Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
Ba cái ví dụ tên đường của bac xe_online đã minh chứng cho sự phát triển của tiếng Việt đấy, vì đơn giản là trong hệ ngữ âm của tiếng Việt không có phát âm chính thống cho từ Lơng nên nó bị số đông phát âm thành Long. Sương Nguyệt Ánh thì nghe thuận tai theo luật bằng-trắc hơn là Sương Nguyệt Anh. Ở các thứ tiếng khác cũng thế. Em học tiếng Nga nhiều năm nên biết một quy luật là: nếu bạn gặp nhiều khó khăn khi phát âm một từ thì chắc chắn rằng bạn đã phát âm sai. Nghe kỹ cách phát âm của người bản ngữ thì nó dễ và đơn giản hơn nhiều, đấy mới là phát âm đúng.

Ngay trong tiếng Việt cổ thì từ "trời" có gốc là "blời" nhưng nó đã biến đổi và được chấp nhận chính thức là "trời" từ lâu rồi. Ngày nay nó còn được chấp nhận chính thức nếu phát âm là "chời" nhưng viết là "trời"
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
Tên danh nhân VN lấy đặt tên đường ở VN thì đúng là ... chiên zài nhiều tập, ví dụ : Ngô Thì Nhậm/Ngô Thời Nhiệm ; Trần Khắc Chung/Trần Khát Chân là 1 hay 2 người khác nhau ?

Nhân chứng khác Chứng nhân thì phải rùi
cũng như Chiến cuộc khác Cuộc chiến

"Tự vẫn" thì hiện nay được hiểu là "Tự tử ", "tự vận" , "tự sát", hay ... hoa lá cành hơn thì "tuẫn tiết"

Văn nói khác văn viết ai cũng biết mà :
"Nào giờ hổng có" = vô tiền khoáng hậu
"Hổng đụng hàng" = độc nhất vô nhị

21.gif


Hum trước CNL có thớt "thắc mắc biết hỏi ai" của Phongluu tiên sinh cũng lăn tăn mấy vụ này : cảnh quan/quang cảnh
21.gif
 
Hạng F
9/3/06
6.465
4.128
113
Sì Gòn
hiện nay ở SG có 2 đường Trần Khắc Chân (quận 1 và quận PN) (em nhớ ổng tên Trần Khát Chân mà). Khát đâu có giống Khắc???!???
 
Hạng B2
28/12/07
480
3
18
Giờ em còn thấy xuất hiện từ mới -> Tàu... lạ
Vẫn biết là tàu Khựa đới, nhưng dùng riết thành quen mồm :p
 
Hạng B2
27/4/08
206
1
0
53
Còn 1 nguy cơ khác nữa là dấu ? và ~
Dùng sai riết rồi củng trỡ thành đúng luôn, hic hic...
 
Hạng B2
15/9/10
404
13.059
93
BacsCar nói:
Còn 1 nguy cơ khác nữa là dấu ? và ~
Dùng sai riết rồi củng trỡ thành đúng luôn, hic hic...
Minh chứng liền luôn hả bác?
 
Hạng B2
15/9/10
404
13.059
93
fomasudoi nói:
^ Lấy cái lẽ khoa học kĩ thuật phát triển để biện minh cho cái lẽ tiếng Việt được dùng sai tràn lan như hiện nay là một nguỵ biện không hơn không kém. Ở đây tui không nói về sự phát sinh nghĩa do nhu cầu thời đại (là phải cập nhật nghĩa cho hợp với sự vật hiện tượng mới), mà tui nói về sự bẻ cong ngữ nghĩa một cách vô lí, sự thiếu ý thức của đại đa số người Việt trong việc sử dụng ngôn ngữ của chính dân tộc mình.

Tui đồng ý ngôn ngữ là thay đổi, nhưng sự thay đổi đó phải được đặt trên một cái nền nhứt định và có cơ sở nhứt định. Không thể vì khoa học phát triển mà tự dưng từ "cứu cánh" lại mang nghĩa "cứu vãn", hoặc hai từ "nhân chứng" và "chứng nhân" lại đồng nghĩa nhau được.

Cái cuối cùng tui muốn nói, là tui dựa vào hai nguồn lận, của cụ Đào Duy Anh là một, và của các cụ tiền bối khác (trong đó có Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim) của Hội Khai Trí Tiến Đức là hai. Những gì tui nói là dựa trên người xưa, và nhiều người chứ tui không chỉ đơn thuần bám vào cụ thể một ai.
Đồng ý với bác. Đây chính là sự dễ dãi trong sử dụng ngữ nghĩa của tiếng Việt, lâu ngày mặc nhiên sai thành đúng---> mất gốc mất bản sắc
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
52Z 8580 nói:
fomasudoi nói:
^ Lấy cái lẽ khoa học kĩ thuật phát triển để biện minh cho cái lẽ tiếng Việt được dùng sai tràn lan như hiện nay là một nguỵ biện không hơn không kém. Ở đây tui không nói về sự phát sinh nghĩa do nhu cầu thời đại (là phải cập nhật nghĩa cho hợp với sự vật hiện tượng mới), mà tui nói về sự bẻ cong ngữ nghĩa một cách vô lí, sự thiếu ý thức của đại đa số người Việt trong việc sử dụng ngôn ngữ của chính dân tộc mình.

Tui đồng ý ngôn ngữ là thay đổi, nhưng sự thay đổi đó phải được đặt trên một cái nền nhứt định và có cơ sở nhứt định. Không thể vì khoa học phát triển mà tự dưng từ "cứu cánh" lại mang nghĩa "cứu vãn", hoặc hai từ "nhân chứng" và "chứng nhân" lại đồng nghĩa nhau được.

Cái cuối cùng tui muốn nói, là tui dựa vào hai nguồn lận, của cụ Đào Duy Anh là một, và của các cụ tiền bối khác (trong đó có Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim) của Hội Khai Trí Tiến Đức là hai. Những gì tui nói là dựa trên người xưa, và nhiều người chứ tui không chỉ đơn thuần bám vào cụ thể một ai.
Đồng ý với bác. Đây chính là sự dễ dãi trong sử dụng ngữ nghĩa của tiếng Việt, lâu ngày mặc nhiên sai thành đúng---> mất gốc mất bản sắc
Em lại không đồng ý với lập luận này. Các từ vựng mà bác nêu trên nó có gốc Hán-Việt và nó đang bị đồng hóa sang từ thuần Việt. Một loạt các từ Hán-Việt thường dùng trước đây (VD như trên báo chí hồi đầu TK20) nay đã bị quên lãng hoặc thay thế hoàn toàn bởi những từ Việt. VD như từ "yếu nhân" nay rất ít dùng, thay vào đó là từ hoặc cụm từ khác.
Việc dân ta không hiểu đúng, không nhớ và không khoái dùng từ Hán-Việt nữa chẳng có gì là mất gốc cả... Thoát khỏi ảnh hưởng của anh Tàu Khựa ngay trong cả ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa chẳng có gì là xấu...

Còn ví dụ như K'pa K'Lơng thường hay được phiên âm ra thành Kơ-Pa Kơ-Lơng là bởi vì ngữ âm tiếng Việt là chỉ gồm những từ đơn âm tiết, khác với các thứ tiếng khác một từ có thể đa âm tiết.
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
Về lập luận dùng sai từ do đảo trật tự từ thì hoàn toàn không căn cứ trên cơ sở ngữ pháp. Nó là do khác biệt ngôn ngữ.

Trong ngữ pháp tiếng Việt, chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau và bổ nghĩa cho chủ ngữ, vì thế chúng ta tư duy là "bông hoa này màu đỏ" và chúng ta viết hoặc nói "bông hoa đỏ"

Trong khi ở các thứ tiếng khác, quy luật ngữ pháp là tính từ đứng trước danh từ nên người ta nói "red flower" hoặc "Hóng huā" để nghĩ hoặc nói về chính cái sự vật mà chúng ta nhắc tới ở trên.

Vì thế xu hướng người Việt đảo ngược trật tự các từ Hán Việt chẳng qua là do người Việt tư duy theo ngôn ngữ Việt, theo quy tắc ngữ pháp Việt chứ không theo quy tắc ngữ pháp tiếng Hoa.
 
Hạng B2
18/10/08
254
1
18
54
biến đổi lớn nhất e thấy là chữ "Lô`n" bị coi là "nói bậy", thực tế thì cũng tương tự như trường hợp chữ "khốn nạn" của bác nêu.
Các bác tra từ điển để biết thêm chi tiết nhé.