dawmgoodman ® nói:
HieuLe309 nói:
Em hỏi bác Dâm nhé để em bổ sung kiến thức ạ.
Khi vào đường cong phải nhé, bác mở nhan phải ok. Nếu bác muốn chuyển vào lane giữa hoặc tấp lề dừng khẩn cấp thì phải mở đèn nào nữa ạ hay giơ tay?
em hỏi bác, khi bác đi đường thẳng, bác xi nhan phải cách ngã 4 50m, người đi sau hiểu bác chuyển lane, tấp lề hay rẽ phải?
Bác này cứ khư khư giữ cái quan điểm của mình thì cũng không ai trách. Nhưng lý luận cùn như thế này để giữ quan điểm thì em thấy cần phải lên tiếng.
- Thứ nhất: Khi đi trên 1 đoạn đường có phân làn (thậm chí 10 làn) hay không phân làn, việc 1 phương tiện bật signal phải (hoặc trái) là để báo hiệu phương tiện đó đang muốn di chuyển về phía bên phải (hay bên trái) của phần đường xe chạy, dù cho phần đường đó có phân làn hay không.
- Thứ hai: Chỉ có ở Việt Nam người ta mới có những quy định bắt buộc xe ô tô phải rẽ phải từ làn đường hoặc phần đường phí bên trái (do phí bên phải dành cho xe máy lưu thông), từ đó dẫn đến một điều, trong não trạng của nhiều người có suy nghĩ rằng việc rẽ phải từ làn bên trái là bình thường. Trên thế giới, ở bất kỳ nước nào khác ngoài VN, phương tiện rẽ phải luôn rẽ phải từ làn bên phải trong cùng, hoặc nếu có nhiều làn rẽ phải thì thứ tự ưu tiên cũng bắt đầu từ làn bên phải trong cùng trở ra phía bên trái.
Vì thế, việc bật signal phải, chỉ cần hiểu là phương tiện đó đang có ý muốn tạo hướng di chuyển về phía bên phải của phần đường xe chạy, trong đó có việc chuyển làn, việc chuyển hướng từ bên trái sang bên phải của phần đường xe chạy không phân làn hoặc rẽ phải, nếu phương tiện đó có ý định rẽ phải. Và tùy vị trí tương đối của các phương tiện khác, các lái xe khác biết để tránh hay nhường đường.
- Thứ Ba: Theo điều 13 Luật GTĐB, phương tiện chỉ được phép lưu thông trên 1 làn cố đinh trong trường hợp đường được chia nhiều làn. Trong trường hợp đường không phân làn, phương tiện bắt buộc phải lưu thông trong phần đường xe chạy, được giới hạn bởi vạch kẻ lề đường và vạch kẻ tim đường phân chia với làn ngược chiều. Khi đó, dù đường thẳng hay đường cong thì phương tiện vẫn phải tuân thủ lưu thông trong giới hạn được phép đó. Đó là chuyển động tịnh tiến theo làn đường chứ không phải là chuyển động tịnh tiến theo phương địa lý (Bắc Nam Đông Tây). Do đó, Khi tham gia giao thông, phương tiện chuyển động tuân theo hướng của phần đường xe chạy chứ không phải là phương hướng địa lý. Việc sử dụng từ "chuyển hướng" của bác này đang có ý đồ cố tình đánh đồng sang cách suy luận "hướng địa lý", các suy luận đó chỉ đúng khi phương tiện chạy trên một bãi đất trống hay 1 sân vận động. Còn phương tiện đang tham gia giao thông phải lưu thông trên " PHẦN ĐƯỜNG XE CHẠY", khi phương tiện muốn đổi hướng so với hướng của phần đường xe chạy, lúc đó họ phải có trách nhiệm bật signal!
- Thứ Tư: Theo em, đừng cố tạo sự chú ý. Và nên hiểu, luật ở VN được copy từ nước ngoài, có vận dụng hoàn cảnh VN do trên 1 con đường ở VN có rất nhiều phương tiện cùng tham gia lưu thông, hơn nữa, trình độ của người làm luật còn hạn chế dẫn đến nhiều thiếu sót so với bản luật gốc trước khi copy. Để hiểu đúng, những người đưa ra lập luận kiểu như bác này, cấn tìm hiểu thêm. Đừng nên tự đắc khi không có ai tranh luận rồi nghĩ là mình đúng.
- Thứ Năm: Nói dài vậy, nhưng em chắc chắn vẫn chưa hết. Tuy nhiên, em không hề muốn tham gia tranh luận trong những trường hợp như thế này.
Xin cảm ơn!