Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
30/1/12
1.408
2.495
113
Vietnam
Quan trọng cô Kỳ Duyên nhiều người ... xài rồi (thuê dẫn chương trình) nên lên là người ta biết liền
còn cô này có lẽ ít ... xài nên có lên cũng thấy bt... hay ai chưa biết buộc miêng hỏi... vợ anh Nguyên nữa thì toi :p
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.356
155.628
113
www.phindeli.com
Hạng D
16/1/13
4.803
84.343
113
hàng "add-on" trên Amazon

- Nếu ai mua hàng trên Amazon thì trên $25 được free ship ở nhiều tiểu bang (có trể trừ Alaska và Hawaii).

- Nếu ai dùng Amazon card (credit card riêng dùng chỉ ở Amazone) thì có thể được trả góp với 0% trong thời gian 6, 9, 12, 18,... tháng ở mức tiền nào đó như trên $299, $599,...

- Đôi lúc người ta thiếu ít đồng cho đủ số tiền được free ship or/and 0% thì người ta dùng add-on hàng add on bù vào cho đủ.

Ưu điểm khi vào được add-on:

- Hàng trong add-on ít cho nên khi search "add-on" thì cơ hội để người ta nắm bắt nhanh

- Hànng add-on được Amazon ưu tiên trong kết quả search (vì Amazon có lợi nhuận cao cho dù không phải "Ships from and sold " của chính Amazon).

- Hàng add-on cho dù chỉ là trong kho Amazon và Amazon bán dùm (fullfill) thì được người ta chú ý hơn là chỉ mướn "sạp" ở "chợ" Amazon.

Nhược điểm của add-on:

- Khách hàng chỉ cần hàng cho đủ số tiền không quan tâm sau khi dùng/thưởng-thức hàng.

- Sẽ bị it feed back (comment) hơn vì như lý do trên (do ít quan tâm)

- Hàng bán qua add-on chủ yếu do search add-on chứ không phải do search sản phẩm. Ví dụ sản phẩm là tea thì họ ít search tea mà là xem trong add-on có gì để add cho đủ số tiền cần thiết.

- Có thể phải trả lệ phí cao hơn (có thể ít lợi nhuận hơn)

---------------------

GREEN BUSINESS

Trong vòng 10 năm gần đây thì Green Business là một cái term và tiêu chuẩn cho một số loại business.

Người tiêu dùng quan tâm đến Green nhiều hơn. Người ta sẵn lòng trả tiền cao hơn và chấp nhận bao bì xấu hơn và ít "sành điệu" hơn để môi trường được tốt hơn.

Ví dụ: các chai nước trắng (suối or lọc) uống bây giờ rất mỏng và nắp chai khá nhỏ vì bọn Mỹ đang giãy chết xấu hổ là nước xã vỏ chai ra đến nổi chỉ 1 tuần thì số chai thải ra nối lại bằng 1 vòng xích đạo. Vỏ chai mỏng và nắp nhỏ hơn thì hàng năm tiết kiệm hàng chục triệu tấn nhựa => giảm bớt hư hại môi trường tương đương 1 hec-ta.

Do đó một số business họ có cả 1 nhóm lo về "green". Ví dụ họ thay thế bóng đèn ít tốn điện hơn, tìm cách dùng ít nước hơn cho toilet, dùng ít nước tưới cỏ nhưng cỏ vẫn xanh, trồng cây xanh nhiều hơn, tiêu nước tốt hơn, tìm cách dùng máy lạnh ít hơn và hiệu quả hơn,....

Tất cả đều có số liệu đối chiếu để các đối tác quan tâm đến "green" thấy rằng business này rất "green" và sẽ làm ăn.

Với VN, "green business" là chuyện không thể có (hay chỉ là nói) vì các "lãnh đạo" muốn "phát triển kinh tế" trước và "green" sau.

Để được "green" thì có những tổ chức phi chính phủ xác nhận "green". Ví dụ nhóm Rainforest Alliance.

Nếu PhinDeli coffee có loại "small footprint" như thế này thì sẽ thu hút người Mỹ (vì theo CEO là 80% là khách .... tên Mỹ)

41jr1e-nq2L._SY300_.jpg




hộp này thì "sành điệu" và "sang trọng" hơn nhưng cực kỳ ít ... green :)

51%2BsK9fuiHL._SY300_.jpg


 
O.S.P.D
13/1/05
2.869
1.024
113
SG
Một ý kiến đáng để P.Deli và mọi người có nhu cầu nhập mỹ quan tâm .
080402cool_prv.gif

 
Hạng B1
2/4/09
69
0
0
Cơ hội cho cà phê Việt trên đất Mỹ…

Ông Kip Cheroutes, giảng viên PR/quan hệ chính phủ, trường Đại học Denver, là một trong những khách mời danh dự cho buổi lễ ra mắt thị trấn PhinDeli. Sau đây là bài viết nhận xét của ông về ý tưởng thị trấn cà phê Việt PhinDeli.

Người ta thường gọi Wyoming, một tiểu bang ở miền Tây nước Mỹ là “Xứ Sở Bầu Trời Rộng Lớn”. Cả một vùng đất mênh mông bạt ngàn, không có cây cao, vì vậy bạn có thể phóng tầm mắt ra tận xa tít tắp. Một bầu trời xanh biếc, những con đường với đồng cỏ ngút ngàn. Quả thật, đó là một “bầu trời rộng lớn” trong cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Doanh nhân Phạm Đình Nguyên đã nhìn thấy cơ hội của mình chính ở thị trấn có lịch sử 147 năm nơi “Xứ Sở Bầu Trời Rộng Lớn” đó. Điều này thoạt nghe có vẻ lạ, khi mà thị trấn nhỏ này chỉ có 1 công dân, và không phải là nơi sầm uất cho những ý tưởng kinh doanh. Nhưng vị doanh nhân trẻ này và thương hiệu cà phê Việt PhinDeli lại không xem đó là vấn đề.

PhinDeli1-ID2770.jpg

Ông Kip Cheroutes, giảng viên PR/quan hệ chính phủ, trường Đại học Denver

Vị trí là một ưu thế đặc biệt của thị trấn PhinDeli. Trước đây, khi ông Nguyên quyết định mua thị trấn, nhiều ý kiến đã nghi hoặc cho rằng thị trấn này nằm ở nơi quá “hẻo lánh” cho việc mua bán và tiếp thị, nhất là khi nó chỉ có 1 công dân. Tuy nhiên, họ đã không để ý rằng thị trấn PhinDeli nằm trên con đường quốc lộ 80, con đường huyết mạch nối liền các tiểu bang lớn. Hàng ngày, có hàng ngàn tài xế và hành khách chạy qua đây.

Và họ sẽ làm gì với thị trấn PhinDeli? Câu trả lời chắc chắn là sẽ xem đây như một trạm dừng chân, nghỉ ngơi và mua cho mình một số đồ dùng lặt vặt. Một lý do khác để họ dừng lại thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ là vì tò mò. Từ trên đường cao tốc, các tài xế đã có thể dễ dàng nhìn thấy những tấm panô lớn đầy vẻ mời gọi, về một Thị trấn Cà phê Việt. Đó là một chiến lược tiếp thị thông minh và đầy ắp các yếu tố bất ngờ. Không dễ có một thương hiệu Việt Nam, mới ra đời đã thu hút truyền thông và khiến những khách hàng từ khắp nước Mỹ phải dừng chân tìm hiểu, thưởng thức thử, quan tâm một cách đặc biệt như vậy.

Cơ hội đến với ông Phạm Đình Nguyên vào thời điểm tháng 4 năm ngoái, khi tình cờ đọc được thông tin về việc bán đấu giá thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ với chỉ 1 công dân. Với tầm nhìn và sự táo bạo của mình, ông Nguyên nhận ra đây là một cơ hội lớn, vì Buford - mang lịch sử 147 năm và là thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ - vốn có sự thu hút đặc biệt với giới báo chí, truyền thông.

Chiến thắng trong cuộc đấu giá và trở thành chủ nhân người Việt đầu tiên của một thị trấn trên đất Mỹ, ông Nguyên nhận biết cơ hội để mình thâm nhập vào thị trường nước Mỹ đã mở ra. Sau một năm trời chuẩn bị, cuối cùng, ông đã quyết định chọn sản phẩm cà phê – một sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam.

PhinDeli3-ID2770.JPG

Để gây sự thu hút lớn với công chúng, ông Nguyên đã thực hiện một hình thức tiếp thị có khả năng “gây sốc” với nhiều người: Đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli - tên thương hiệu cà phê của mình.

Ông cũng cho sửa sang, hiện đại hóa trạm xăng, cửa hàng tiện ích, xây dựng góc cà phê PhinDeli để mọi khách dừng chân có thể thưởng thức hương vị cà phê Việt miễn phí. Tại đây, một bức tranh khổng lồ dài hơn 10m cũng được thực hiện một cách công phu để tái hiện toàn bộ cảnh trồng trọt, thu hoạch, chế biến cà phê ở Việt Nam. Không chỉ có thể thưởng thức cà phê tại chỗ, khách dừng chân còn có thể mua PhinDeli và một số quà lưu niệm có in hình PhinDeli, như áo thun, cốc uống cà phê…

Công ty PhinDeli có kế hoạch phân phối đầy tham vọng. Sản phẩm cũng đã được bán trên trang Amazon.com từ ngày 3/9, giúp những khách hàng của PhinDeli có thể thưởng thức hương vị cà phê Việt Nam từ khắp mọi nơi trên toàn nước Mỹ. Ông Phạm Đình Nguyên cũng chia sẻ tham vọng sẽ đưa được PhinDeli vào hệ thống các siêu thị lớn, đặc biệt là ở những tiểu bang có đông cộng đồng người Việt sinh sống.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau Braxin. Khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam giúp những hạt cà phê mang hương vị thơm ngon và đậm đà đặc biệt. Tuy nhiên, cho đến nay, cà phê Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu nào thật sự có chỗ đứng trên thị trường nước Mỹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao thương hiệu PhinDeli trở thành một hiện tượng độc đáo, được giới báo chí, truyền thông cả tại Mỹ lẫn Việt Nam dành nhiều quan tâm.

Cũng phải nói thêm rằng việc PhinDeli có thể cho ra đời những sản phẩm cà phê siêu sạch, vượt qua những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Mỹ, mở rộng chuỗi phân phối tại cả Việt Nam và Mỹ, thiết lập kế hoạch tiếp thị, truyền thông rầm rộ chỉ trong vòng hơn 8 tháng là một nỗ lực phi thường. Một khi thương hiệu cà phê PhinDeli được thành lập và tạo được những thành công, các công ty Việt Nam khác có thể thêm tự tin để nhìn thấy những cơ hội cho mình, ở thị trường rộng lớn như nước Mỹ.

Sẽ có những thách thức không nhỏ cho PhinDeli. Đầu tiên là giá cả. PhinDeli cần được bán với giá thật sự cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc mở rộng hệ thống phân phối, cung ứng cần được thực hiện ráo riết hơn nữa. Người Mỹ có thể tò mò mua PhinDeli thông qua trang mạng Amazon.com bước đầu. Nhưng về lâu dài, họ luôn kỳ vọng có thể mua được sản phẩm nhanh chóng khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các hệ thống siêu thị lớn.

PhinDeli2-ID2770.JPG

Chiếc cốc cà phê đặc trưng của PhinDeli là một trong số quà lưu niệm của thị trấn

Một vấn đề không đơn giản khác là sẽ có những ngày, thị trấn PhinDeli chịu ảnh hưởng từ thời tiết khắc nghiệt của mùa đông, điều mà một thị trưởng người Việt Nam như ông Phạm Đình Nguyên có thể chưa từng trải nghiệm. Giữ cho thị trấn và cửa hàng mở cửa liên tục, kể cả trong những ngày này là một việc cũng cần chú ý.

Một vấn đề khác tôi muốn đặt ra: Liệu những tổn thương trong quá khứ giữa Mỹ và Việt Nam có thể gây khó khăn cho sự phát triển của PhinDeli trên đất Mỹ? Thật ra, từ những phân tích của mình, tôi cho rằng đây không phải là một vấn đề cần dành nhiều lo lắng. Gần 40 năm đã trôi qua và những năm tháng chiến tranh đã mờ dần trong ký ức của nhiều người. Thế hệ “uống cà phê” ở Mỹ lại là một thế hệ trẻ, độ tuổi tập trung từ 20-40, vốn là những người không “dính” nhiều đến chiến tranh. Họ sẽ nghĩ đến Việt Nam như một nơi có những kỳ nghỉ, những bãi biển, nơi có hương vị cà phê ngon tuyệt hảo xếp vào nhóm hàng đầu thế giới.

Cụ thể, trong ngày khai trương thị trấn 3/9 vừa qua, hơn 150 khách mời, là những quan chức người Mỹ và cả những gia đình người Mỹ gốc Việt đã dành thời gian đến với thị trấn này. Những tình cảm cởi mở, thân tình, những sự đón nhận nồng nhiệt đã được dành cho thị trấn. Ngay cả trên các trang mạng, cũng có thể tìm được không ít lời chúc mừng từ cả những công dân người Mỹ và những người Mỹ gốc Việt ở mọi độ tuổi khác nhau.

Như bất kỳ doanh nhân nào, Phạm Đình Nguyên biết rằng con đường để đưa được thương hiệu PhinDeli vào nước Mỹ vẫn đầy thử thách. Với cuộc ra mắt ấn tượng bằng phương thức tiếp cận đầy táo bạo này, cơ hội thành công cho cà phê Việt PhinDeli trên đất Mỹ là rất lớn…
 
Last edited by a moderator:
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.356
155.628
113
www.phindeli.com
Hôm qua em vào thăm Coop-Mart Lý Thường Kiệt, đứng 15 phút thì thấy có 4 khách hàng mua PhinDeli, mỗi khách mua 2-3 hộp
Tuyên Ngôn Cafe  Việt trên Đất MỸ . ( Phin Deli )


Tuyên Ngôn Cafe  Việt trên Đất MỸ . ( Phin Deli )

 
Hạng F
20/1/10
5.848
7.301
113
www.viettranyen.com
tuando nói:
Hôm qua em vào thăm Coop-Mart Lý Thường Kiệt, đứng 15 phút thì thấy có 4 khách hàng mua PhinDeli, mỗi khách mua 2-3 hộp
Tuyên Ngôn Cafe  Việt trên Đất MỸ . ( Phin Deli )


Tuyên Ngôn Cafe  Việt trên Đất MỸ . ( Phin Deli )
Một dấu hiệu đáng mừng. Sẽ mua tặng bạn bè khi mình đi du lịch...
 
Hạng B1
2/4/09
69
0
0
Chắc phải tự hào là hàng của Chú Sam. Hàng của Bác FDA nhẩy bác Tuấn?

 
Status
Không mở trả lời sau này.