Hạng D
7/6/11
1.322
513
113
42
Chia sẻ với nỗi niềm của bác chủ, nhưng cầm lái thì vẫn phải tuân thủ luật. Với case thứ 2, bác có thể ko gặp phiền phức nếu tổ chức tốt chuyến đi, chuẩn bị plan B khi không có bằng... Em cũng không thể thông cảm được trường hợp lái xe mà không có giấy tờ hợp lệ đâu ạ.
 
Hạng F
16/3/14
5.635
9.171
113
Đồng cảm . và sẽ trang bị luật thật kỹ cho minh :)
 
Hạng F
1/6/15
5.527
29.074
113
Cảm ơn bác chủ đã chia sẻ nỗi lòng để anh em hiểu nhau hơn. Em không nói mình sẽ ủng hộ hay bài bác, em chỉ xét trên bình diện chung: mỗi người có quyền chọn một cách để sống, nhưng cho dù chọn cách nào thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới môi trường xã hội mình đang sống.
 
Hạng C
28/7/14
569
769
93
Chia sẻ, Đồng cảm với bác chủ!
Tình huống thứ 2 bác chủ có thể tránh nếu không mải mê chơi.
Tình huống thứ 1 bác chủ có thể yêu cầu lập BB và yêu cầu ghi vào BB nếu phạt sai xxx phải chịu chi phí đi lại khiếu nại nếu có, chứ không cần chứng minh liền.
Ôi! thực trạng xã hội đã làm nhụt chí của một chàng trai, thêm một con lừa cho Đ & nn cai trị (hay là thêm một bần cố nông như Nam Cao viết các bác????????).
:3dgian::3dgian:
 
Hạng C
7/4/13
863
625
93
Sẵn cho em hỏi các bác một câu, nếu như em bị phạt lỗi vi phạm bằng A1, em đã gộp bằng A1 và B2 thì trường hợp bị giữ bằng lái đưa cái giấy hẹn giải quyết thì ....e không được lái xe 4B à. Một vấn đề phát sinh, ngay ngày hẹn em chưa lên giải quyết em cũng...không được phép lái 4B.

Em chắc rằng cũng không ít bác trên diễn đàn OS có bằng 2 hoặc 3 trong 1 bằng lái.

Cuối cùng em xin đồng cảm với bác chủ. Phải cập nhật luật pháp thêm nữa vì bước ra đường như một chiến trường ta phải chiến đấu với nhiều phía. :3dbuonngu:
 
Hạng C
19/6/15
617
804
93
Chào các bác. Hôm qua em vừa bị CSGT thổi vào và em đã lập tức chung bánh mì. Sau đó về nghĩ lại, em cảm thấy bực tức nên đã lên đây xả tức:

https://www.otosaigon.com/threads/ban-tai-chay-mo-nap-thung-sau-thi-bi-loi-gi.8756128/#post-12764392

Tóm tắt lại câu chuyện đơn giản thôi: Nắp cửa thùng cao xe bán tải em đóng không chặt bị gió thổi bật lên, CSGT thấy gọi vào hù dọa giam xe, em chung ngay 200 và đi. Về em tức nên đăng bài lên xả stress thì bị nhiều bác phê bình. Chẳng hạn như:



Hoặc:



Đọc cái này, em ngẫm nghĩ, nếu đó là em trước đây nửa năm thì em sẽ làm y như các bác trên đây nói, và sẽ không có chuyện chung chi gì cả. Họ sẽ phải trả giấy tờ cho em đi. Nhưng không hiểu sao, hôm qua, phản xạ tự nhiên của em là rút 200 ngàn ra kẹp vào tờ giấy đăng kiểm để đưa cho họ.

Số là, 5 năm gần đây em có thói quen tranh luận và tự bảo vệ mình trước những trò bắt lỗi vô lý của CSGT. Và cũng không ít lần họ phải chịu thua và để cho em đi. Nhưng gần đây, có 2 chuyện xảy ra khiến cho em hoàn toàn thay đổi.

Lần thứ nhất em bị thổi vào lỗi quá tốc độ. Đương nhiên là em tranh cãi tới cùng rằng tôi không thấy biển báo vào khu dân cư và rồi em được đưa đi xem máy bắn tốc độ, biển báo vào khu dân cư. Máy còn tem và có ghi hình tốc độ xe em hẳn hoi. Lỗi này bị phạt 2.5 triệu.

Chợt em nhớ có cái camera hành trình, cần xem lại mọi thứ cho chắc ăn, lỡ biển báo thấp lè tè này bị che chắn thì sao? Nhưng cái camera của em không có tính năng xem lại tại chỗ, em phải tìm máy tính. Mà em không đem máy tính theo đây. 2 anh đi cùng cũng không có máy tính. Em phải kêu xe ôm đi tìm tiệm máy vi tính.

Hai ông anh đi cùng cám cảnh chuyện chuyến công tác bị trễ nải, năn nỉ anh CSGT và năn nỉ cả em, nhưng em quyết không ký biên bản tới lúc làm cho ra lẽ và anh CSGT thì nổi nóng rồi không cho bánh mì gì cả.

Em xem lại thẻ nhớ thì thấy có chiếc xe tải to đùng đậu đúng chỗ cái biển báo khu dân cư lúc em chạy qua. À hà, bắt bài mấy anh rồi nhé. Em quay lại định làm tới cùng nhưng mấy anh đã về trạm cầm theo giấy tờ xe của em.

Không cần kể thêm chắc các bác cũng biết em cuối cùng cũng được trả lại giấy tờ xe, nhưng chỉ sau khi mất một ngày làm việc, bao nhiêu hơi sức trình bày tranh cãi ở nơi cách xa nhà gần 500km. Khi em cầm lại được giấy tờ xe trong tay trời đã gần tối và 2 ông anh đi cùng chỉ đành biết dẫn em đi ăn.

Hai ông anh phê bình em rất chí tình: rằng em đúng nhưng cương quá chuyện không cần thiết. Có khi xùy ra nhanh 500 ngàn, còn khỏe hơn là đôi co mất cả ngày đường. Công việc của anh em đều lỡ làng, tốn thêm chi phí nhà nghỉ, ăn uống thêm một ngày, còn hơn số tiền 500 ngàn kia nhiều. Chưa nói là chuyện đấu tranh này quá ư là mệt tim và mệt óc.

Đương nhiên hai ông anh kia đúng, nhưng em lúc đó vẫn nghĩ, em đứng về phía công lý, phải tiếp tục chiến đấu.

Và như thế dẫn đến chuyện thứ 2:

Lần này em cách xa nhà 700km. Trước đó vài ngày em có đi Đồng Nai và bị dính lỗi nhảm nhí nào đó phạt ít tiền thôi nhưng bằng lái bị CSGT Đồng Nai giữ lại.

Khi khởi hành chuyến đi dài ngày (đi du lịch xuyên Việt) với đám bạn 4 người cả nam lẫn nữ, em định trên đường ghé trạm CSGT ở Đồng Nai lấy lại giấy tờ để đi xa. Nhưng vì hẹn hò rồi trễ nải cuối cùng khi em đi ngang Đồng Nai thì chỉ gần hết giờ hành chính thôi nhưng các đồng chí đã đi đâu hết rồi. Em đành tiếp tục cuộc hành trình ra Bắc với cái tờ giấy phạt thay cho bằng lái xe.

Đương nhiên em không phải lúc nào cũng có thời gian cập nhật luật pháp. Công việc chuyên môn của em là nông nghiệp, không phải ngành luật. Nên em không biết rằng giấy phạt giờ không còn có thể dùng để thay bằng lái xe. Và đây là một miệng núi lửa chờ đó để ập tới mang tai họa cho em.

Và thế là đang đi trên đường em bị thổi vào, em chẳng biết vì sao bị thổi. À thì ra em lỡ cán trúng cái vạch liền tại đoạn hơi cong cong. Đường quốc lộ có 3 làn, 2 làn dành cho xe ô tô trở lên, 1 làn cho xe máy. Em cán trúng cái vạch liền ngăn cách giữa 2 làn ô tô.

Lần này em quyết không đưa giấy tờ trước khi các anh chứng minh em lỗi gì. Các anh báo lỗi chạy sai làn. Em nói không phải, cái này là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường. Em chỉ cán lên vạch thôi chứ có phải sai làn gì như anh nói đâu. Xong em và các anh tranh luận qua lại giữa cả đoàn xe gồm cả chục chiếc xe dừng lại nhanh chóng đưa giấy tờ và đi.

Nói là tranh luận nhé vì em vô cùng lịch sự, nói chuyên ôn tồn và không hề la hét hay hỗn láo. Các anh đòi xem giấy tờ xe, ok, thì em có lỗi đó, lỗi nhẹ thôi nhé, giấy tờ xe đây.

Và anh CSGT mắt sáng lên như đèn pha khi chụp được cơ hội: giấy phạt không thay được bằng lái, lái xe không có bằng lái thì bị giam xe 7 ngày, phạt 6 triệu. Em như trên trời rơi xuống, bấm tin tức về luật qua ĐT để đọc, đúng rồi, luật này cả năm rồi mà sao mình chưa cập nhật?

Và các bác có thể tưởng tượng tai họa nếu em bị giam xe? Chuyến đi 2 tuần sẽ bị hủy, 4 đứa bạn em sẽ bơ vơ cùng hành lý đón xe về SG, em cũng vậy, và 7 ngày sau bay ra trở lại đóng 6 triệu để lấy xe. Biết cái xe em sẽ như thế nào?

Và chuyện này nghiêm trọng chứ chả chơi, vì anh CSGT đang rất điên máu. Khi em còn ngần ngừ chưa biết làm sao, anh ta chỉ vào mặt em và quát: "Thằng kia nghe không? Đi theo tao đưa xe về đồn!".

Đám bạn em sợ xanh mặt, mấy đứa con gái mắt ngấn nước trước thảm cảnh sắp xảy ra. Đành dùng mỹ nhân kế, mấy đứa con gái nắm tay, nắm chân, năn nỉ hối lộ 2 triệu, van xin. Rồi tới con trai, cũng lại nói chuyện anh em, đủ thứ. Rồi gọi trợ giúp của bên thứ ba. Nhưng (các) anh CSGT nói: muốn gọi ai thì gọi đi, nhưng có sếp tui gọi tui cũng giam xe mấy anh chị.

Em bối rối quá, không biết làm sao. Em ngồi vào trong xe ngẫm nghĩ, trong lúc bạn bè em van lạy xin xỏ đủ kiểu ở bên ngoài. Tay em run bần bật, đầu em quay cuồng. Em ước với trời, xin ông trời cho em qua cái nạn này, không phải vì em, mà vì đám bạn em đã chờ đợi cả năm trời để có một chuyến đi để đời này. Nếu em được qua cái nạn này, em thề từ nay về sau, hễ em bị thổi vào, thì em kẹp ngay vài tờ tiền vào giấy đăng kiểm không cần phải suy nghĩ hay đắn đo em bị thổi vì cái lý do gì.

Và rồi em đứng dậy, cố gom bình tĩnh bước tới anh CSGT và nói:

"Anh nè, em là người trẻ, người trẻ ngày nay cần phải tiến bộ, phải hiểu biết pháp luật, và quan trọng phải biết tranh luận để cầu tiến. Xã hội của mình, muốn phát triển, phải biết đối thoại, tranh luận với nhau một cách lịch sự để tìm ra sự thật cuối cùng, như vậy mới là dân chủ. Em không hề sỉ nhục hay chửi rủa các anh, em chỉ tìm cách để đối thoại và tranh luận. Nếu anh đúng, không phải là tự nhiên anh là CSGT nên anh đúng. Mà em chỉ có thể công nhận anh đúng nếu anh bỏ thời gian ra giải thích tại sao em hiểu sai luật. Nếu anh giải thích được em sai, em sẵn sàng chấp nhận em đã sai.

Cũng như anh với con của anh ở nhà vậy, anh đâu có nên dùng quyền lực để áp đặt nó phải nhất nhất theo ý kiến của anh nói, vì nếu như vậy, ngoài mặt nó có thể nghe lệnh của anh, nhưng phía sau nó đâu có phục? Có thể anh nghĩ em học bậy bạ đâu đó trên mạng rồi đòi cãi tay đôi với anh, nhưng em nghĩ anh nên coi em như con, em út trong nhà của anh, cần phải đối thoại để nó biết đúng biết sai".

Sau khi nói xong em đi qua nhà một bà nông dân bên đường để ngồi nói chuyện với bà ta xả stress. Trong khi bạn bè em tiếp tục năn nỉ. Hồi sau, anh CSGT bảo bạn em kêu em lại nói chuyện. Rồi em lại, anh ta cũng nói chuyện giải thích với em một số điều theo cách dễ chịu hơn, và bảo em vào xe ngồi. Rồi sau đó, giấy tờ xe được trả lại toàn bộ qua tay bạn em và cả đám tiếp tục cuộc hành trình.

Và kể từ đó, như đã hứa với trời. Em mỗi lần bị thổi, bước xuống xe là em kẹp sẵn tiền vào giấy, chẳng cần biết luật lệ hay lý do gì. Cho tới hôm qua, khi về tới nhà, em chợt nghĩ lại: nếu lúc đó mình cãi vài câu thôi là mình có thể lên xe đi tiếp rồi, tại sao mình lại chung 200 như cái máy? Tại sao mình HÈN vậy?

Rồi khi các bác phê bình, em mới hiểu ra được một vấn đề sâu hơn, là chúng ta, những người chạy xe, xe cá nhân, xe tải hay xe khách, cũng đều là nạn nhân của một bộ máy. Bộ máy đó thiếu tính pháp trị, thiếu sự tôn trọng luật pháp của cả người thực thi luật pháp lẫn người dân.

Nhưng trong bộ máy này, người dân là người thua thiệt, vì họ đâu có chuyên về luật, và bất cứ khi nào họ không kịp cập nhật hay không hiểu hết về luật thì họ sẽ bị ăn hành. Ngay cả với người tương đối hiểu biết về luật và thắng kiện trong nhiều trường hợp, thì sự bồi thường đều không thể xảy ra. Các bác khó có thể đòi hỏi người chạy xe không chung chi bánh mì, vì không phải ai cũng có thời gian để nghiên cứu, để nắm hết tất cả mọi luật lệ trên đường khi nó còn thay đổi hàng tháng, hàng năm. Và ngay cả khi nắm được luật và cãi thắng, thì đã phải mất cả ngày trời, tiền bạc, công sức, lo lắng, mệt mỏi và lên tăng xông máu, một trải nghiệm mà không phải ai cũng muốn trải qua.

Như em, việc đối đầu với những sai trái của CSGT đã kéo dài nhiều năm nhưng sau 2 vụ tơi bời hoa lá giờ em chỉ biết nhắm mắt đưa chân cho xong.

Chẳng hạn như bên Mỹ, nếu cảnh sát phạt sai dẫn đến thiệt hại về thời gian, tiền bạc, tổn thất về tinh thần của người bị phạt thì phải đền bù cho tổn thất đó. Nếu thật sự có điều đó xảy ra, CSGT Việt Nam mới hết dám làm càn để ăn tiền người không hiểu luật đầy đủ.

Nên chăng, ở trên này có bác nào là luật sư, hay rành luật, tổ chức một công ty chuyên hỗ trợ kiện tụng các sai sót của CSGT. Theo đuổi tới cùng các vụ kiện để đòi bồi thường thỏa đáng, thì việc gian lận để moi tiền người dân mới hết xảy ra. Chỉ khi nào họ phải trả giá cho những điều sai trái họ gây ra, họ mới hết dám làm bậy.

Các bác có thể ngồi đó chửi rủa CSGT, nói móc về xứ thiên đường và xứ giẫy chết. Nói cả ngày, cả năm, nhưng sẽ không thay đổi được thứ gì. Hành động có sức mạnh gấp ngàn lần lời nói. Em chỉ là thằng nông dân nghèo đang chạy từng bữa để trả nợ nên không còn hơi sức đâu lập ra tổ chức này nọ. Nhưng em nghĩ trên diễn đàn này không thiếu những người có kiến thức, tiền bạc, thời gian, và sự bức xúc cũng có thừa, tại sao lại không thể hành động mà chỉ ngồi đó đăng bài bức xúc?

Còn một việc nữa cũng quan trọng không kém, chúng ta nên lên petition.org để đăng một petition để công chánh VN thay đổi cách hiển thị biển báo. Biển báo cần phải được đưa cao lên, giống như mái vòm để mọi người cùng thấy. Như ngay cả nước láng giềng Campuchia nghèo hơn VN nhưng biển báo được đưa cao lên, vòng qua cả con đường để mọi người cùng thấy. Tại sao ở VN, biển báo lại nhỏ xíu, thấp lè tè bên phải đường.

Biển báo như thế thật vô lý, nhất là khi giao thông lại hỗn loạn như giao thông VN. Tài xế phải chú ý đủ thứ, nào là xe máy tạt đầu băng ngang, nào là người đi bộ lao ra từ con lươn, nào là xe khác giành đường vượt ẩu. Sự chú ý của tài xế phải luôn luôn để giữ an toàn, làm sao còn con mắt nào nữa để nhìn ra cái biển báo nhỏ xíu bên đường. Mà chỉ cần lỡ một cái biển thôi, thì ăn ngay cái biên bản với mức phạt khủng khiếp (nếu so với thu nhập - nước khác).

Nếu có bác nào nói xe nên chạy thật chậm để vừa có an toàn vừa nhìn được biển báo em cũng không thể đồng ý, vì đường cho chạy 80 thì phải chạy cho được 80, nếu cứ rì rì 50 từ Bắc vào Nam thì chắc cả nền kinh tế cũng rì rì theo quá. Thời gian cũng là tiền bạc.

Và ác cái nữa là cái biển vào khu đông dân cư màu xanh nhìn y chang như mấy cái biển người đi bộ qua đường hay biển báo cầu cống khác. Nhìn cứ như ma trận biển báo màu xanh.

Một người đưa ra ý kiến có thể chẳng là gì, nhưng cả ngàn người cùng ký 1 petition có thể gây sự chú ý đến các cấp lãnh đạo cao hơn, và hy vọng là sẽ có sự thay đổi. Cùng ký, chúng ta chẳng mất gì.

Nếu vài hôm nữa em làm cái petition và lên đây mời các bác ký, thì các bác có vào ký giúp em không?

Và có bác nào sẵn sàng mở công ty hỗ trợ kiện tụng giao thông hay không?

Em xin hết.
Bài viết hay quá, thanks cụ chủ.