Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Và cũng lưu ý câu trả lời đoạn này để áp dụng cho 1 số lập luận về sau:

Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam trả lời như sau:
- Tại khoản 1 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ quy định về chuyển hướng xe như sau: “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ”.
- Mặc dù phía trước bạn chỉ có 1 hướng rẽ phải nhưng bạn vẫn phải bật đè xin nhan bạn vẫn phải bật đè xin nhan để báo hướng rẽ nhằm bảo đảm an toàn cho xe di chuyển phía sau.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
7/12/12
6.178
83
63
Bác giở con bài tẩy ra rồi hả, chúc mừng bác có dẫn chứng từ "Vụ" nhưng thật sự em vẫn chưa phục vì trường hợp trên không giống hoàn toàn với vụ đường cong vì đó rõ ràng là đi đến ngã tư và bắt buộc phải rẽ phải vì những hướng còn lại không đi được nên mặc nhiên rẽ phải thì phải xi-nhan thôi...;)
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
chimanthit777 nói:
Bác giở con bài tẩy ra rồi hả, chúc mừng bác có dẫn chứng từ "Vụ" nhưng thật sự em vẫn chưa phục vì trường hợp trên không giống hoàn toàn với vụ đường cong vì đó rõ ràng là đi đến ngã tư và bắt buộc phải rẽ phải vì những hướng còn lại không đi được nên mặc nhiên rẽ phải thì phải xi-nhan thôi...;)
hehe, bác hỏi khó thì em phải đáp có căn cứ chứ. Công nhận bác hỏi đau não thiệt. Kaka. May mà có ông Vụ này chứ k em lục tài liệu bỏ mợ. Vậy là vụ "muốn hay k muốn" bỏ qua rồi hén.

Vụ đường cong thì e đồng ý với bác là khác với bắt buộc rẽ ở các giao lộ bắt buộc, vì nó sang đường có tên khác.

Tuy vậy, nếu chỉ xét về góc độ lý luận, hãy bỏ các nhánh đường khác đi, coi đó như cánh đồng hay vách núi, dùng phương pháp siêu hình để so sánh với 1 đường cong đồng dạng, thì rõ ràng người điều khiển phương tiện cũng phải xinhan để đảm bảo an toàn cho xe di chuyển sau.
 
Hạng C
26/12/12
950
16
18
xe rùa 68 nói:
Việc phải xi nhan khi chuyển hướng hay chuyển làn thì luật đã rõ , bi giờ chỉ gay cấn về định nghĩa thế nào là chuyển hướng , chuyển làn thôi . Em chỉ đồng ý coi là chuyển hướng khi rẽ , quay đầu và chỉ coi là chuyển làn khi đường được chia làn ( không có khái niệm chuyển làn trong giao lộ ) , từ đó khi tham gia GT em chỉ xi nhan trong những trường hợp trên .
em cũng như bác vì vậy em cũng không có gì để tranh luận cả. XXX đều hù dọa nhưng chưa lần nào lập biên bản với những người hiểu luật này.
 
Hạng D
29/11/04
1.821
15.519
113
Các xe chưa tới ngã 4 làm sao biết các hướng còn lại cấm rẽ ?!
Và Luật đã quy định, đã rẽ thì phải xi nhan báo hướng rẽ, không cần biết mấy hướng. Ví dụ như tới đoạn con lươn hở mà có bảng cho quay đầu thì vẫn phải xi nhan trái để báo rẽ theo hướng ngược lại bên trái.
Do đó, ví dụ trên không liên qua tới đường cong - nơi chẳng có cái hướng rẽ nào.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
shpy nói:
Các xe chưa tới ngã 4 làm sao biết các hướng còn lại cấm rẽ ?!
Và Luật đã quy định, đã rẽ thì phải xi nhan báo hướng rẽ, không cần biết mấy hướng. Ví dụ như tới đoạn con lươn hở mà có bảng cho quay đầu thì vẫn phải xi nhan trái để báo rẽ theo hướng ngược lại bên trái.
Do đó, ví dụ trên không liên qua tới đường cong - nơi chẳng có cái hướng rẽ nào.
Đồng ý với bác, em nghĩ đây là lập luận cực chuẩn để tách trường hợp di chuyển tại giao lộ với di chuyển tại đường cong là khác nhau.
Tuy nhiên, trong trả lời của Vụ k cần quan tâm đến có ngã rẽ khác hay k, mà chỉ là có rẽ, và đã rẽ thì phải có giảm tốc và có tín hiệu xinhan. Câu trả lời trên chỉ có đáp án cho chữ "muốn", và "rẽ" là 1 trong các trường hợp "chuyển hướng" trong điều 15. Muốn hay k muốn đều phải thực hiện như vậy khi có "rẽ".

Và ta cũng có thể thống nhất luôn, "rẽ" tức là phải có giao lộ. Ai k đồng ý thì giơ tay nhé.

Do vậy, ta lại tiếp tục làm rõ, "chuyển hướng" trong điều 15 là gì?
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
29/11/04
1.821
15.519
113
Em nghĩ không nên hỏi "chuyển hướng" là gì mà hãy nên ra quán, lấy ly đập nhau để phân rõ "hướng" là gì. :D (đùa thôi, em không dám rủ nhậu, con em còn nhỏ, tối phải ru con bú :p)

Theo em "hướng" là hướng di chuyển trên đường chứ không phải hướng bánh xe. Ví dụ: báo đài, các bản án, các biên bản hiện trường v.v. đều ghi :xe A di chuyển trên đường X theo hướng từ giao lộ Y tới giao lộ Z. Có nghĩa là 1 hướng dù con đường đó nó cong hay thẳng.
Cho nên, bảo hướng rẽ chỉ có ở giao lộ cũng sai vài cái ví dụ con lươn hở của em ở trên.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
shpy nói:
Em nghĩ không nên hỏi "chuyển hướng" là gì mà hãy nên ra quán, lấy ly đập nhau để phân rõ "hướng" là gì. :D (đùa thôi, em không dám rủ nhậu, con em còn nhỏ, tối phải ru con bú :p)

Theo em "hướng" là hướng di chuyển trên đường chứ không phải hướng bánh xe. Ví dụ: báo đài, các bản án, các biên bản hiện trường v.v. đều ghi :xe A di chuyển trên đường X theo hướng từ giao lộ Y tới giao lộ Z. Có nghĩa là 1 hướng dù con đường đó nó cong hay thẳng.
Cho nên, bảo hướng rẽ chỉ có ở giao lộ cũng sai vài cái ví dụ con lươn hở của em ở trên.
Cảm ơn bác. Vậy e chốt lại tiếp theo ý bác:
--Rẽ có thể bao gồm cả trường hợp quay đầu.
--rẽ k chỉ ở giao lộ, mà có thể rẽ ở cả những nơi con lươn hở.

Để có thể có "trọng tài" chốt lại "chuyển hướng" là gì, ta thống nhất ai là trọng tài nhé.
Em đề xuất tiếp: do chúng ta đang "đá" lưu thông tại VN, theo luật GTĐB VN, và xxx là đại diện cho cơ quan hành pháp có quyền xử lý vi phạm; viện kiểm sát và Toà đại diện cho tư pháp, nên chúng ta phải chấp nhận quyết định đầu tiên là từ trọng tài xxx, kế đến là có cao hơn xxx 1 chút là Toà. Đó sẽ là quyết định cuối cùng cho "trận đấu tranh luận".
Vì nếu ta nói xxx k tin được, Toà k tin được, thì ta nên chấm dứt tranh luận và giải tán ai về nhà nấy cho đỡ mất thời gian hỉ? :D (mặc dù trên thực tế có thể xảy ra khả năng đó).

Tuy nhiên, em mong ngay chúng ta, với tinh thần học hỏi, cởi mở, k cay cú, sẽ tự quyết định được đúng sai, phải trái trước khi nghe quyết định của Trọng tài, vì chúng ta sẽ tin chúng ta hơn ai hết.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
26/12/12
950
16
18
dawmgoodman ® nói:
Và cũng lưu ý câu trả lời đoạn này để áp dụng cho 1 số lập luận về sau:

Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam trả lời như sau:
- Tại khoản 1 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ quy định về chuyển hướng xe như sau: “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ”.
- Mặc dù phía trước bạn chỉ có 1 hướng rẽ phải nhưng bạn vẫn phải bật đè xin nhan bạn vẫn phải bật đè xin nhan để báo hướng rẽ nhằm bảo đảm an toàn cho xe di chuyển phía sau.
em thấy nó vô lý quá. Nếu có biển báo bắt buộc rẽ phải thì người tham gia giao thông phải luôn tuân thủ theo biển báo. Vậy tại sao còn phải báo? Báo cho ai? chả lẽ những phương tiện phía sau có thể rẽ trái hay đi thẳng được sao?
còn những phương tiện phía sau mà không thể quan sát được biển thì do họ không giữ khoảng cách khi tham gia giao thông. Như vậy chính họ mới là người sai chứ ko phải đổ lỗi cho người đi trước không xi-nhan.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
haivnnet nói:
dawmgoodman ® nói:
Và cũng lưu ý câu trả lời đoạn này để áp dụng cho 1 số lập luận về sau:

Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam trả lời như sau:
- Tại khoản 1 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ quy định về chuyển hướng xe như sau: “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ”.
- Mặc dù phía trước bạn chỉ có 1 hướng rẽ phải nhưng bạn vẫn phải bật đè xin nhan bạn vẫn phải bật đè xin nhan để báo hướng rẽ nhằm bảo đảm an toàn cho xe di chuyển phía sau.
em thấy nó vô lý quá. Nếu có biển báo bắt buộc rẽ phải thì người tham gia giao thông phải luôn tuân thủ theo biển báo. Vậy tại sao còn phải báo? Báo cho ai? chả lẽ những phương tiện phía sau có thể rẽ trái hay đi thẳng được sao?
còn những phương tiện phía sau mà không thể quan sát được biển thì do họ không giữ khoảng cách khi tham gia giao thông. Như vậy chính họ mới là người sai chứ ko phải đổ lỗi cho người đi trước không xi-nhan.
Dạ, nên về tranh luận trong thớt này em mới đặt ra vấn đề ở đây chỉ là tranh luận câu chữ về 1 vấn đề pháp lý trong GTĐB về "xxx có căn cứ thổi phạt các trường hợp chuyển hướng nào theo điều 15?". Chứ k phải tranh luận về hợp tình hợp lý hay k?

Nếu như tranh luận là "xxx hay bắt lỗi k xinhan đường cong gây bức xúc", thì em sẽ tranh luận theo hướng quy định về lỗi này rất bất hợp lý. Các bác cũng hiểu giúp e về ý nghĩa tranh luận này, chứ e hoàn toàn k bao giờ nghiêng về phía xxx mà chỉ bảo vệ cái nào là đúng theo quy định pháp luật.

Còn về các trách nhiệm như bác nói, em đồng ý nếu có xảy ra tai nạn gì giữa xe trước và xe sau, xe đi sau vẫn luôn là người có ít nhất 2 lỗi sau: không giữ khoảng cách an toàn, không làm chủ tốc độ. Còn xe trước thì tuỳ theo tình huống mà xem xét việc có xinhan hay k?

Bởi vậy em mới đưa việc có nguy hiểm hay k cho người và phương tiện cùng lưu thông vào quan điểm của em. Vì tại khoản 4, 5 điều 4, Luật GTĐB đã có quy định rõ như Hiến Pháp của Luật GTĐB, trong đó trách nhiệm của cá nhân phải tự giác thực hiện việc bảo đảm an toàn cho người và các ptiện cùng lưu thông. Nếu k có quy định mang tính nguyên tắc này, việc ta k xinhan trong 1 số trường hợp chuyển hướng sẽ được loại bỏ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.