Hay. Của chính kỹ sư bmw thiết kế kiếp trước 2 con này. Anh này thiết kế khung gầm nên nói nhiều về khung gầm. Còn máy cũng thiết kế của Bim nốt.Tặng các anh bài tiếp theo về sedan
Nói chung nó giải thích rất đầy đủ làm sao Vin có thể làm ra 1 chiếc xe với tốc độ thần kỳ đến thế. Xét về mặt cả 2 phía kỹ thuật lẫn biz, mình hoàn toàn ủng hộ cách gỉai quyết của Vin. Giờ chỉ là chuyện sau đó, vì tiền ko phải là vô hạn
( Bài trên fb của anh Trương Hoàng Quý Phương làm tại BMW Đức)
*****************************************
Bây giờ xin nói đến chiếc BMW F10 Series 5 thế hệ thứ sáu, sản xuất từ 01/2010 đến 01/2017, đời trước của chiếc BMW 5er G30, được sản xuất từ tháng 2/2017 đến nay. Chiếc BMW F10 là “cốt tinh” của chiếc Vinfast Sedan Lux 2.0.
Nói về bối cảnh ra đời của chiếc F10 thì trước hết cũng xin nói thêm, trong các dòng xe của BMW thì chiếc Series 7 chỉ bán cho có đủ mặt hàng, chứ không địch lại nổi chiếc S500 của Mercedes vốn đã quá được ưa chuộng (trên đó thì có Rolls Royce đánh bay Maybach). Chiếc Series 3 là quả đấm chủ lực của BMW, bán nhiều nhất về doanh số, lời do bán số lượng nhiều là chính. Lợi nhuận trên mỗi đầu xe thì phải nói đến dòng X5/X6 và Series 5! Có lẽ vì vậy mà Vinfast chọn mua bản quyền hai dòng xe này của BMW để sản xuất?
Tiền thân của chiếc F10 là chiếc E60, Series 5 thế hệ thứ năm, sản xuất từ 2003 đến 2010. Chiếc E60 ra đời trong bối cảnh BMW lúc đó muốn cạnh tranh với công nghệ làm khung xe bằng nhôm vốn đang được ưa chuộng lúc đó của Audi! Vì chưa có kinh nghiệm như Audi đã làm khung xe nhôm từ những năm 1980, nên BMW đã thử nghiệm trên chiếc E60 này chỉ một phần bằng nhôm ở khoang động cơ mà thôi, khoang hành khách và đuôi xe vẫn là thép. Khoang động cơ nhôm được dùng kỹ thuật tán rivet và dán keo với khoang hành khách bằng thép. Nhờ khoang động cơ bằng nhôm nhẹ, nên trọng tâm xe vẫn giữ được tỷ lệ 50/50 (thường đầu xe nặng hơn đuôi xe, do có gắn động cơ vốn đã nặng), một yếu tố quyết định cho xe BMW có động lực học tốt và thể thao nổi trội hơn các xe khác. Tiếc là concept này trên E60 đã không thành công, ngay từ khâu sản xuất, cho đến sửa chữa bảo trì sau này, đặc biệt có vấn đề về rỉ sét do chưa có kinh nghiệm cách ly hai kim loại thép và nhôm tiếp xúc với nhau.
Để lấy lại uy tín, CEO của BMW đã quyết định làm chiếc F10, thế hệ sau của E60 thật tốt, cao cấp và chấp nhận đổ nhiều tiền vào cho thiết kế cũng như vật liệu thép cao cấp, cứng và nhẹ nhưng mắc tiền, việc này đồng nghĩa chấp nhận xe giá thành cao và lời ít! Xe được tính toán thiết kế chi tiết trong giai đoạn từ 2005 đến 2008. BMW đã chọn những kỹ sư giỏi và kinh nghiệm nhất làm thiết kế cho F10. Giai đoạn đó tôi chỉ mới có 5 năm kinh nghiệm ở BMW, nên chỉ được giao thiết kế khung gầm cho chiếc X5 E70 (chiếc X5 F15 đời sau đó cũng dùng khung gầm E70. Hiện chiếc Vinfast Lux SA 2.0 là công nghệ của F15), chứ không được rớ vô chiếc F10 này (chiếc Series 5 thế hệ thứ bảy sau cùng G30 thì tôi có tham gia làm concept 2 năm đầu 2011-2012 để trình CEO, do lúc đó đã có 10 năm kinh nghiệm ở BMW!). F10 đã ra đời với rất nhiều giải thưởng quốc tế, và bán rất chạy, nên rốt cuộc nhờ doanh số BMW vẫn lời nhiều, tuy giá thành xe cao hơn những chiếc trước đó.
Nay Vinfast mua công nghệ của F10 để làm chiếc Sedan Lux 2.0, thì nếu so với chiếc SUV, chiếc sedan này công nghệ mới hơn và chất lượng cũng cao hơn! Đây là một trong những phiên bản tốt nhất của BMW mà Vinfast đã có được. Tôi đoán họ đã phải trả tiền cao hơn khi mua bản quyền chiếc này so với chiếc X5. Vì vậy chắc chắn Vinfast phải bán chiếc sedan giá cao hơn chiếc SUV nhiều. Theo tôi nếu chiếc VF SUV bán 1 tỷ VND, thì chiếc sedan này phải 1,5 đến 2 tỷ VND! Hy vọng là với kiểu dáng sedan sang trọng, nó sẽ được các cơ quan cao cấp và ngoại giao của VN đặt mua ủng hộ để làm công xa. Có thể phải có chính sách ưu đãi thuế đặc biệt cho chiếc sedan này, để có thể bán được trong nước. Về khả năng xuất khẩu nếu có, thì tôi đoán chiếc SUV có cơ hội hơn, vì xe lớn và giá thành hạ hơn.
Điều còn lại tôi hơi băn khoăn, là do chiếc F10 này làm bằng thép cực kỳ cứng, khuôn BMW dập 7 năm để bán rất nhiều xe, nên cũng đã mòn nhiều rồi. Không biết Vinfast mua về dập được bao nhiêu chiếc nữa? (nếu dập ít thôi thì OK). Khuôn sẽ chóng hư mòn hoặc chi tiết dập ra bị rách, phải đặt khuôn mới sẽ tốn rất nhiều tiền và gián đoạn sản xuất. Chưa kể cần rất nhiều công suất điện để hàn các chi tiết thép cứng này lại với nhau. Hay là Vinfast sẽ phải thay thế thép made in germany bằng thép made in china mềm hơn cho rẻ, ít mòn khuôn và dễ hàn???
Goodluck Vinfast!
Lời kết:
Có lẽ vì người dân quá dị ứng với mấy mỹ từ “vì dân, vì nước”, “tự hào dân tộc” chăng?
Vingroup là một công ty đa ngành, nên họ làm vì lợi nhuận thôi. Có thể xe Vinfast không có lời, nhưng lợi về giá cổ phiếu tăng, bất động sản được hưởng ở Cát Hải và các ưu đãi khác của chính phủ?
Dù sao đi nữa nhờ vậy mà Việt Nam mới có cơ hội bước chân vào ngành công nghiệp xe hơi, cho dù chỉ là giai đoạn đầu mua công nghệ và lắp ráp đi chăng nữa. Tôi chỉ viết về góc độ kỹ thuật. Còn lại để mọi người tự rút ra những suy nghĩ và nhận định riêng của mình!
(share không cần hỏi!)
Mềnh nói còm 1 cũng đại ý như vậy, nghĩa là con xe của Vin khung gầm của Bim, full size xe hạng sang. Động cơ Bim nốt. Dù cũ nó vẫn là khung gầm lớn.
Mấy anh lại đem so với mấy con xe bình dân.
Nội thất làm ngon, đầy đủ túi khí cảm biến, đồ chơi, cộng thêm chính sách giá miễn thuế ttđb là hơn đứt mấy con Phò tủn 1,5 tỷ.