Đang nói nhập khẩu hay lắp ráp cái nào tốt? gì mà nội địa hoá ở đây.
Bác ơi, em có viết rõ là "Vậy nếu là người tiêu dùng là họ sẽ chọn xe trong nước hay nhập khẩu khi họ có điều kiện, mình chỉ đang nói về 1 khía cạnh, còn vấn đề ....." hok biết em có viết sai chính tả hay không mà bác đọc không được hoặc đọc rồi không hiểu thì em chịu ạ
 
Hạng B2
17/4/18
328
293
63
34
Cũng còn tùy là nhập từ đâu về nữa, nếu trong Asean này thì may ra có ông Thái dúi là hơn được chút chứ ông Indo thì chả hơn mình dc mấy đâu, cũng rứa cả. Lắp ráp trong nước thì khá là láo nháo do dân mình ham options nên chúng nó bòn rút khung gầm thân vỏ để thêm dăm ba cái đá cốp với cam 360, tiêu chuẩn thì lộn xộn. Đã nhập thì chơi hẳn Âu Nhật Mỹ nó mới khác được
 
Hạng D
11/8/21
3.203
3.266
113
20
Xe nhập khẩu thường được khách hàng Việt ưu tiên chọn mua vì cho rằng xe nhập khẩu tốt hơn xe lắp ráp. Thế nhưng liệu xe nhập khẩu có thậ sự tốt hơn xe lắp ráp trong nước trong thời đại hiện nay?

View attachment 2592090

Xe nhập khẩu

Xe nhập khẩu là xe được lắp ráp và phân phối tại các thị trường nước ngoài, được nhập khẩu về Việt Nam thông qua các cá nhân, đại lý, hoặc đơn vị nhập khẩu chính hãng.

CBU (viết tắt của Completely Built-Up): có nghĩa là xe ô tô được lắp ráp, sản xuất hoàn toàn ở nước ngoài, sau đó nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam.

Hiệp hội các Nhà Nhập khẩu Ô tô chính hãng tại Việt Nam (VIVA): Có tên tiếng Anh là Vehicles Importers Vietnam Association, là hiệp hội những nhà nhập khẩu ô tô được ủy quyền chính hãng tại Việt Nam. Cái tên VIVA được nhắc đến lần đầu thông qua triển lãm ô tô quốc tế Việt Nam VIMS 2015.

Các hãng xe thuộc VIVA bao gồm: Audi, Porsche, Aston Martin, Jeep, Volkswagen, Volvo, Jeep, Jaguar & Land Rover, Ferrari, Subaru, Maserati.

View attachment 2592100

Xe lắp ráp

Xe lắp ráp là xe ô tô được lắp ráp trong nước với linh kiện nhập khẩu hoặc nội địa hóa một phần.

CKD (viết tắt của Completely Knocked Down): có nghĩa là xe ô tô lắp ráp trong nước với 100% linh kiện nhập khẩu. Đối với trường hợp này, các hãng xe (có nhà máy sản xuất tại Việt Nam) đã nhập khẩu toàn bộ linh kiện, sau đó, tiến hành gia công và lắp ráp thành chiếc xe ô tô hoàn chỉnh.

SKD (viết tắt của Semi-Knocked Down): có nghĩa là xe ô tô lắp ráp trong nước và có một số linh kiện đã được nội địa hoá .

Hiệp hội các Nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA): Có tên tiếng Anh là Vietnam Automobile Manufacturers' Association. Được thành lập vào ngày 03 tháng 8 năm 2000, Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) là một tổ chức phi chính phủ, phi chính trị và phi lợi nhuận, được thành lập trên nguyên tác tự nguyện của các nhà sản xuất ô tô được cấp giấy phép hoặt động tại Việt Nam.

Những hãng xe thuộc VAMA bao gồm: Ford, Hino, Isuzu, Do Thanh, Mercedes-Benz, Toyota, Vinfast, Nissan, Suzuki, Mitsubishi, Samco, Kia, Mazda, Mini, Thaco, Veam, Mekong, Vinamotor, Honda, Daewoo Bus.

View attachment 2592102

Ưu và nhược điểm của xe nhập khẩu

Ưu điểm của xe nhập khẩu

Chất lượng

Các mẫu xe nhập khẩu về Việt Nam thường đến từ các cường quốc đứng đầu về ngành công nghiệp ô tô như Mỹ, Đức, Nhật, Anh, hay các quốc gia nổi tiếng là “công xưởng sản xuất ô tô” như Thái Lan. Do tính chuyên môn cao, các dòng xe nhập này được sản xuất dựa trên dây chuyển công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất.

Được sản xuất tập trung với hệ thống nhà cung cấp phụ kiện xung quanh, các dòng xe nhập khẩu còn đảm bảo tính đồng bộ giữa các linh kiện và quy trình lắp ráp trước khi ra mắt thị trường. Vì vậy, các chi tiết xe sẽ được tối ưu về độ chính xác và có thể hoạt động ổn định dưới các tác động ngoại lực như bụi bẩn, vi khuẩn, thời tiết,…

Ngoài ra, các xe này dù xe sang hay xe phổ thông cũng đều tuân theo quy trình lắp ráp và kiểm tra nghiêm ngặt từ giai đoạn thiết kế sản phẩm, chọn nguyên vật liệu, chế tạo, lắp ráp đến khi rời khỏi nhà máy xuất ra thị trường.

Vì vậy, xe ô tô nhập khẩu nổi bật hơn về chất lượng, chiếm được lòng tin của đại đa số người tiêu dùng.

View attachment 2592105

Ngoại thất


Do tính chất thị trường mà các mẫu xe ở nước ngoài thường sở hữu nhiều trang bị, đồ chơi hơn các xe ở Việt Nam. Các đại lý nhập khẩu cũng thường đem về những phiên bản cao cấp của dòng xe. Do đó, khi dạo quanh các đại lý nhập khẩu, người mua dễ dàng lóa mắt trước ngoại hình đẹp mắt của các xe này.

Nhờ trình độ làm xe tiên tiến mà nước sơn của xe nhập cũng có phần bắt mắt và bền dai hơn so với xe trong nước.

View attachment 2592111

Nội thất


Tương tự với ngoại thất, nội thất xe nhập về Việt Nam cũng thường là loại tốt nhất, thuộc phiên bản cao cấp của dòng.

Đó là lý do mà các xe nhập thường có màn hình lớn, khả năng kết nối đa dạng, nhiều tiện ích, nhiều tính năng tự động và dàn ghế da cao cấp…

View attachment 2592112

Trang bị


Tiêu chuẩn an toàn của các xe tại thị trường nước ngoài rất cao, đặc biệt là các nước châu Âu, châu Mỹ. Vì vậy, ngay từ phiên bản tiêu chuẩn, các mẫu xe đã được trang bị hàng loạt tính năng an toàn chủ động, bị động. Số túi khí cũng được lắp đặt nhiều, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.


Nhược điểm của xe nhập khẩu

Đắt đỏ

Xe nhập khẩu chịu nhiều loại thuế phí đặc biệt nên giá xe lúc nhập về Việt nam luôn cao hơn giá tại nơi sản xuất rất nhiều. Theo chính sách tính thuế của nước ta, xe nhập khẩu có dung tích xy lanh càng cao thì càng bị áp thuế nặng. Thêm nữa, kích thước và chỗ ngồi cũng ảnh hưởng đến giá xe. Xe 7 chỗ nhập khẩu nguyên chiếc sẽ có giá cao hơn xe 4 chỗ nhập khẩu nguyên chiếc.

Chi tiết các loại thuế, phí mà một chiếc ô tô nhập khẩu tại Việt Nam phải chịu để lăn bánh trên đường

View attachment 2592115

Thời gian chờ nhận xe lâu

Đối với các khách hàng mua xe ô tô nhập khẩu, thời gian chờ nhận xe cũng là một mối bận tâm lớn. Xe phổ thông nhập khẩu thường gặp khó khăn về nguồn cung do nhà máy ở nước ngoài thiếu linh kiện, hoặc do chính sách thông quan khó khăn.

Riêng với xe sang nhập khẩu, thời gian nhận xe còn kéo dài hơn do đơn đặt hàng bị dồn ứ. Nhà máy chỉ bắt đầu sản xuất khi nhận đơn đặt hàng chính hãng. Vì vậy, nhiều đơn vị nhập khẩu tư nhân đã nhanh tay thực hiện chiến thuật đặt trước các phiên bản cao cấp full-option cho những khách hàng không thích chờ đợi.

Đó là một trong những lý do mà nhiều đại gia chọn mua G-Class xe nhập khẩu tư nhân thay cho xe G-Class nhập khẩu chính hãng.

View attachment 2592114

Bảo hành bảo dưỡng


Các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc, đặc biệt là các dòng xe hạng sang có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bảo hành, bảo dưỡng do mạng lưới các trung tâm bảo hành chưa được phủ rộng.

Vì là xe hiếm nên việc tìm mua linh kiện thay thế khi xe gặp trục trặc cũng khó khăn hơn.

Ưu và nhược điểm của xe lắp ráp

Ưu điểm của xe lắp ráp

Giá rẻ


Cùng một phiên bản, dòng xe, thương hiệu thì xe lắp ráp luôn có giá bán rẻ hơn so với xe nhập khẩu.

Mức chênh lệch giữa xe nhập và xe lắp ráp có thể lên tới vài trăm triệu, tùy dòng xe. Với ưu điểm về giá bán, lựa chọn này phù hợp hơn với đa số người tiêu dùng về mặt tài chính, giảm bớt áp lực khi mua và sử dụng xe. Điều này càng phù hợp với những khách hàng mua xe để phục vụ cho việc kinh doanh.

View attachment 2592116

Chất lượng ngày càng được nâng cao


Chất lượng xe chính hãng tại Việt Nam ngày càng được nâng cao, không kém nhiều so với xe nhập khẩu. Hệ thống doanh nghiệp phụ trợ và trình độ công nhân lắp ráp xe tại Việt Nam cũng đã phát triển nhiều, giúp cho độ hoàn thiện của xe ngày càng cao.

Những dòng xe hot vừa ra mắt toàn cầu cũng được các hãng nhanh chóng lắp ráp, giới thiệu tại thị trường Việt sau vài tháng. Nên người dùng đón nhận xe lắp ráp cũng cởi mở hơn xưa. Có thể kể đến những cái tên như Kia Seltos, Hyundai Accent, Honda CR-V, Mitsubishi Xpander

Thiết kế chuyên biệt, phù hợp cho thị trường Việt


Các mẫu xe khi được quyết lắp ráp tại thị trường Việt sẽ đều được nghiên cứu, tinh chỉnh phù hợp với giao thông và khí hậu Việt Nam.

Nhờ đó, chiếc xe hoạt động trơn tru hơn, ít bị lỗi vặt và tốn ít công sức bảo trì bảo dưỡng hơn.

View attachment 2592117

Hệ thống đại lý, garage rộng khắp


Những hãng lắp ráp xe tại Việt Nam có hệ thống đại lý, garage rộng khắp, giúp cho việc lựa chọn mua xe dễ dàng, việc bảo dưỡng cũng không tốn nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, khách hàng còn được hưởng các dịch vụ hậu mãi lớn dành riêng cho xe lắp ráp.

Nhược điểm của xe lắp ráp

Trình độ hoàn thiện xe

Tuy đã cải thiện nhiều nhưng trình độ lắp ráp và dây chuyền sản xuất xe ở Việt Nam vẫn kém một chút so với các cường quốc ô tô. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xe và khiến cho một số khách hàng khó tính không hài lòng.

Thậm chí, một số trường hợp lỗi lắp ráp còn ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng xe của khách hàng.


View attachment 2592118

Trang bị nghèo nàn

Xe lắp ráp trong nước thường không có nhiều trang bị tiện nghi hiện đại và hỗ trợ lái xe an toàn như xe nhập khẩu.

Xe nhập khẩu có tốt hơn xe lắp ráp trong nước?

Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô của nước ta ngày càng được quan tâm và đầu tư. Các hãng xe trên thế giới đều hướng đến tính toàn cầu của sản phẩm nên dây chuyền lắp ráp và hệ thống linh phụ kiện cho xe ô tô đều có quy chuẩn rõ ràng, không chênh lệch nhau nhiều.

Nhờ vậy, chất lượng của dòng xe lắp ráp trong nước cũng được cải thiện rõ rệt, không hề lép vế nhiều khi đặt cạnh xe nhập khẩu, đặc biệt là các dòng xe phổ thông.

Đối với xe sang và xe độc, nhập khẩu vẫn là hình thức dễ dàng và nhanh chóng nhất để tiếp cận chiếc xe khi xét thấy chỉ có Mercedes-Benz là hãng xe sang duy nhất có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam.

View attachment 2592119

Xem thêm:
Đơn giản là hàng lắp ráp trong nước, thì xứ vịt tiêu chuẩn không có, hoặc thấp. Thế nên nhà sản xuất lắp cái gì, thì người tiêu dùng cam chịu xài cái nấy thôi. Trong khi đó, thị trường âu mẽo có chuẩn và là nơi cạnh tranh của các hãng dựa trên tiêu chuẩn. Ví dụ dễ hiểu nhất là Đăng Kiểm có qui định tối thiểu là xe phải có 1, hoặc 2 túi khí đâu. Nên nhà sản xuất cho cái gì xài cái đó. Tại nhà quản lý hay tại dân sính đồ ngoại? Hihi..
 
Hạng D
22/1/19
4.427
8.184
113
Mình chỉ bổ sung bài viết trên ở chỗ tại sao đơn vị kinh doanh lựa chọn nhập khẩu thay vì lắp ráp hoặc ngược lại đều vì lý do chung là tối ưu chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhau nhưng chung quy lại đều vì lợi ích (lãi ròng) nên không phải là người trong cuộc, mọi so sánh đều là tương đối.
Bản thân mình chạy xe XL7 nhập khẩu cảm nhận chẳng khác là mấy so với CX5 lắp ráp trước đây nếu so về độ ồn, tính tương thích linh kiện,... mà không nói đến phân khúc, dòng xe
Khác phân khúc, khác dòng xe mà bác so sánh về độ ồn hay tương thích linh kiện thì e là không hợp lý cho lắm. Mà thường trong tiêu chí xe nhập-xe lắp ráp thì người ta chỉ có thể so trong cùng một dòng xe, thậm chí cùng một đời (năm ra mắt) thôi.
 
Hạng D
9/1/15
2.765
4.159
113
41
Nói thế này cho nhanh: Xe nhập dành cho các bác xúm xính tiền, xe ráp dành cho cộng đồng chắc ăn.
Ông nào đã từng đi nhà máy VìnFast hay Thaco rồi và đã từng đi cái nhà máy Toyota tại Thái hay Honda ở Malai, hay chính Mazda tại Japan, rồi cả Toyota tại Japan rồi tự khắc có sự so sánh trong đầu. ai chưa đi thì đều nghĩ chúng nó to và đẹp gấp nhiều lần nhà VF hay Thaco nhưng thực tế thì...
 
Hạng B2
30/3/14
334
778
93
bài dài quá, nhưng cá nhân em từng trải nghiệm:
- Mua xe cho sếp công ty: chạy thử giữa xe camry LE 2007 và camry 2.4G trong nước thì thấy rõ sự khác biệt 2 phiên bản này, bản nhập chạy đầm, êm, cách âm tốt, tăng tốc cũng ngon (lúc đó đang đi altist nên thấy nó mượt vãi lờ), còn camry trong nước thì lọc xọc, tiếng ồn từ khoan động cơ rất rõ, chạy không êm, tăng tốc cũng không ngon.
- Mua xe cho em: năm 2014 e cũng đi accent nhập đời 2011, sau đổi lên cx5 thì thấy rõ: khi trời mưa CX5 nghe rõ giọt mưa "lộp cộp" trên nóc, còn accent thì không (có thể chủ cũ đã cách âm hay nhét gì vào đó không chừng)
từ đó em suy ra: xe nhập cho các thị trường khác thị trường ĐNA thì ngon hơn cả động cơ và thân vỏ
Hãng nào thì e ko biết , chứ mazda thì tiếng mưa rơi lộp bộp trên nóc là đặc sản rồi dù xe nhập hay ráp. E đi mazda 6 bản nhập Nhật mỗi lần mưa là nghe nhức đầu luôn ấy .