Chào các bác
Vấn đề viêm gan siêu vi mạn tính đang là mối quan tâm của nhiều người ( không chỉ ở nuớc ta) vì tính chất nguy hiểm của bệnh ( di chứng xơ gan và ung thư gan về sau), điều trị tốn kém, phức tạp, mà thông tin và hiểu biết của bà con ta về bệnh này chưa rõ ràng thấu đáo, nên phần nào dẫn tới hoang mang, tạo cơ hội cho một số tiêu cực phát triển trong ngành y tế như các bác đã nghe thấy trong thời gian qua ( về việc lạm dụng thuốc điều trị VG của một số GS, BS...và công ty thuốc). Vì vậy, em xin được chia sẻ với bác chủ cùng các bác đây một số thông tin mà e biết về viêm gan virus hy vọng có thể giúp ae hiểu thêm về bệnh, phòng và chữa bệnh thích hợp:
Virus gây viêm gan gồm nhiều lọai A,B,C,D,E, trong đó nguy hiểm( vì để lại di chứng) là virus B, C vì gây ra viêm gan mạn tính. Đường lây truyền như AIDS vậy, tức là qua đường máu và dịch thể. Sau khi nhiễm virus VG, tùy vào đáp ứng của cơ thể mỗi người mà có các biểu hiện khác nhau:
- Viêm gan cấp B,C ( HEP B,C): các triệu chứng có thể là sốt ( như cảm cúm), vàng da vàng mắt, đau vùng sườn bên phải...có trường hợp nặng ( viêm gan tối cấp) có thể dẫn suy gan, hôn mê gan và tử vong trong giai đọan này. Không có điều trị đặc hiệu, chỉ là điều trị triệu chứng và nâng đỡ tổng trạng. Nếu qua được giai đọan cấp thì bệnh sẽ khỏi trong 7-14 ngày. Không phải ai cũng có biểu hiện viêm gan cấp rõ rệt để nhận ra, thường đợt cấp HepC rất nhẹ và thóang qua rồi dẫn đến viêm gan mạn luôn.
- Viêm gan mạn: khỏang 10% nhiễm HepB và 50% nhiễm HepC ban đầu tiến triển tới viêm gan mạn. Việc chẩn đóan đôi khi chỉ tình cờ do đi làm xét nghiệm tổng quát do cảm thấy mệt mỏi, chán ăn...hoặc là các biểu hiện của di chứng như xơ gan, ung thư gan khiến ta đi khám. Thường xét nghiệm tầm sóat viêm gan ban đầu, bác sĩ chỉ cho HbsAg, AntiHbsAg, AST, ALT ( HepB), và Anti HCV ( tìm Hep C). Nếu có vấn đề thì mới cho làm thêm để xác định chẩn đóan, phân giai đọan, định type virus, đánh giá tòan trạng người bệnh và chọn lựa điều trị thích hợp. Em nghĩ nên nói qua một chút về ý nghĩa của các test chẩn đóan cho rỏ hơn:
- HbsAg: nếu dương tính là có nhiễm HBV, âm tính là không nhiễm. Nên làm test ELISA chính xác hơn test nhanh.
- Anti-HbsAg: kháng thể chống lại HgsAg. Nếu dương tính là một tín hiệu tốt vì cho thấy cơ thể có đã được trang bị " vũ khí" chống lại HepB rồi. Trong trường hợp các bác chích ngừa trước đó rùi thì món mày cũng dương. Nếu chỉ số náy >100 UI thì các bác khỏi chich ngừa nữa, nếu từ 10-100 UI thì chích tăng cường 1 mũi, còn < 10UI thì vui lòng chích 3 mũi như qui định. Khi có kháng thể này thì HbsAg sẽ chuyển âm tính.
- HbeAg: là một kháng nguyên hiện diện trong giai đọan VG mạn, nếu dương tính cho ta biết HBV đang sinh sôi nảy nở trong cơ thể ta ( replication) và giai đọan này khả năng lây lan rất cao, còn nếu âm tính thì chúng đang " án binh bất động". Đây cũng là một chỉ thị để quyết định điều trị.
- Anti HbeAg: là kháng thể chống lạ kháng nguyên trên, có được là tín hiệu tốt, giảm lây lan.
- HbcAg: Kháng nguyên lõi HBV, không tìm thấy được trong máu.
- IgM Anti-HbcAg: phát hiện trong HepB cấp
- IgG anti-HBcAg: phát hiện trong viêm gan mạn
- HBV-DNA: xét nghiệm dùng kỹ thuật QRT-PCR ( quantitative real time polymerase chain reaction) để tìm HBV và định lượng quân số chúng nhằm cho mục đích quyết định và theo dõi điều trị. Tùy theo kỹ thuật của mỗi phòng XN mà kết quả có thể khác nhau chút xíu, các bác có thể tham khảo cái nỏmal range kế bên. Thường cut off < 200 copies/ML là âm tính, sau 2006 kỹ thuật mới với cut off thấp hơn bằng đơn vị quốc tế là < 12UI/ ml ( 1 UI = 5.26 copies) thì negative. Ở đây negative có nghĩa là dưới ngưỡng phát hiện chứ không phải không bị nhiễm HBV nữa.
Như vậy trường hợp bác cpkhanhhung có rPCR=2875 copies/ml > ngưỡng 200 copies có nghĩa là dương tính, men gan bác tăng cao hơn 2 lần bình thường ( BT=40) là bác đã bị viêm gan B mạn tính, và có chỉ định điều trị. Tuy nhiên theo khuyến cáo thì bác cần làm thêm một số XN nữa trước khi điều trị là HbeAg, định type HBV và Fibrotest... để đanh giá chọn lựa điều trị ( xem giai đọan? xơ gan chưa? nhiều khi xơ do rượu, và men gan tăng đôi khi cũng do rượu và thuốc nên có thể làm nhiễu quyết định). Tới đây chắc bác cũng hiểu tại sao bác sĩ cho bác theo dõi 3 tháng thay vì 6 tháng rồi phải không?
Còn bà cả bác cũng vậy, HbsAg dương tính là nhiễm HBV rồi, nhưng phải xét nghiện thêm HbeAg, AntiHbe, IgG Anti HbcAg, Anti HCV, bác nói men gan cao là bao nhiêu? lọai nào? và HBV-DNA nếu được, để giúp xác định chẩn đóan ( cấp, mạn? giai đọan, mức độ..) và quyết định có điều trị hay theo dõi tiếp.
Em phải làm việc rồi, hôm khác viết tiếp hầu các bác
Chúc các bác nhiều sức khỏe