Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
15/2/08
1.552
65
48
54
IMF thì do tất cả các nước thành viên góp vốn vô, nhưng nhiều nhất là các nước G-20 góp khoảng 500tỷ $ (2009 - wikipedia). IMF tuy mang tiếng là tổ chức để ổn định giá cả trao đổi trong giao dịch, nhưng mục đích đó chỉ tồn tại được trong thời gian đầu (thành lập năm 1944), nhưng từ sau khi Mỹ phá vỡ đồng tiền dựa vào vàng và nhất là sau khi khối LX xụp đổ, thành viên IMF tăng lên nhanh chóng (183 thành viên rồi). Nên mục đích của nó cũng thay đổi, giờ IMF chủ yếu để tài trợ cho các dự án phát triển ở những nước nghèo, giảm tỉ lệ thất nghiệp và xoá đói (nghèo chắc xoá hông noi). Nhưng mà bên cạnh đó nhiều nước lớn cụ thể là Mẽo cũng thông qua IMF mà tác động đến chính trị.
Còn vụ Mẽo xù nợ TQ thì chắc khó, nó mà xù nợ thì còn mặt mũi nào đi giảng đạo nước khác nước, làm sao nói các nước khác nghe được, tiếng nói của Mẽo sẽ mất trong lượng trên TG, nhất là trong hội đồng bảo an (mà cái này sẽ ko phải là chuyện nhỏ).
Vấn để gửi tiền thì nước nào cũng phải có TK ở nước ngoài để giao dịch bác ạh, giống như mình mua nhà, ko tin thằng kia giao nhà sau khi nhận tiền thì mình phải gửi tiền ở ngân hàng, tới khí nó giao giấy tờ nhà đầy đủ rồi thì mình mới viết giấy hoặc gọi nhà bank đưa tiền cho nó. Còn TT tuy nói là đóng cửa với TG nhưng cụ Kim cũng vẫn phải mua vài thứ thiết yếu chứ bác, như lương thực (em nhớ thì nó có NK gạo của VN) hay thuốc men chẳng hạn, cái này thì vì nhân đạo nên ko bị cấm tuyệt đối. Nên nó phải có TK nước ngoài để thanh toán, chứ đâu thể mình giao gạo rồi nó giao tiền mặt tại chỗ được, lỡ mình cất bước quay đi nó cướp xiền thì seo bác, cụ Kim chí phèo có gì mà ko dám làm.
 
Tập Lái
24/12/09
34
0
18
Vay nợ quốc tế thì vay tín chấp hay thế chấp vậy các bác?
Khi vỡ nợ thì đàm phán thu nợ như thế nào?
Kính mong bác svgn và các bác giáo huấn ạ...:)
 
Hạng D
15/2/08
1.552
65
48
54
Anna Dao nói:
Vay nợ quốc tế thì vay tín chấp hay thế chấp vậy các bác?
Khi vỡ nợ thì đàm phán thu nợ như thế nào?
Kính mong bác svgn và các bác giáo huấn ạ...:)

Đi vay quốc tế thì 99% là thế chấp bác ạ, thế chấp bằng chính tài nguyên của nước đó như dầu mỏ, khoáng sản, đất đai. Còn 1% còn lại thì nhiều khi chủ nợ nó thương tình thì cho hoặc giảm bớt, còn ko thì xù nợ tức là đóng cửa ở nhà chơi với dế luôn, vì xù nợ thì bảo đảm bị cấm vận kinh tế ngay.
Vỡ nợ thì bằng mọi cách cũng phải trả nợ nếu ko muốn bị phong toả cửa khẩu triệt đường làm ăn, như trường hợp của nước Rumani hồi 70s dưới chế đô độc tài Ku ku gì đó em hông nhớ, nó phải xuất khấu tất tần tật để trừ nợ dù dân trong nước thiếu ăn chết đói.
Còn nước nào ko có tài nguyên gì hết, ví dụ như là Singapore chẳng hạn (vd thui nha mí bác, cái anh này hầu như là nước duy nhất ko có thâm hụt ngân sách trong nhìu năm) thì sẽ bị bắt buộc mở hàng rào thuế và nới lỏng luật để các anh lớn vào kinh doanh để thu nợ (cái này tụi tư bản khoái lắm nên nếu Việt Lam mà lỡ bị cái này thì chít chắc).
 
Hạng D
15/2/08
1.552
65
48
54
Nhóm em cũng đang làm tài liệu về các quĩ đầu tư mạo hiểm, có phần nói về cách họ làm giàu nhờ khủng hoảng, để em hoàn thành xong post lên cho mấy bác 888.
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Thời điểm quyết định cho Hy lạp đang tới gần, chết vì thiếu nước biển như chúng ta đã ví von thì không vì Hy lạp không thiếu nước biển :D, nhưng những hậu quả các bác đang quan tâm cho một quốc gia thiếu nợ/vỡ nợ thì đang ngày càng rõ ràng.

Kế hoạch trợ giúp cho Hy lạp theo các tính toán mới nhất sẽ bao gồm số tiền còn lớn hơn nhiều so với dự định ban đầu và được đánh giá là từ 100 tới 200 tỷ EUR, với con số hiện nay là 140 tỷ, hay theo tỷ giá ngày hôm nay là ~185 tỷ USD. Trong vòng 48h nữa các Bộ trưởng BTC của các nước EU đang nhóm họp ở Brussel sẽ có quyết định cụ thể về tổng số của gói hỗ trợ cũng như cách thức cho vay.

Một điều chắc chắn là người Hy lạp sẽ phải thắt lưng buộc bụng hơn so với hiện nay rất nhiều. Để trả được gánh nợ đất nước thì con số tiết kiệm sẽ phải từ 6-7% ngay trong các năm 2010-2011 và lên trên cả 10% trong những năm tới, cụ thể là 11% hàng năm. Nói nôm na là nếu thu nhập của nhà ta hàng tháng là 10 tr. VND thì nay tới hạn vợ chồng con cái nhà mình sẽ phải tiết kiệm mỗi tháng 1.1 tr. để đảm báo đáo hạn ngân hàng!

Những con số này có ý nghĩa gì với người Hy lạp? Rất đơn giản, tiết kiệm như có thể để trả nợ. Các tiết kiệm quan trọng nhất sẽ là :
- 3 năm không tăng lương bộ máy công chức
- cắt tháng lương 13 và 14 (đúng là nhà nghèo còn quen xài sang [>:p]),
- cắt tiền thưởng, tiền vacation cho cả công chức cũng như trong lĩnh vực KT nhân,
- tuổi về hưu cho phụ nữ và đàn ông sẽ san bằng như nhau cho công chức và các đơn vị KT nhà nước (tứ là nữ sẽ phải làm việc nhiều hơn trước),
- đánh thuế cho mức lương hưu cao hơn 1400 EUR (cho tới nay free),
- tăng thuế cá mặt hàng bia, rượu, thuốc lá ...

Hy lạp đang dẫn đầu nợ các nước châu Âu, nhưng các QG khác cũng không khá hơn mấy:

image-82955-galleryV9-hdvp.jpg

Khi nào Hy lạp sẽ đáo hạn (tới hạn trả nợ) và sẽ phải trả bao nhiêu?

image-83109-galleryV9-fams.jpg

Cả châu Âu đang nín thở chờ đợi số phận bi đát của Hy lạp?

Và cũng chả biết là nên giận hay nên thương, thôi thì "mần" một bài dân ca Nghệ tĩnh thay lời bình luận vậy:"giận thì giận mà thương thì thương, anh sai đường em không chịu nổi, anh yêu ơi anh đừng giận vội, mà trước tiên anh phải tự trách mình":D.
 
Hạng B2
3/1/10
387
1
18
đức cũng vượt mốc 60% mà còn sức cứu nước khác hả bác.
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Đức cũng nợ nhiều lắm, cũng như Ý, Pháp, Mỹ ... nhưng khả năng chi trả là tốt nên tới nay vẫn được các rating như của S&P đánh giá là AAA :)

Còn việc cứu Hy lạp là việc bắt buộc, các thành viên EU càng lớn thì trách nhiệm (chính trị) lại càng nhiều nên những thành viên như Đức phải dốc hầu bao đi cứu thôi. Mà nên nhớ là họ cho HL vay nhé, tức là dân Hy lạp phải nhịn ăn mà trả nợ mỗi năm một ít như biểu đồ trên, chứ chả ai cho không ai cái gì. Các nước ở châu Âu như Island và Hy lạp bị vỡ nợ vì sống sướng trên khả năng của mình chứ họ không phải là các nước châu Phi nghèo đói mà thiện hạ lại tự nhiên có thể bãi nợ cho họ đơn giản như vậy được!

Câu hỏi hay: vậy những nước như CHLB Đức có thể vỡ nợ được không? Về lý thuyết thì tại sao không, câu trả lời là có. Bản thân Đức cũng đã từng bị vỡ nợ 2 lần trong TK trước do ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh TG do chính người Đức gây ra (vào năm 1923 và 1948). Nếu hôm nay mà làm ăn không tốt, chi tiêu XH quá nhiều (lương hưu, lương công chức quá cao, chi tiêu cho bộ máy CQ, cho y tế, cho GD, trẻ em v.v... quá nhiều), giá trị công trái của nước Đức trên TTCK TG lại không cao ... thì Đức cũng sẽ vẫn bị vỡ nợ như bình thường.

Nhưng đó chỉ là lý thuyết! Trên thực tế thì kể cả khi nền KT Đức (hoặc Nhật) rơi vào làm ăn lụn bại đến như thế và đất nước phải công bố là không thể trả nợ được nữa thì cũng vẫn có các cường quốc khác sẵn sàng đứng ra cho Đức vay. Lý do như đã nói là họ tin vào khả năng chi trả của nền KT nước Đức, mà nói tóm lại là tin vào người Đức :)
 
Hạng D
15/2/08
1.552
65
48
54
Chi tiêu xã hội cũng phân chia ra tốt và xấu nữa mà bác Golf:
Tốt là chi tiêu cho GD, y tế trẻ em
Xau: chi tiêu cho bộ máy chính quyền quá lớn (có dấu hiệu cồng kềnh kém hiệu quả và cả tham nhũng) v.v...
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Anna Dao nói:
Vay nợ quốc tế thì vay tín chấp hay thế chấp vậy các bác?
Khi vỡ nợ thì đàm phán thu nợ như thế nào?
Kính mong bác svgn và các bác giáo huấn ạ...:)

Vay nợ thì tùy loại, ví dụ như Mỹ đi vay bằng cách bán trái phiếu. Đó là khoản vay không thế chấp. Khi Mỹ vỡ nợ, bác không thể xách đống giấy ấy qua Mỹ đòi bđs hay thứ gì khác. Nó là tờ giấy mang giá trị nhờ uy tín mà thôi.

Vấn đề xù nợ, thấy nhiều bác thắc mắc.:D
Để dễ hình dung ta giả sử 1 quốc gia là 1 doanh nghiệp, và chủ nợ là những ngân hàng.
Khi doanh nghiệp xù nợ, chắc chắn tên tuổi nó đi vào cơ sỡ dữ liệu của ngân hàng. Giống như 1 cá nhân trễ hẹn trả nợ, tên tuổi sẽ được kết nối qua dữ liệu ngân hàng để đánh giá "bad credit". Từ đó về sau đi vay sẽ rất khó.
Nếu lừa đảo qua ngân hàng, em biết 1 người như vậy. Sau này không mở tài khoản ngân hàng được luôn.

Mỗi quốc gia sẽ có 1 đánh giá credit score, họ xem xét lịch sử đi vay có đàng hoàng không, tổng số vay là bao nhiêu, khả năng trả nợ cao hay thấp. Từ đó sẽ có 1 thang điểm, căn cứ vào điểm này để tính lãi xuất. Anh nào kiểm kém, lãi càng cao. Giống như vay cá nhân vậy thôi.
Một người có credit score từ 760-850 có thể vay lãi xuất 4.9%. Trong khi người có mức điểm 640-659 phải trả lãi xuất 6%


Như vậy ta thấy xù nợ rất khó. Đơn cữ chuyện hội nhập WTO, chúng ta phải giảm thuế nhiều mặt hàng, điều này làm nhập siêu tăng cao. Nhưng chưa ai dám bảo vì nhập siêu cao quá, tui tăng thuế trở lại, không chơi theo luật nửa. Chuyện nhỏ như vậy còn không dám làm, chuyện xù nợ còn lớn hơn, không ai dám nghĩ mình sẽ xù nợ được.
Dù không có luật bỏ tù 1 quốc gia , nhưng chưa ai dám phá luật trên bình diện quốc gia.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Nói về hệ thống chi tiêu cho XH. Mới đây Mỹ đã báo cáo trường hợp 2 quỹ an sinh là Old Age and Survivors Insurance (OASI) và Disability Insurance (DI) đã bị ảnh hưởng mạnh trong năm qua. Khi tiền thu từ thuế giảm do khủng hoảng, khả năng cân đối sẽ khó khăn.
Năm 2010 tiền thu từ thuế dành để nuôi dưỡng người già và trẻ em sẽ giảm 12 tỷ, trong khi tiền chi lại tăng hơn 37 tỷ so với năm ngoái. Lý do là nhiều người cần trợ giúp hơn vì không tìm ra việc, nhiều người về hưu hơn...
Giờ ngồi xem lại mấy bài viết cũ, thấy có 1 bài từ năm 2003 của Laurence J. Kotlikoff (giáo sư kinh tế tại đại học Boston) dự báo về tình trạng cạn tiền ở quỹ an sinh XH cũng như nguy cơ của Mỹ. Em sẽ dịch bài này cho các bác xem, khá dài nên hơi lâu.
Đã 7 năm trôi qua, xem thử Mỹ có đi đúng quỹ đạo mà nhiều người dự đoán hay không?

Nhân nói về Mỹ có 1 bài viết thú vị
http://www.tapchithoidai.org/200402_THDung.htm

Emmanuel Todd viết cuốn “Sau đế quốc”[SUP](1)[/SUP], một quyển sách đã gây sôi nổi ở Âu Châu trong hai năm qua. Todd là một nhà xã hội học và dân số học người Pháp được nhiều người biết vì năm 1976, khi mới 25 tuổi, ông là người đầu tiên công khai tiên đoán sự tan rã của Liên Xô qua cuốn “Sự sụp đổ cuối cùng” (La chute finale) căn cứ trên những dữ kiện dân số học, và những xu hướng xã hội và kinh tế dựa vào thống kê. Vậy là sau khi đã tiên tri sự tan rã của liên bang Xô Viết, Todd quay sang tiên đoán sự sụp đổ của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ!
-------------------------------

Theo Kennedy, có ba lí do giúp Mỹ ngưng sự tuột dốc mà lúc trước ông đã “tiên đoán”, và củng cố vị thế vô địch: (1) Sự tan rã của Liên Xô, (2) sự trì trệ của kinh tế Nhật, (3) và sự năng động khác thường của doanh nhân Mỹ. Cũng phải kể là chính phủ Mỹ (nhất là trong thời Clinton) đã có những chính sách tài chính và kinh tế rất hữu hiệu. Chính vì lí do thứ ba mà, vào những năm 1990, Mỹ đã có thể gánh chịu mức độ chi phí quân sự mà trong quá khứ đã làm kiệt quệ những đế quốc khác.
-------------------


Có lẽ tác giả giống Emmanuel Todd nhất, nhưng có sức thuyết phục mạnh hơn Todd, là Michael Mann, một nhà xã hội học người Mỹ chuyên nghiên cứu về nguồn gốc quyền lực xã hội (social power). Trong quyển "Đế quốc không mạch lạc" ("Incoherent empire" [2003]), Mann cho rằng những người cổ vũ đế quốc Mỹ đã đánh giá quá cao thực lực của Mỹ vì họ chỉ nhìn vào mặt quân sự. Họ không thấy rằng về kinh tế thì quyền lực của Mỹ rất mong manh, và quyền lực chính trị thì càng chênh vênh hơn nữa. Ông kể:

Về quân sự, tuy rằng ngân sách quân sự Mỹ là rất lớn, và đang tăng (40% ngân quỹ quân sự toàn cầu năm nay), Mỹ giỏi tàn phá hơn bình định, chiếm đóng.[23] Về chính trị, Mỹ là một quốc gia bị phân liệt (schizophrenic), lúc thì theo chính sách đơn phương, lúc thì đa phương. Trên thực tế Mỹ thiếu khả năng cai trị nước khác, thậm chí cũng không kiểm soát nổi những quốc gia “thân chủ” của họ.

Về kinh tế thì Mỹ, ngoài mặt, vẫn còn là nước mạnh nhất hoàn cầu. Song cái mạnh ấy dựa trên tài chính hơn là khả năng sản xuất thật sự. Chính nhờ nguồn vốn to lớn chảy vào nước Mỹ mà chính phủ Mỹ có thể chi nhiều hơn thu. Nói cách màu mè, theo Mann, thế giới đang đưa tiền cho Mỹ để bom thế giới! Tuy nhiên, Mỹ chỉ là anh tài xế ngồi ghế sau (backseat driver) trong cổ xe kinh tế thế giới: không nắm tay lái nhưng xúi dục, chỉ chỏ, ép các nước nghèo chấp nhận một chế độ “tân tự do” (neoliberalism) phung phí và phản lòng dân.

(Em cùng quan điểm với ông này nhất. Không phủ nhận Mỹ có những thành tựu rất vĩ đại, nhờ tiềm lực kinh tế. Nhưng có cái gì đó khôngt hể giải thích nổi là Mỹ rất mong manh, khi kinh tế không còn ổn định. Điều này làm cho người ta có suy nghĩ thực dụng, hết tiền là hết giấc mơ Mỹ. Mà quả thật như vậy.
Nước Mỹ là 1 quốc gia đa chủng tộc, họ đến từ nhiều nơi, bảo thủ cũng như cấp tiến, có đủ. Tương lai Mỹ do thế hệ sinh ra tại Mỹ quyết định, nhưng dường như người Mỹ vẫn không có tinh thần dân tộc Mỹ, dù họ sinh ra ở Mỹ. Khi bị khủng bố, chiến tranh, có thể họ "kết nối" mạnh mẽ lắm. Nhưng cảm giác của em là khi kinh tế Mỹ đi xuống, tiền không còn dồi dào, khi đó sẽ xuất hiện rạn vợ. Cái mà không có ở người Nhật hay Đức thua trận sau cuộc chiến)

Về ý thức hệ, Mỹ chỉ là một “bóng ma” (danh từ của Mann). Một mặt thì Mỹ hứa hẹn tự do, dân chủ, thịnh vượng cho mọi quốc gia, nhưng rồi lại có những hành động quân sự hoàn toàn trái ngược. Theo Mann, cũng nên để ý: văn hoá Mỹ không là một văn hoá đế quốc. Không như trẻ em Anh ngày truớc, trẻ em Mỹ ngày nay không bị dạy dỗ để khinh miệt các giống dân khác, hoặc để trở nên “khắc khổ trong trận mạc, hi sinh khi nguy biến, vâng lời người có quyền”.


-------------
Bài viết còn dài. Em chỉ trích vài đoạn. Cuối tuần mời các bác nhâm nhi chuyện thời sự quốc tế. VN đang đi đúng đường rồi, chả còn gì để nói :D

 
Status
Không mở trả lời sau này.