Hạng B1
16/4/10
77
0
0
40
@ Newbie_SG: Em cũng đồng ý với bác, hiện tại cũng không ai khe khắt quá với cách dùng từ “i” và “y” nên em cũng yên tâm mà viết thoải mái miễn không sai lỗi căn bản.

@ Khanam: Lúc nào bác sắm được cuốn từ điển “chà bá” bác nhớ cho em và các bác OS ngó 1 tí nha.
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Bác nói sai hoàn toàn, các bác nào học ở miền nam trước 75 đều phân biệt rỏ lúc nào viết i hay y. Giải phóng xong xài toàn là i, ví dụ qui định. bởi thế hài kịch trong nhà ngoài phố mới có vụ: gởi em Thú - i, à không em Thúy
Vấn nạn này là do xhcn có nhiều Tiến sĩ quá, cụ tỉ ngành đường sắt hình như có hơm 1.000 ông tiến sĩ thì phải

Newbie_SG nói:
Theo em thì "y" và "i" có vẻ như là bất quy tắc và được chấp nhận như nhau trong khá nhiều trường hợp. Có một số trường hợp thì được thừa nhận theo thói quen, một số khác thì định hình theo chính tả kiểu mới.<span style=""color: #ff0000;""> Kiểu dùng toàn "i" là kiểu cũ từ đầu thế kỷ 20, sau này biến đổi dùng "y" nhiều hơn.</span> Em cũng không rõ bản thân mình phân biệt 2 chữ này thế nào, nhưng nói chung là viết ra thì đúng...
 
Hạng F
9/3/06
6.465
4.128
113
Sì Gòn
hình như hùi xưa sau năm 1975 nghe nói đợt nào bỏ y, xài toàn i thì phải
21.gif
 
Hạng B1
16/4/10
77
0
0
40
Chị gái em là trường hợp ví dụ, Ba em kể lúc bé khi đi ngang qua Ủy ban chị em đánh vần là “ủi” ban.
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.479
113
53
tonyhao nói:
Bác nói sai hoàn toàn, các bác nào học ở miền nam trước 75 đều phân biệt rỏ lúc nào viết i hay y. Giải phóng xong xài toàn là i, ví dụ qui định. bởi thế hài kịch trong nhà ngoài phố mới có vụ: gởi em Thú - i, à không em Thúy
Vấn nạn này là do xhcn có nhiều Tiến sĩ quá, cụ tỉ ngành đường sắt hình như có hơm 1.000 ông tiến sĩ thì phải

Newbie_SG nói:
Theo em thì "y" và "i" có vẻ như là bất quy tắc và được chấp nhận như nhau trong khá nhiều trường hợp. Có một số trường hợp thì được thừa nhận theo thói quen, một số khác thì định hình theo chính tả kiểu mới.<span style=""color: #ff0000;""> Kiểu dùng toàn "i" là kiểu cũ từ đầu thế kỷ 20, sau này biến đổi dùng "y" nhiều hơn.</span> Em cũng không rõ bản thân mình phân biệt 2 chữ này thế nào, nhưng nói chung là viết ra thì đúng...

Em học hoàn toàn ở miền Bắc XHCN và ở Liên Xô thành trì XHCN bác ạ. E chẳng rõ ở MNam thế nào nhưng ở M Bắc thì học trong trường, trên sách truyện báo chí chẳng ai thấy là sau giải phóng dùng toàn chữ i thay cho y.
 
Hạng F
12/9/10
6.651
45.243
113
48
Bà Tó
Thật tình , em cũng không nhớ là học i hay y ?!! Nhưng về cơ bản , có thể trong quá trình sử dụng , để cho viết được nhanh , người ta đã thay một số từ có y thành i . Và cũng không làm thay đổi nghĩa của từ .
Còn việc Ùy ban thành Ủi ban hay Thúy thành Thú...i ?? Là do người đọc bị sai chính tả về căn bản . Làm gì có chuyện cải cách y thành i trong 2 chữ này .
Hoàng đọc thành Quàng là do phát âm theo miền . Tương tự TR thành CH , R thành G.......cũng do người đọc mà ra .
 
VIP CARD MEMBER
13/10/09
1.328
51
48
Gò vấp, HCMC
Có một câu đọc sai mà hiện giơ người bắc và người nam đều nói :" một hai ba Dô, chăm phần chăm"
 
Hạng F
12/9/10
6.651
45.243
113
48
Bà Tó
em trích 1 đoạn trên web đã bị khóa .
"...............Có một dạo, học giả Nguyễn Hiến Lê và một nhà văn phạm mà tôi quên tên đề nghị đơn giản hóa tiếng Việt. Một trong những chữ được đề nghị thay đổi là nên thay chữ Y với chữ i nếu không khác nghĩa và cách đọc không thay đổi. Chẳng hạn như chữ lý nếu viết lí thì cách phát âm không thay đổi. Trong khi đó chữ thay thì không thễ viết thai vì cách đọc khác nhau mà nghĩa cũng khác nhau.

Chữ sỹ và sĩ như trong văn nghệ sỹ tôi dùng lẫn lộn là do thói quen và vì nhiều người cũng dùng và chấp nhận.

Tiếng Việt thực ra vẫn chưa được hệ thống hóa và nước mình đến nay vẫn chứ có Viện Hàn Lâm để hoàn chỉnh và hệ thống hóa tiếng Việt..........................?
 
Hạng F
12/9/10
6.651
45.243
113
48
Bà Tó
Và đây :

I HAY Y?


Theo Quyết định số 240/QĐ ngày 5.3.1984 của Bộ Giáo dục Việt Nam (nay là Bộ GD-ĐT) đã nêu những Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt, ghi rằng: “Viết các âm tiết tiếng Việt theo đúng cách viết chính tả hiện hành (…). Riêng trường hợp các âm tiết có nguyên âm I ở cuối âm tiết thì viết thống nhất bằng I, trừ uy, như duy, tuy, quy… Ví dụ: li dị, lí trí, mĩ vị. Chính là theo đúng Quy định này, mà trong nhà trường (phổ thông cũng như đại học) nước ta từ ấy đến nay đều thực hiện cách viết “I ngắn” trong hầu hết các trường hợp có âm [-i] ở cuối âm tiết mà trước đây người ta vẫn quen viết với “Y dài” (như kỳ dị, lý trí, mỹ vị). Kể ra, nếu nói một cách chặt chẽ hơn, thì bản Quy định của Bộ Giáo dục không chỉ “trừ uy”, mà còn phải trừ cả ây và ăy nữa (vì thực ra chẳng ai nghĩ tới chuyện phải viết các vần này với “I ngắn” thành âi, ăi cà).

Sở dĩ Quy định của Bộ Giáo dục chỉ đặc biệt lưu ý đến các trường hợp có âm [-i] ở cuối âm tiết, là vì cách viết chính tả hiện hàmh chỉ đặc biệt lộn xộn ở đây mà thôi, không chỉ bây giờ, mà đã từ lâu trên sách báo in ấn hẳn hoi, ta vẫn thấy sự tùy tiện, chẳng hạn: chiến sĩ/chiến sỹ, hy sinh/hi sinh, kỹ sư/kĩ sư… “dài” hay “ngắn”là hoàn toàn theo ý thích của người viết, và cùng một người cầm bút, khi thì thích “dài” khi thỉ thích “ngắn”, thật khó lường. Còn ở các trường hợp khác thì hầu như đã thống nhất rồi, nên cứ theo chính tả hiện hành mà viết (dù đã “hợp lý” hay chưa trước mắt cùa các nhà chuyên môn luôn muốn cải tiến hoặc cải cách văn tự nước nhà). Ngay cả với trường hợp một mình nguyên âm [-i] làm thành âm tiết, hoặc đứng đầu một âm tiết, thì trong nhà trường cũng như ngoài xã hội vẫn duy trì 2 cách viết quen thuộc và ít nhiều phân biệt nhau. Dường như là “i ngắn” được ưa dùng cho những tiếng “Thuần Việt” (như í ới, ỉa đái, ỉu xìu..) vả “y dài” dành cho những tiếng Hán Việt (như y khoa, ỷ lại, yêu cầu…). Tuy nhiên, điều này cũng chỉ là tương đối thôi, vì ta vẫn quen viết yêu, yếu (trong ốm yếu, yêu mến là từ “Thuần Việt”) với “y dài” chứ đâu có viết iêu, iếu (nếu không muốn làm trò cười cho học trò!). Đó cũng là những trường hợp thuộc về thông lệ mà bàn Quy định đã ghi: “viết các âm tiết theo đúng cách viết chính tả hiện hành”.

Việc Bộ Giáo dục quy định vể việc viết “I hay Y” trong chính tả là một điều hết sức cần thiết, bởi trong môi trường giáo dục học đường không thể chấp nhận tình trạng thả nổi cách viết lộn xộn khi viết “I ngắn/Y dài” được. Giáo dục học đường đòi hỏi phải có quy chuẩn nhất định, ít nhất phải có định hướng nào đó cho những công dân tương lai trong hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động nói năng viết lách (tức hoạt động ngữ văn).

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, những quy định như trên về “I ngắn, Y dài” của Bộ Giáo dục và kết quả đào tạo thế hệ trẻ theo hướng đó đã và đang gặp những trở ngại nhất định. Mặc dù những công dân trẻ hấp thụ những quy tắc “chính tả nhà trường” đã và đang đưa một số tập quán chính tả mới của họ vào đời sống xã hội, nhưng những tập quán đã hình thành trước đó hàng thế kỷ,từ lâu đã trở thành diện mạo quen thuộc trên trang giấy, “cái diện mạo ấy đã trở thành cái hồn của chữ nghĩa” (Cao Xuân Hạo), vẫn đang duy trì một sức sống khá mạnh mẽ trong nhiều tầng lớp dân chúng. Cũng cần nói rõ, đây chỉ thuần túy là tập quán, là thói quen viết chữ, chứ chuyện “dài” hay “ngắn” ở đây không hề mang chức năng phân biệt gì đáng kể. Có người cho rằng “Y dài” chuyên dùng cho từ Hán Việt, gắn với nghĩa trang trọng (như: lý luận, kỳ vọng, du ký…) còn “I ngắn” là dùng cho từ thuần Việt, mang nhiều nghĩa nôm na (như: lí nhí, kì kèo, hú hí…). Dường như ít nhiếu cũng có như vậy. Song thực ra, như trên đã nói về trường hợp như yêu, yếu…, sự phân biệt này chỉ là tương đối. Cũng là từ Hán Việt cả thôi, nhưng người ta vẫn viết với “I ngắn” sau các âm đầu thể hiện bằng vài ba chữ cái, như Ch- (Chi), Kh- (Khi), Nh- (Nhi), Ngh- (Nghi), Ph- (Phi), Th- (Thi), Tr- (Tri), tuyệt đối không viết với “Y dài”. Chỉ có sau các âm đầu là là một chữ cái thì mới có chuyện “lăn tăn” ngắn dài mà thôi: D- (Di/Dy), H- (Hi/Hy), K- (thường viết Ky), L- (thường viết Ly), M- (Mi/My), N- (thường viêt Ni), S- (Si/Sy), T- (Ti/Ty), V- (Vi/Vy), X- (Xi/Xy). Riêng sau B- chỉ viết Bi mà thôi, chưa bao giờ thấy viết là By cho tiếng Hán Việt. Xem thế, dù biết cái gọi là “diện mạo” cố hữu của một số tiếng Hán Việt gắn với “Y dài” không phải là nhiều và cũng không phải là tuyệt đối. Thế nhưng, nếu ngay với cả một số không nhiều những tiếng gắn với “Y dài” vốn đã có “thâm niên” đáng kể, đã trở nên quá quen mắt và trở thành “cái hồn của chữ nghĩa” trong không ít người có học thức trong xã hội hiện nay, mà ta vẫn cứ vô tâm xâm phạm, bắt người ta phải ngắn hóa cho kỳ được, thì e rằng lợi sẽ bất cập hại. Nhiều khi lợi chẳng thấy đâu mà hại là “nhỡn tiền”. Dẫu sao, giữa những điều quy định trong nhà trường, cho dù là hợp lý đi chăng nữa, với những tập quán đã đi vào truyền thống trong xã hội, vẫn có những quãng cách không thể san bằng ngay được. Quy định của Bộ Giáo dục dù sao cũng chỉ là quy định trong nhà trường, chưa phải là pháp lệnh của Nhà nước, nên dĩ nhiên là bên ngoài nhà trường, người ta có quyền bảo lưu thói quen chữ nghĩa của mình.

Trong tình hình chuyện viết “I ngắn hay Y dài” còn nhiều bất cập, lộn xộn như hiện nay, trong thực tiễn viết lách không nên quá cứng nhằc, đòi hỏi phải áp dụng ngay tắp lự những gì đã phổ biến trong nhà trường. Và lại, những gì ta học trong nhà trường hiện nay, cũng cần trải qua thử thách trong thực tiễn xã hội, rồi từ đó mới có thể tìm đến những chuẩn mực thích hợp hơn và hy vọng sẽ được mọi người chấp nhận. Không nên hấp tấp “ngắn hóa” những trường hợp “nhạy cảm”, mà vẫn viết “hy vọng”, “hợp lý”, “lý do”, xử lý”, “thế kỷ”, “công ty”…

http://www.vietfreefun.co...hread.php?4047-I-hay-Y