Cảm phục bác đã có tìm hiểu nhiều về tiếng Việt, em thì không am hiểu lắm tuy nhiên em nhận thấy hiện nay sử dụng và ngay cả viết thì sai chính tả rất nhiều; người ta sử dụng một số từ tuổi teen như "mún" "bùn"..... . Trên diễn đàn OS cũng vậy. Em quá già không theo kịp thời đại rồi chăng ???????
Em thấy hình như thầy co giáo Việt mình đôi lúc cũng viết sai hết, nhất là sai dấu hỏi và ngã. Cứ la liệt sai. Hình như viết English ko dấu nên quen tay
"Tự vẫn" thì hiện nay được hiểu là "Tự tử ", "tự vận" , "tự sát", hay ... hoa lá cành hơn thì "tuẫn tiết"
Nghe có vẽ chung nhưng lại riêng....
- Tự vẫn, tuẩn tiết..chung là tự chết và đã chết. Tự vẫn có khi không thuộc ý muốn chủ quan. Tuẩn tiết thể hiện khí phách và từ ngữ "văn chương" hơn.
- Tự tử, tự vận, tự sát...Bao quát là tự tử kể cả nguyên nhân lảng nhách...Tự vận...chết các kiểu nhưng chủ yếu là nhãy sông. Tự sát khi dùng vũ khí để tự tận..và tự tận là anh em với tự vẫn vì chết chắc...chứ mấy loại kia chưa đã hẳn chết.
Nghe có vẽ chung nhưng lại riêng....
- Tự vẫn, tuẩn tiết..chung là tự chết và đã chết. Tự vẫn có khi không thuộc ý muốn chủ quan. Tuẩn tiết thể hiện khí phách và từ ngữ "văn chương" hơn.
- Tự tử, tự vận, tự sát...Bao quát là tự tử kể cả nguyên nhân lảng nhách...Tự vận...chết các kiểu nhưng chủ yếu là nhãy sông. Tự sát khi dùng vũ khí để tự tận..và tự tận là anh em với tự vẫn vì chết chắc...chứ mấy loại kia chưa đã hẳn chết.
Cái đầu tiên thì cả 2 đều đúng bác ạ, tên đúng của ông là Ngô Thì Nhậm, nhưng sau này vua Tự Đức lên ngôi thì bị đổi tên, do cả tên lót lẫn tên của ông đều kỵ húy với tên vua ( Tự Đức tên chính là Thì, tên chữ là Hồng Nhậm), do đó ông bị đọc là Thời Nhiệm. Hiện nay vẫn dùng chữ kỵ húy là bổ nhiệm do thói quen, trong khi tiếng Hán Việt gốc phải gọi là bổ nhậm mới đúngGia_Định nói:Tên danh nhân VN lấy đặt tên đường ở VN thì đúng là ... chiên zài nhiều tập, ví dụ : Ngô Thì Nhậm/Ngô Thời Nhiệm ; Trần Khắc Chung/Trần Khát Chân là 1 hay 2 người khác nhau ?
Riêng Trần Khắc Chung và Trần Khát Chân là 2 người khác nhau, cùng thời nhà Trần
Trần Khắc Chung là người tham gia vào vụ gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Chế Mân, sau khi Chế Mân chết, do sợ công chúa bị thiêu theo chồng nên nhà Trần cho Trần Khắc Chung đưa quân vào cứu Huyền Trân, sau đó thuyền chở Huyền Trân ra Bắc đi mất tới 3 tháng trời, vì Trần Khắc Chung cho thuyền chạy lòng vòng ngoài biển, đây là thời gian mà họ yêu nhau, đây là mối tình đẹp và lãng mạn bậc nhất của lịch sử Việt Nam
Trần Khát Chân là người đã đưa quân đánh CHiêm Thành, và đã dùng mưu bắn chìm thuyền và giết được vua Chiêm Chế Bồng Nga - vị vua tài ba nổi tiếng của CHiêm Thành cũng như NGuyễn Huệ của Việt Nam.
chiến ( bác ) sĩ ? chiến ( bác ) sỹ .Hongsamac nói:Em thường hay bị mắc lỗi giữa “y” và “i” nữa.
Lý lịch ? lí lịch ?
Và em hay tự hỏi , tại sao từ " tết " lại không thấy được viết hoa là Tết ?
Các báo hay viết là : tết Nguyên Đán , tết Trung Thu ...
Tết là 1 danh từ riêng mà .
Về "y" hay "i", theo tui coi sách vở của các cụ ngày xưa thì tui có quan điểm vầy: viết toàn bộ là "i" cho các từ mà chữ "i" đứng một mình như "lí", "mĩ", "kì", "quí" (trừ "ý kiến"); còn nếu đứng chung với nguyên âm khác như "uy", "uyên" thì viết "y". Đơn giản vậy thôi.
Theo em thì "y" và "i" có vẻ như là bất quy tắc và được chấp nhận như nhau trong khá nhiều trường hợp. Có một số trường hợp thì được thừa nhận theo thói quen, một số khác thì định hình theo chính tả kiểu mới. Kiểu dùng toàn "i" là kiểu cũ từ đầu thế kỷ 20, sau này biến đổi dùng "y" nhiều hơn. Em cũng không rõ bản thân mình phân biệt 2 chữ này thế nào, nhưng nói chung là viết ra thì đúng...