Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.822
18.818
113
Lâm Đồng
Rào cản của xe Trung Quốc tại thị trường Việt là không nhỏ nhưng những thuận lợi của những hãng xe Trung Quốc đang có cũng không ít.

BYD xe trung bay.jpg


Giá bán

Từ lâu, khi nhắc đến xe Trung Quốc, là nhắc đến xe giá rẻ. Với tư cách là công xưởng của thế giới và hệ thống nhân công dồi dào, nguồn linh phụ kiện số lượng lớn, các sản phẩm của nước này dễ dàng đạt được mức giá siêu tốt.

Thực tế đã chứng minh từ 2 đợt đổ bộ trước của xe Trung Quốc. Qua tay các đại lý nhập khẩu, thành phẩm đến tay người tiêu dùng Việt vẫn đầy đủ tiện nghi, công năng nhưng mức giá chỉ bằng 1/2 hoặc 2/3 xe Nhật/Hàn.

xe Trung Quoc.jpg


Ở đợt đổ bộ thứ 3 của xe Trung Quốc vào thị trường Việt, nhiều sản phẩm đã bị định giá khá cao. Có thể kể đến như Haval H6 (có giá niêm yết 1,1 tỷ đồng), mẫu Haima 7X (giá niêm yết 865 triệu đồng), Wulling HongGuang Mini EV (giá 243 triệu đồng)...

Nhưng sau vài tháng ra mắt, Haval H6 đã giảm hơn 300 triệu đồng, Haima 7X cũng giảm hơn 160 triệu đồng, xe mini Wulling cũng giảm 55 triệu đồng... cho thấy mức giá cao ban đầu chỉ là cách định giá cao, còn giá bán thật của nhiều dòng xe Trung Quốc cũng rất dễ tiếp cận.

Nỗ lực giảm giá xe bằng cách thay đổi nguồn sản xuất

Thông thường, xe nhập khẩu từ các khu vực như Đức, Pháp, Ý sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu là 56 – 74%. Ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu từ 47% – 70% tuỳ loại. Do đó, dù giá xe Trung Quốc dù rẻ cũng chịu mức thuế phí cao, dẫn đến giá thành tại Việt Nam không thể so sánh được với nước sở tại.

Tuy nhiên, với định hướng lâu dài ở thị trường Việt, nhiều hãng xe đã có hướng đi khác để giảm giá thành. Đó là phát triển nhà máy tại Việt Nam và đổi nguồn nhập khẩu.

392849470.jpg

Đổi nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc sang các nước ASEAN để giảm giá thành

Chery, BYD và Wulling là các đơn vị từng tiết lộ kế hoạch mở nhà máy ở nước ta để kinh doanh lâu dài và giảm giá thành sản phẩm.

Nhưng mới đây Chery đã ngừng kế hoạch này ở Việt Nam, dự án của BYD cũng chưa thấy thông tin nào mới. Do đó, nhiều khả năng 2 hãng này sẽ chuyển sang phương án thứ 2 là nhập khẩu từ một nguồn khác Trung Quốc.

Chery có thể sẽ nhập khẩu xe từ nhà máy ở Malaysia. Aion cũng có thể nhập khẩu xe từ Trung Quốc trong thời gian đầu trước khi nhập từ nhà máy Thái Lan mới mở. Trong khi đó, BYD cũng nhiều khả năng sẽ nhập khẩu xe từ Thái Lan. Việc các hãng này đổi nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á là để hưởng chính sách ưu đãi thuế ASEAN.

2946237-53a2edf0035ebd78cd3a0032614efe7b.jpg

Các hãng sẽ mạnh tay đầu tư sản xuất nếu việc kinh doanh tại Việt Nam thuận lợi

Thiết kế ngày càng đẹp, càng "Tây"

Nếu những chiếc xe đời đầu của Trung Quốc không khác gì "bản nhái" của những sản phẩm Âu Mỹ Nhật Hàn thì những mẫu xe đời sau đã có sự tiến bộ về thiết kế.

Những chiếc xe Trung Quốc ngày nay đẹp hơn, bóng bẩy hơn và đa dạng phong cách từ cứng cỏi đến mềm mại. Các hãng xe nhỏ tuy vẫn có những sản phẩm mang hơi hướng "sao chép" nhưng các hãng lớn tại Trung đã biết thuê những nhà thiết kế từ nước ngoài để làm giàu thêm ngôn ngữ và phong cách ngoại hình xe.
  • Năm 2017, Wolfgang Egger từng làm việc tại Audi, Lamborghini, Alfa Romeo và Seat đã chính thức đầu quân cho BYD.
  • Năm 2018, hãng xe Hồng Kỳ đã thuê Giles Taylor, từng là giám đốc thiết kế của Jaguar cũng như Rolls-Royce, sẽ đảm nhiệm vị trí tương tự.
  • Năm 2021, Stefan Sielaff, người vẽ nên Audi A1, Audi A7 Sportback, Mercedes CLS và Bentley Bentayga đã đầu quân cho tập đoàn Geely (gồm các thương hiệu Geely Auto, Zeekr, Lynk & Co, Volvo, Polestar, LEVC, Lotus và smart)
  • Năm 2023, cha đẻ phong cách của nhiều mẫu xe nổi tiếng châu Âu là Klaus Zyciora Bischoff, người tạo ra Volkswagen Golf VII và VIII và toàn bộ dòng ID, từ ID.3 đến ID.Buzz đã chuyển đến làm việc tại Changan.
  • ....
Sự đầu tư mạnh mẽ này đã giúp cho những những chiếc xe điện Trung Quốc hiện nay có phong cách cá nhân hơn, đẹp hơn và thu hút hơn xưa.

byd-yangwang-u8-wolfgang-egger-2024-01-min-1400x933.jpg.webp

Wolfgang Egger từng làm việc tại Audi, Lamborghini, Alfa Romeo và Seat, nay đã đầu quân cho BYD
i-designer-occidentali-che-creano-le-nuove-auto-cinesi.webp

Sự trỗi dậy của xe điện Trung Quốc hiện nay có sự đóng góp rất lớn từ nhiều nhà thiết kế xe Âu Mỹ
Đa dạng mẫu mã, thương hiệu

Trung Quốc có đến 100 hãng xe lớn nhỏ. Và vì thế dù người tiêu dùng yêu thích phong cách nào cũng đều có thể được thỏa mãn.
  • Nếu khách hàng ưa phong cách hiện đại, thể thao, có thể tìm đến loạt xe BYD như Seal, Dolphin, Atto.
  • Phong cách cổ điển hoài cổ nhưng đáng yêu là ngôn ngữ thiết kế của các dòng thuộc Ora như Ora Good Cat, Ora Funky Cat.
  • Sang trọng nhưng kín đáo là phong cách của các dòng xe thuộc hãng Lynk & Co
  • Nếu ưa phong cách sang chảnh thu hút mọi ánh nhìn, những chiếc Hồng Kỳ với thiết kế quyền lực sẽ vô cùng phù hợp
  • Thậm chí, nếu ưa chuộng kiểu xe off-road hầm hố như Jimny, G63 thì xe Trung Quốc vẫn "chiều" được với dòng Tank 300, BAIC BJ80...
collage.jpg


Không chỉ đa dạng về mẫu mã, các dòng xe Trung Quốc ngày nay cũng đa dạng về phân khúc và chất lượng. Do đó, dù kinh phí mua xe là bao nhiêu, khách hàng cũng đều có thể lựa chọn một dòng xe phù hợp.

Dù rẻ như Wulling HongGuang Mini EV, cận sang như Lynk & Co hay cao cấp như Hồng Kỳ cũng đều có những tệp khách hàng riêng.

IMG-3837-1647852910.jpg


Xe điện Trung Quốc đang dẫn đầu và nắm công nghệ Pin

Trong khi các đối thủ từ Nhật và Mỹ nỗ lực phát triển pin thể rắn thì Trung Quốc cũng không hề dậm chân tại chỗ.

Tuy chưa đưa ra phát minh pin thể rắn nhưng các hãng đến từ nước này đang cải thiện chất lượng của pin thể lỏng từng ngày. Động thái này giúp rút ngắn quá trình phát triển pin và sớm phát hành các sản phẩm pin mới đến tay người tiêu dùng (trong 1-2 năm). Con số này nhanh vượt trội so với pin thể rắn vốn có thời gian phát triển đã hơn 10 năm.

uu-diem-cua-pin-the-ran-1_1628483829.jpg


Pin thế hệ mới của Trung Quốc hiện nay đã có thể đáp ứng được tầm hoạt động trên 1.000 km và có thời gian sạc đầy dưới 10 phút.

Song song với đó, theo giới chuyên môn, các hãng pin và xe điện từ phương Bắc cũng đang ấp ủ pin thể rắn của riêng mình để cạnh tranh với Nhật. Tuy nhiên, thời điểm công bố vẫn khó lòng xác nhận.

202311222238340b245824066d4cc1b2bba8611ad7506c.webp


Kết

Dù người Việt có thể có những định kiến nhất định về xe Trung Quốc nhưng phải thẳng thắn thừa nhận, xe Trung Quốc, đặc biệt là xe điện có ưu thế lớn về công nghệ Pin, thiết kế ngày càng đẹp, hiện đại về trang bị và chỉ cần định giá hấp dẫn thì ít nhiều cũng sẽ bán được xe tại Việt Nam dù không tới mức doanh số khủng. Khi đó, thị trường xe Việt cũng sẽ tăng sự cạnh tranh hơn, các hãng xe Hàn, Nhật hiện có tại VN cũng sẽ phải dè chừng và người tiêu dùng Việt ít nhiều cũng sẽ được lợi từ sự cạnh tranh này để chọn cho mình chiếc xe phù hợp với mức giá hợp lý.

>>> Xem thêm:
Theo các bác, xe Trung Quốc có lợi thế lớn nhất là gì khi bán tại Việt Nam?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
8/4/12
2.480
7.894
113
"Xe Tung Của" "Xe Tàu", "Xe Chị Na"
Chừng nào các hãng TQ giải quyết đc mấy chữ này trong đầu người tiêu dùng Việt thì mới hi vọng có cửa, còn giờ mua xe điện thì mua VF cho rồi, đủ các ưu thế từ bảo hành, trạm sạc, hổ trợ, thương hiệu Việt ... Mắc chi phải đi mua xe điện Tàu?
 
Hạng D
22/1/19
4.616
8.724
113
Thôi tạm thời bỏ qua yếu tố TQ gì gì đó đi. Giờ nói đến sản phẩm, thương hiệu, giá bán và hậu mãi (phụ tùng, sửa chữa, dịch vụ ...). Các thương hiệu khác đã mất 10 năm, 20 năm hoặc hơn nữa để thuyết phục sự tin tưởng của thị trường Việt. Vậy các thương hiệu TQ đã và đang làm được gì rồi? Rõ ràng là các bạn xuất phát sau người ta rất xa. Nên phải nỗ lực nhiều hơn là chuyện đương nhiên, nếu không thì người dùng dựa vào gì để tin tưởng và chấp nhận các bạn? Ai cũng có lần đầu tiên cả, nếu thật sự muốn làm nghiêm túc thì nỗ lực lên.
Và đừng mang tâm lý coi thường người Việt hay nghĩ thị trường Việt chỉ là ngách, là chỗ tiêu thụ hàng tồn. Nếu nghĩ thế thì chúng tôi cảm ơn và không tiễn. Vắng mợ thì chợ vẫn đông thôi ...
 
Hạng D
20/9/16
1.923
2.610
113
Do hồi xưa xe máy TQ kém chất lượng tràn vào VN khiến định kiến về xe TQ ăn sâu vào tiềm thức.
Từng là nạn nhân của xe máy TQ hồi xưa cách đây khoảng 20 năm, đang chạy rớt cái bô ra.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.822
18.818
113
Lâm Đồng
Hạng B2
12/4/09
262
3.073
93
Thanh pho Ho Chi Minh
"Xe Tung Của" "Xe Tàu", "Xe Chị Na"
Chừng nào các hãng TQ giải quyết đc mấy chữ này trong đầu người tiêu dùng Việt thì mới hi vọng có cửa, còn giờ mua xe điện thì mua VF cho rồi, đủ các ưu thế từ bảo hành, trạm sạc, hổ trợ, thương hiệu Việt ... Mắc chi phải đi mua xe điện Tàu?
VF là cái xe "Xe Tung Của" "Xe Tàu", "Xe Chị Na" chính hiệu đó, chỉ mỗi tên + ráp ở VN + lòng tự sướng dân tộc. KKK. Mà chất lượng hàng fake VF thì so sao được xe điện của Chị Na

2018 mình sang Thẩm Quyến thì 100% taxi là thuần điện, của BYD.
Công nghệ PIN xe điện của Chị Na, ở quy mô công nghiệp, hiện đứng đầu thế giới đó ạ
 
Hạng B2
17/7/12
181
6.723
93
Tác giả có góc nhìn thú vị. Đúng là xe TQ giờ đã rất ok, chỉ có điều xe TQ thì ko dc lòng dân Việt mình.
 
Hạng B2
12/4/09
262
3.073
93
Thanh pho Ho Chi Minh
Các hãng xe China hiện chỉ đang bắt đầu xâm nhập thị trường VN
Họ chưa đầu tư lớn và bài bản.
NHưng 5 năm tới, khi thị trường nội địa khổng lồ của họ bão hòa, thì sẽ khác đó

Bỏ qua yếu tố về yêu ghét dân tộc, chỉ tính đến chất lượng sản phẩm so với giá bán, thì họ sẽ là đối thủ sừng sỏ của Nhật/ Hàn/Mỹ ở đây

Xe Đức vẫn ở đẳng cấp khác.

Nếu họ khác phục được nhược điểm về kênh phân phối , bảo trì, bảo hành và định giá bán hợp lý thì các anh sẽ thấy.
Ở góc độ người tiêu dùng thì chỉ việc này chỉ có lợi