Hạng B2
21/10/06
337
28.429
93
Tôi thấy nhiều quý phụ huynh cho con học ở VN chê lên chê xuống, truyền thụ tư tưởng đó cho thế hệ tiếp theo.
Hiện tại đang nguy hiểm nhất là truyền bá tư tưởng kiến thức trong trường ko sd được hoặc tào lao dẫn đến sv ra trường luôn mặc nhiên tư tưởng doanh nghiệp phải đào tạo lại và trong quá trình học ko coi trọng kiến thức.
Bên các trường làm công tác kiểm định quốc tế, thì có 1 mục là khảo sát doanh nghiệp. Dô đó ôi thôi chém gió đùng đùng, đi lạc kiểu CNL á, nghe phát mệt.
 
Hạng C
8/4/11
884
11.677
93
Vậy MIT thì sao anh?
Anh xem thử nó rank thế nào chứ đừng có dịch từng từ như vậy.
Mình có dịch đâu anh ? Tên khai sinh nó thế và mình kể cho mọi người nghe vậy thôi. Mà sao anh phản ứng ghê thế ?
 
  • Like
Reactions: pamken
Hạng B2
27/5/10
256
2.309
93
Tôi thấy nhiều quý phụ huynh cho con học ở VN chê lên chê xuống, truyền thụ tư tưởng đó cho thế hệ tiếp theo. Sau khi đi chơi nước ngoài vài ba tháng là quyết định tương lại cho sắp nhỏ ở xứ người. Trong khi người thực sự ở đó chính là sắp nhỏ của mình, người chịu đựng khổ đau cũng là sắp nhỏ. Muốn nó sống tốt ở xư người thì nó buộc phải quên xứ mẹ; còn vương vấn xứ mẹ thì không tích hợp vô XH xứ người được.
Tôi thấy ở trên có comment của 1 bác rất hay, có điểu kiện cho ra nước ngoài trải nghiệm trại hè tầm 3 tháng để sắp nhỏ cảm nhận.
Ở đây nhiều bậc cha bậc chú nhiều tài sản giàu có nên tôi xin dừng comments ở đây.
Thân ái và chào quyết thắng =))
Thế giới là phẳng, VN cũng chỉ là 1 vùng mà thôi, cởi mở cho dễ thở anh ạ.
 
  • Like
Reactions: pamken
Hạng B2
5/10/14
219
2.122
93
Dân IT tụi mình ở VN trong các cty lớn thì đa số là dân BK với KHTN, chỉ có một ít bạn dân trường ĐH tư vào được (ví dụ Đại học Mở, etc ...), nhưng đặt biệt các bạn xuất thân trường tư đó làm việc rất ổn; chắc do có motiv mạnh?
Đồng ý với anh. Kiểu nhà nghèo học giỏi ! Em đùa thôi, chứ thành bại tại kỹ năng mỗi con người. Mà nhân chi sơ đâu ai có kỹ năng !

Em luôn nói với con là:
Thành công = Nền tảng + Rèn luyện + HLV
 
Hạng D
23/5/12
1.937
77.855
113
Nghe mấy anh nói em nhột, tủi thân quá. Em dân tỉnh lẻ, hồi xưa thi trường top bị tèo, cắn răng học trường tư bị tụi bạn nhìn 1/8 con mắt.

Ráng bò lê lếch làm lính Tây lông.... giờ cũng được đám lính chục đứa FTU, BK, Rmit trai xinh gái đẹp.

Anw, cũng tuỳ cty mà họ chú trọng cái tên trường đã học hay ko, nếu xác định làm cty VN, Jp, Kr hoặc vô ngành tài chính, bank, tech thì cần cái tên trường đẹp tí. Từ hồi đi mần tới giờ chưa có cty nào đòi em nộp bằng cấp gì, phỏng vấn xong mấy câu rồi xách tờ lý lịch là zô làm... chắc phước đức ông bà để lại nên hên á
Như đã nói nhiều lần trong các chủ đề liên quan đến giáo dục, có thể những ngành nghề khác như IT hay chuyên ngành khác thì không biết, cơ bản liên quan đến công trình xây dựng (bao gồm khai thác kinh doanh) và kinh tế (bao gồm kế toán và bán hàng) thì chưa bao giờ đánh giá cao nguồn nhân lực được đào tạo bởi trường dân lập.

Tất nhiên không phải là vơ đũa cả nắm, vẫn có những người xuất sắc từ môi trường dân lập.

Nhiều người nói bọn mình thiên kiến, nhầm to, vai trò là những người sử dụng lao động và cá nhân mình đã tham gia quản lý doanh nghiệp hơn 25 năm rồi .... nói thẳng là không thích thú gì phải sử dụng sinh viên trường công mới ra trường, vì phải mất công tái đào tạo bèo nhèo cũng cả năm, nhưng vừa làm được việc cái lại phải tăng lương cấp kì không chúng nó nhảy sang nơi khác.

Phải nói là rất muốn sử dụng sinh viên dân lập, yếu tố đầu tiên là biết thân biết phận nên không có chuyện đầu không tới trời chân không chạm đất như đám trường công, nên dễ dàng hòa nhập với công việc hơn ...

Nhưng như đã nói doanh nghiệp chỉ cần hiệu quả công việc, đặc biệt là với nhân sự chủ chốt thì chuyện họ học trường nào không còn quan trọng nữa, nhưng ghét cái gì trời cho cái đó, nguồn nhân lực chủ chốt hiện nay vẫn là từ trường công.

Không biết nhiều về RMIT, nhưng biết rất rõ năng lực của khá nhiều giảng viên đại học dân lập có liên quan đến công việc của mình . Có câu chuyện khá hài hước là một giảng viên ở ĐN dẫn con vào SG để nhập học vì con không muốn học ở ĐN, sinh viên cũ ở SG tụ họp lại mừng thầy vô đưa con vô SG học, sau khi nghe một số sinh viên cũ đứng lên tự giới thiệu... thầy hơi thất sắc. Tan tiệc, đúng nửa đêm ổng lôi thằng con ra ga tàu về thẳng ĐN.

Cào phím cũng khá dài , hy vọng bác hiểu
 
Hạng C
8/4/11
884
11.677
93
Đại học ứng dụng thì cũng không phải là xấu đâu anh.

Nó chỉ là một hướng đi khác. Không có định hướng nghiên cứu.
Chính xác nó là chỉ là định hướng về nghiên cứu và giảng dạy chứ chẳng phải hay, dở gì. Ví dụ: bên University dạy Economics thì cánh Institute dạy Applied Economics. Để cho dễ hiểu, sinh viên bên Melbourne vẫn nói "kỹ sư RMIT ra trường còn biết thay cái bóng đèn, kỹ sư Melbourne University ra trường có cái bóng đèn cũng không biết thay ..."
 
Hạng B2
29/3/12
256
1.258
93
Một vài thông tin mình biết (thông qua con mình) cho anh chị nào cần tìm hiểu về VGU: (thông tin cơ bản thì xem trên web trường)
- Về đầu vào: VGU tổ chức kỳ thi riêng, chỉ tiêu khoảng 80% lấy từ kỳ thi này, còn lại khoảng 20% là xét kỳ thi quốc gia và các trường hợp khác (thí sinh có giải QG...) năm nay có thêm xét học bạ. Lưu ý: mỗi ngành chỉ tuyển 80 sv qua mọi năm (không biết năm nay có khác không). Các năm trước thường không đủ chỉ tiêu, năm ngoái hình như đủ chỉ tiêu trừ 2 nghành mới mở. Năm nay dự chắc cũng đủ chỉ tiêu do vớt thêm thí sinh kẹt không đi du học được. Bài thi: thì ngày đầu buổi sáng tất cả thi bài thi chung, buổi chiều là bài thi chuyên nghành, ai có chứng chỉ TA đạt chuẩn thì khỏi thi TA vào sáng hôm sau.
Hồi con mình thi thì chẳng chuẩn bị gì tới ngày thi cứ xách viết đi nên điểm không thuộc top (nằm trong 25% trúng tuyển) để được học bổng, sau này nó có hướng dẫn cho con người bạn cách ôn năm ngoái được HB 100%.
  • Ngành học: ngoài năm ngành học có từ trước, năm ngoái mới mở thêm 2 ngành mới là xây dựng và kiến trúc (đang khuyến khích cho HB) chưa biết chất lượng thế nào nhưng cùng hệ thống quản lý thì chắc cũng ổn. :D
  • Học phí: Do trường được tài trợ nên học phí cũng dễ thở và cũng do vậy mà chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm vẫn vậy không tăng. Học phí được xác định năm đầu như thế nào thì sẽ cố định luôn cho các năm sau không đổi để gia đình chủ động tiền học. Con mình năm đầu đóng full học phí đâu khoảng 66tr, ráng học lấy điểm năm hai được HB 50% nên đóng đâu 33tr, khỏe hơn học phổ thông. :D
  • Trong năm học: năm đầu thì học các khái niệm, các môn hỗ trợ cho ngành học và hoàn thiện IELTS tối thiểu 6.0, em nào chuẩn TA rồi thì khỏi học thi IELTS mà học tiếng Đức (chỉ học 1 năm), qua môn tiếng Đức (như con mình nói) thì trình độ tương đương A2. Năm 2 là học vào chuyên ngành chính. Chương trình học thì do các trường liên kết bên Đức, theo thỏa thuận bên VN mình không can thiệp vào, nên học trường này các em sẽ không có dịp học Mác-Lê, KT XHCN, quân sự ... thay vào đó có khoảng 20 CLB hoạt động SV từ các loại môn TDTT, Media, ca nhạc, nhiếp ảnh ... do ban phụ trách SV trường quản lý.
  • Kiểm tra thi cử: Chương trình học theo từng môn, cuối chương trình thì thi để qua và học tiếp môn khác. Do có thể không đặt vấn đề thu tiền nên thi lại không phải đóng phí, theo thông tin thì cho thi lại tối đa 3 lần, không qua nổi thì ... đi bụi và trường sẽ loại khỏi hệ thống các trường cùng VGU. Hỏi anh bạn có con vừa tốt nghiệp thì thường năm cuối rơi rụng vài chục %, học làng nhàng thi rớt thì không binh qua được. Theo kinh nghiệm thì năm đầu là năm tụi nhỏ vui chơi nhảy múa (vì có nhiều hoạt động), các năm sau sẽ phải cày sấp mặt. :D
  • Ngành học khó của VGU: là ngành Cơ khí (mịa theo như anh gì nói học làm...thợ mà cũng khó dữ :D) con mình nói khóa cơ khí 2015 trở về trước chính thức mới có một em được cấp bằng, anh nào có con học cơ khí VGU thì confirm.
  • Trao đổi sinh viên: Mỗi ngành sẽ có một kỳ qua học bên trường liên kết ở Đức, nghành CS thì đi đầu năm 3, các ngành khác thì cuối năm 4, thường có 25 suất xếp theo điểm TB từ trên xuống cho từng khóa. Kinh phí tài trợ toàn bộ, theo kinh nghiệm mấy đứa đi trước tiết kiệm thì chúng đủ tiền đi chơi loanh quanh EU. Đang dịch covid mọi người đang tìm đường về mà con mình đang làm thủ tục đi Frankfurt T9, T10 tới, cha mẹ thì lo mà tụi nhỏ lại quyết tâm đi. Hic
  • Sinh hoạt đi lại: Trường có xe đưa rước hàng ngày ở Hồ con rùa. Con mình thì ở lại KTX, sáng thứ 2 thì 6h30 xe đưa lên, chiều thứ 6 chở về, có xe đưa rước giữa KTX và trường. Học ở Bình Dương cũng có cái hay cho tụi nó tự lập, không gian rộng thoải mái, tránh kẹt xe ngập nước hàng ngày nếu học ở SG. Nghe dự kiến sang năm chuyển về campus mới ở khu Mỹ Phước rộng 50ha, không biết kịp không.
Dài quá, em xin hết! :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
5/10/14
219
2.122
93
Hôm trước em có đọc được bài viết hay này dành cho gen Z, anh nào có con đang là sv có thể share các cháu đọc tham khảo chơi ;) đảm bảo ko phí tiền mạng
 
  • Like
Reactions: ngr040
The Hulk
18/12/17
401
39.267
103
Ngành Y thì mình thấy khá đặc biệt, các bạn học ngành này ngoài đam mê thì cũng phải hi sinh nhiều thứ. Đáng trân trọng. Hỏi bác @Sumo_tintin là học Y ở nước ngoài về VN có được hành nghề không? (hỏi thật vì ngoài phạm vi hiểu biết của mình)
Trước 1975, nguồn GS, cb giãng và tất cả đầu ngành Y của SG đều từ Pháp, Mỹ về, các BS tốt nghiệp trong nước giỏi có, dỡ có nhưng phải theo học các thầy từ nước ngoài. Sau 1975 thì cũng còn nhiều thầy ở lại và có một số ít tình nguyện về nước làm việc, các thầy như vậy luôn là đầu ngành, nhưng có một số thất vọng và vở mộng vì nhiều nguyên nhân, nhưng cái quan trọng nhất với một người trí thức đó là "để cho thằng dở hơn mình nó dạy mình" nên đã ra đi.
Bạn @pamken còn quá nhỏ để có thể so sánh giữa 2 ông thầy: một ông được đào tạo full từ nước ngoài và một ông chỉ có trong nước nghe và hóng.
Quay lại đề tài học ở nước ngoài làm việc tại VN bên ngành Y:
  • Khoảng những năm 90, có các suất tuyển lựa đi làm nội trú ở Pháp (FFI) dành cho các BS TPHCM, cái này phải thi, ai giỏi hơn về lý thuyết chuyên môn và tiếng Pháp thì đi, khó có cửa lý lịch, các bạn ấy sau khi ở Pháp 1 năm về, dù lúc đầu bị nhiều chỉ trích là "chảnh", là "không hợp với VN", đã làm một cuộc CM rất lớn cho ngành Y SG, có quá nhiều cách tân Y học VN nhờ vào các bạn ấy, và hiện nay gần như đa số các BS đầu tàu của TPHCM đều nằm trong thế hệ ấy. Trường Y, đầu vào vốn rất cao, con người từ trường Y có điểm xuất phát rất cao, nhưng nếu được bồi dưỡng tiếp ở nước ngoài thì họ sẽ tự vượt lên trên chính họ rất xa, chỉ loanh quanh trong nước thì chỉ tự huyền hoặc mình mà thôi.
  • Còn đào tạo full ở Mỹ, Pháp về VN làm việc thì mình biết có vài người, rất giỏi và dĩ nhiên họ chỉ làm cho BV tư, BV Quốc Tế chứ ai lại dại chui vào BV nhà nước.
 
Chỉnh sửa cuối: