủ yếu chứ ko có yếu tố NH? Ko có nguồn tiền NH làm dech gì đẩy mớ tài sản đất khổng lồ lên được?
Tăng trưởng tổng vốn tín dụng Q1 2011 cao hơn Q1 năm ngóai ,vậy dòng vốn đã đi vào đâu? Sản xuất, CK hay BDS? Vào sản xuất thì chắc khó tăng với LS 20%, vào CK càng chưa thể với tổng giao dịch hàng ngày chưa đến nghìn tỷ ,thấp hơn nhiều so với năm trước ,chỉ có thể chảy vào BDS bằng hình thức vay khác?
------------------------------------------------------------------------------------
http://sgtt.vn/Goc-nhin/1...ec-on-dinh-ty-gia.html
Tăng trưởng tổng tín dụng trong quý 1/2011 ở mức hơn 5% cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 (ở mức 3,3%), trong khi tăng trưởng huy động lại thấp hơn, chỉ tăng 1,56% so với mức 3,8% trong quý 1/2010. <<< Việc thắt chặt tín dụng ở Q1 chưa thật nghiêm túc?

 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: namphuongqueen
Status
Không mở trả lời sau này.