Hạng F
11/1/10
6.129
64.411
113
Hungo2 nói:
Em xin bổ sung thêm phần ý kiến của bác phucbao cũng như cung cấp thêm vài điều cho bác cpkhanhhung.

- Gan là một cơ quan có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể nên có hệ thống enzym rất phong phú. Có nhiều xét nghiệm enzym trong chẩn đóan và theo dõi bệnh lí gan mật.
- Có hai lọai enzym được ghi nhận ở gan:
+ Ngọai bào: cholin esterase
+ Nội bào (họat động trong tế bào gan): GOT, GPT, LDH, GIDH ...
- Số lượng enzym nội bào của gan rất lớn.
- GOT (AST) đặc trưng cho mô gan, tim, cơ xương, thận, tụy ...

Chính vì thế:
- GOT, GPT, ... tăng: phát hiện có sự tổn thương tế bào gan.
- GGT tăng: phát hiện có ứ mật, rối lọan đáp ứng của mọi tổn thương gan mật.

GOT và GPT là đặc hiệu nhất, xét nghiệm của bác cho kết quả gần với bình thường là yên tâm rồi. Lần kiểm tra này BS cho làm thêm xét nghiệm enzym GGT mục đích là để theo dõi và làm rõ 2 vấn đề:
+ Tăng enzym gan là do tổn thương tại gan?
+ Tăng enzym gan là do tổn thương ngòai gan?

Hy họng bác hiểu rõ vấn đề và mời em một li ... cà phê.

Luôn luôn lắng nghe và lâu lâu cũng hiểu chút xíu. Xin cám ơn bác rất nhiều. Em rất muốn hôm nào được
57.gif
với bác. Luôn tiện bác cho em hỏi thêm chút là các tổn thương tại gan hoặc ngoài gan cụ thể là ...? ảnh hưởng thế nào đến quá trình điều trị VGB?
 
Hạng B2
7/9/10
187
1
18
Sáng nay đọc báo tuổi trẻ thấy có bài của bác sĩ Nam Anh " Tại cả đôi bên" viết về các sự cố đáng tiếc, kiện cáo trong ngành y một phần do " không hiểu nhau" giữa bác sĩ và bệnh nhân. Trở lại OS thấy bác cpkhanhhung nói dù đã thiện chí lắng nghe  bác HungO2 và em trả lời  mà hiểu có " chút xíu" vì từ ngữ dùng sao mà nó " kiến trúc thượng tầng" quá làm em thấy cần phải bổ sung vào bài báo thêm một nguyên nhân nữa khiến bệnh nhân không hiểu bác sĩ nói gì là câu của bác cpkhanhhung do
21.gif
. Thật vậy, đôi khi bác sĩ nói chuyện với nhau bằng từ chuyên môn, đến khi giải thích cho bệnh nhân cũng dùng thuật ngữ chuyên môn, mà bệnh nhân ta rất là "ngoan và dễ bảo", lúc nào cũng gật đầu hiểu hết...đến khi xong chuyện xảy ra mới biết là trớt quớt!! Đó thật ra là lỗi của bác sĩ! đây là vấn đề quan trọng, tuy nhiên ngành y tế chưa thực sự quan tâm đến kỹ năng giao tiếp và giáo dục bệnh nhân của bác sĩ.
Trở lại vấn đề men gan và theo dõi điều trị viêm gan, em xin nói rỏ thêm, bổ sung cho ý kiến của em và bác HungO2 như vầy:
Lá gan con người gồm nhiều thành phần cấu tạo, nhưng quan trọng có 2 thành phần chính là tế bào gan và hệ thống đường mật . Hệ thống đường mật gồm đường mật trong gan, và đường mật ngòai gan ( ống mật chủ, túi mật). Hiện nay khi đi khám bệnh bác sĩ hay nói cho các bác xét nghiệm kiểm tra chức năng gan và kết quả trả lại chỉ là định lượng men gan ( AST, ALT, GGT, ALP). Thật ra đây chưa phải là các xét nghiệm đánh giá chức năng gan ( xem gan họat động bình thường hay không) mà chỉ giúp tầm sóat đánh giá xem có TỔN THƯƠNG GAN( liver damage) hay không mà thôi. Trong các trường hợp gan có tổn thương (viêm gan do nhiều nguyên nhân, tắc mật trong và ngoài gan, suy tim sung huyết...) làm vở tế bào gan và làm tăng men gan trong máu. Mức độ tăng men gan và độ nặng của bệnh lý gan đôi khi không tỷ lệ thuận với nhau( ví dụ: trong xơ gan nặng, mặc dù  chức năng gan suy gỉảm rất nhiều nhưng men gan có thể bình thường hoặc thấp,vì tế bào gan bị " chai " hết không còn để mà vở ra nữa") và bị làm sai lệc bời nhiều yếu tố khác ( như uống rượu trong vòng 24 giờ trước xn, uống thuốc có hại cho gan...). Do đó, xét nghiệm thấy men gan bình thường cũng chưa chắc là có lá gan khỏe hơn người có men gan cao.
ALT ( Alanine transminase) và AST ( aspartate transaminase) là hai lọai men có mặt trong tế bào gan ( nội bào), khi tế bào gan bị vỡ, nó tràn vào máu và làm tăng men gan trong máu mà ta xét nghiệm thấy đựợc. AST không chỉ có mặt tại gan mà còn hiện diện trong  tế bào ở các mô khác như cơ tim, thận, ruột...cho nên ít đặc hiệu( specific) cho gan. Trái lại ALT chỉ có nhiều trong tế bào gan và rất ít trong các mô khác, nên ALT gia tăng thì có ý nghĩa đặc hiệu hơn cho tình trạng hủy họai tế bào gan. Cặp men này thường dùng để đánh giá tình trạng hủy họai tế bào gan. Người ta còn dùng thêm chỉ số AST/ALT để phân biệt các bệnh lý tại gan với các bệnh lý ngòai gan gây tổn thương gan.
GGT(Gama glutamyl transpeptidase): là một lọai men có mặt ở màng tế bào của rất nhiều lọai mô không riêng gì ở gan. Nó thường tăng nhiều trong các trường hợp nghiện rượu hoặc uống rượu nhiều ( có tài liệu cho thấy uống rượu quá chén  trước đó cả tháng thì tháng sau kiểm tra GGT vẫn còn tăng) và tắc mật. Hội hóa sinh và nghiên cứu bệnh lý gan mật Hoa Kỳ không khuyến cáo đưa GGT vào xét nghiệm thường qui để tầm sóat bệnh lý gan mật vì tính không chuyên biệt của nó. GGT thường được sử dụng để theo dõi điều trị cai rượu và chẩn đóan phân biệt các trường hợp tắc mật khi kết hợp với men ALP.
ALP ( alkaline phosphatase) : được tìm thấy nhiều trong màng tế bào lớp lót của đường mật, do đó men này sẽ tăng nhiều trong các trường hợp tắc mật trong gan ( ví dụ như  xơ gan ) hoặc ngòai gan ( ví dụ : sỏi ống mật chủ). Tuy nhiên nó cũng được tìm thấy nhiều ở xương, lá nhau..nên khi ALP tăng người ta thường phải làm thêm GGT nữa. Nếu cả hai men đều tăng thì nhiều khả năng là do tắc mật, nếu chỉ có một mình ALP tăng thì có thể là bệnh lý của hệ xương ( ví dụ bệnh Paget).
Vậy, trong điều trị viêm gan siêu vi B,C, hay các bệnh lý của tế bào gan khác, markers chính là theo dõi men AST và ALT.
Em viết hơi dài, nhưng hy vọng là dễ hiểu các bác nhể!
 
 
 
Hạng F
11/1/10
6.129
64.411
113
Bác Hungo2, bác Phucbao và các bác quan tâm,
Em rất cám ơn các bác về các bài tư vấn trong thời gian qua, trong thực tế khám bệnh thì bs ko thể có time mà giải thích được nhiều thế, thêm nữa bệnh nhân cũng ko kịp suy nghĩ để có những thắc mắc kịp thời.
Em xin phát biểu vài ý kiến để các bác xem suy nghĩ của em về VGB có đúng chưa nhé:
- Do AST cao hơn chỉ số BT (42/35), ALT gần chạm ngưỡng (39.3/40) nên cần làm xn GGT để biết thêm là men gan cao thật hay do ảnh hưởng của rượu bia tới kết quả XN. Nếu GGT mà cao thì cần thêm time cai rượu bia và test lại. GGT mà thấp thì sẽ có hướng điều trị khác, có thể dùng thuốc đặc hiệu.
- AST có nhiều trong các mô khác nên ko đặc hiệu cho gan, ALT có nhiều trong gan nên phản ánh đúng hơn tiến trình hủy hoại tế bào gan. Như vậy sẽ ko có case ALT vượt ngưỡng mà AST thì nằm trong vùng an toàn. Lúc này chỉ số AST/ALT sẽ cho ta biết tổn thương gan do bệnh lý ngoài gan hay bệnh lý tại gan gây ra.
- Ko nên uống rượu 24h trước khi làm XN, cũng ko nên quá chén trước khi làm xn trong 1 khoảng thời gian đủ lâu (lâu bao nhiêu thì hên xui, hôm trước em quất 10 lon là hơi quá chén so với đô của mình, cách ngày xn 5 ngày).
- Đối với những người VGB mãn tính, men gan tự nhiên xuống thấp mà các triệu chứng vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, ăn ko ngon miệng thấy rõ thì là đã vào giai đoạn nguy hiểm. Do tế bào gan còn ít quá để vỡ ra làm men gan cao.
- ...... chưa nghĩ ra.
Trên đây là suy nghĩ của em sau khi đọc các bài tư vấn. Các bác xem đúng hay sai và chỉnh sửa giúp nhé. Cám ơn.
Túm lại case của em là khá yên tâm phải ko ạ?
 
 
 
Hạng B2
7/9/10
187
1
18
Hi bác cpkhanhhung,
Túm váy lại thì tình trạng của bác tạm thời là ổn định, cần theo dõi định kỳ men gan, nâng đở chức năng gan và tránh các thứ có hại thêm cho gan ( như rượu, bia). Men gan tăng quá 2 lần giá trị bình thường mới đủ có ý nghĩa lâm sàng, còn tăng chút ít ( đôi khi là sai số phòng XN) thì không có gì đáng ngại. Như đã nói, men AST và ALT đều có trong gan, nên khi có tổn thương gan là tăng cả hai. Nhưng vì AST còn hiện diện nhiều ở các mô khác nên nếu khi AST>> ALT thì có thể do bệnh lý ngòai gan tác động đến gan ( như suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim...). Nghiến cứu mối liên hệ giữa tỉ lệ AST/ ALT và viêm gan, nguời ta  nhận thấy AST/ALT >2  gợi ý bệnh lý gan do rượu, ngược lại AST/ALT<1 thì most likely viral hepatitis (đây là hai nguyên nhân gây viêm gan phổ biến). Trở lại trường hợp của bác HBV DNA > 200 copies lả dương tính rồi, HbeAg hình như negative, men gan bình thường  theo ý em thì chỉ theo dõi như trên. Cũng có tài liệu nghiên cứu cho rằng  HBV DNA > 10.000 thì nên điều trị sẽ có lợi trên biến chứng về sau,  nhưng các khuyến cáo chính thức hiện nay thì vẫn chưa thấy đề cập ( vì trường hợp này kém nhạy với điều trị --> tốn kém mà ít hiệu quả)
Hy vọng đã giải đáp được thắc mắc cho bác, chúc bác có kế họach giữ gìn sức khỏe tốt cho bản thân và gia đình.
 
Hạng C
28/12/06
690
8.086
93
44
Gầm Cầu Ông Lãnh
@HungGo , PhucBao  : Em đang điều trị viêm gang siêu vi B, Bệnh tình của em như thế này
Em bắt đều điều trị từ tháng 8 năm 2008 , bắt đầu uống thuốc Lamivudin và Adefovir  và cứ 3 tháng thử định lượng 1 lần , cho tới lần gần đây thì thử định lượng âm tính nhưng lần định lương kế tiếp thì lại vọt lên 1000.copies và bác sĩ mới đổi thuốc mới cho em là Entecavir và Tenofovir Disoproxil   và em mới thử định lượng lại thì kết quả âm tính/với ngưỡng phát hiện 100 copies  , mem gang em mổi lần thử  điều tốt nằm trong khoảng cho phép Got: 25 GPT : 21 Gama Gt: 24
Hai bác có thể tư vấn giúp em là sau khi thử âm tính liên tục bao nhiêu lần thì có thể ngưng thuốc và  hai thuốc em mới uống có tác dụng phụ nhiều không , vỉ mấy hôm nay em bị viêm khớp thái dương hàm với lại hay bị đau nhức cơ thể quá ... cảm ơn hai bác
 
Hạng B2
7/9/10
187
1
18
Tình trạng của bác em nghĩ  vỉút đã bị đột biến kháng thuốc với thuốc cũ và tái phát nên bác sĩ đổi thuốc mới cho bác. Thuốc hiện tại là lọai thuốc uống ít gây kháng thuốc nhất. Không biết trước khi điều trị HbeAg của bác là âm hay dương? type virus là gì? tình trạng gan có bị xơ hay chưa? Sao không điều trị bằng Interferon mà dùng thuốc uống?
Em đóan tình trạng của bác là viêm gan B mạn có HbeAg âm tính, nếu vậy thì món này hay tái phát vì đột biến. Thời gian điều trị không xác định được là bao nhiêu cho vừa , thường thì điều trị cho đến khi sạch virus
và HbsAg biến mất. Theo dõi định kỳ, nếu tái phát thì điều trị lại thôi.
 
Hạng B2
19/10/10
129
16
18
Bác Hunggo, bác Phucbao hay bác nào có chuyên môn cho em hỏi chút :
Em đi xét nghiệm máu có chỉ số GPT/ALAT 45 ( tiêu chuẩn bình thường là <40 U/l) Không thấy bác sĩ đọc kết quả nói gì.Các chỉ số HBsAG và AntiHCV đều âm tính.
Em đã trích ngừa viêm gan B gần 10 năm nay, 2 năm trước thử kháng thể thì tốt. Nếu vậy thì đã chắc chắn mình khó có thể nhiễm viêm gan B hay chưa, hay là thời gian bao lâu thì phải thử kháng thể lại nữa.
Em không uống rượu bia cũng không hút thuốc, ăn uống cũng chừng mực mà chỉ số Cholesterol hơi cao 6,7 ( TC là <5,7), LDL là 4,89 ( <3,9), calci 1,03 ( 1,13-1,32)
Vậy em có cần chế độ kiêng khem gì cải tạo chỉ số men gan không ạ? Về phần Cholesterol thì mấy năm trước đi khám em cũng cao, sau đó về kiêng ăn mỡ khoảng 2 tháng tái khám lại thì OK. Dần dần mình chủ quan nên cũng không kiêng kĩ như trước nên lần này khám lại cao.
Cảm ơn các bác.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.338
113
bác yên tâm đi, nếu uống thuốc đều đặn thì sẽ hạ gục được virus  xuất quân ra ngòai. có nghĩa là sau khi uớng thuốc thời gian, bác sĩ sẻ  cho mình đi  thử máu để đếm virus coi còn bao nhiêu con, ra ngòai chỗ đại hoc y duoc có máy đếm  chính xác nhất, nếu giãm  = hoặc dưới mức virus cho phép thì quá tốt. hình như là <1 k con. Dưng ko có nghĩa là bác đã diệt được hang ổ Virus Viêm gan siêu vi B, nó vãn còn nằm "thúc thủ"  trong gan dưng chưa xuất quân ra ngòai gan..do đó mình phải  theo dõi mổi 6 tháng.. nói chung là chung sống hòa bình với nó