Lý do tại sao không nên về N khi xe đang trôi, tại sao làm vậy lại có thể hư hỏng hộp số hoặc hệ thống truyền động thì em hiểu cách lý giải như sau:
- Hộp số AT khác hoàn toàn với hộp số MT.
- Ở xe MT thì chỉ có một bộ ly hợp điều khiển đóng-mở bằng chân côn, nằm phía trước trục sơ cấp của hộp số, dùng để tạm thời cắt mô men xoắn từ động cơ truyền sang hộp số trong thời điểm chuyển số. Sau khi sang số bằng tay thì các bánh răng nhông cài ăn khớp vào bánh răng số nào đó để có tỷ số truyền tương ứng.
- Khi về "mo" thì hộp số MT đẩy các nhông cài ra không cho tiếp xúc với các bánh răng số, vì thế bánh xe quay thực sự tự do theo quán tính của nó, còn các bánh răng số thì quay trơn trên trục thứ cấp theo tốc độ của động cơ...
- Ở hộp số AT thì hoàn toàn khác. Có nhiều ly hợp nằm ngay trong hộp số: ly hợp tiến, ly hợp lùi, ly hợp cho từng số và trong mọi thời điểm đều có ít nhất một ly hợp được đóng (thời điểm số N hoặc P, lúc này ly hợp số 2 đóng còn ly hợp tiến thì mở, xe đứng yên), còn các thời điểm khác thì có 2 ly hợp được đóng (gồm tiến-1, tiến-2,... tiến-5, và lùi-2, tức là số R)
- Như vậy nếu về N thả trôi, thì ly hợp số 2 vẫn đóng, bánh xe quay vẫn kéo hệ bánh răng hành tinh của số 2 quay theo, nhưng khác biệt là ở chỗ bơm dầu đã cắt hoặc chuyển hướng, không đúng như nó phải có ở chế độ "tiến-2", như vậy có thể gây hư hỏng...
- Trường hợp tắt máy kéo xe, thì hoàn toàn không có một thiết bị nào hoạt động, bơm dầu tắt hết, trong khi ly hợp số 2 vẫn đóng, chỉ có ly hợp tiến là mở. Như vậy bánh xe sẽ kéo hệ bánh răng hành tinh của số 2 quay (nhanh) trong trạng thái cưỡng bức không có dầu mỡ gì hết, vậy thì tan hộp số chắc luôn
Nói ngắn gọn lại thì
- ở xe MT, số "mo" thực sự là mo, bánh xe và bánh răng số không còn liên kết với nhau, muốn quay sao thì quay không hư hại...
- Ở xe AT, số N không thực sự là mo, mà vẫn còn liên kết giữa bánh xe với một hệ bánh răng trong hộp số, vì thế bánh xe quay sẽ cưỡng bức hệ bánh răng kia quay trong điều kiện không tối ưu về bôi trơn, giải nhiệt, nên sẽ hại cho hộp số...