Hạng D
14/2/11
2.610
4.621
113
Yamahamvui nói:
Cá mập nói:
asiantiger nói:
9d1aeea2aafa70c999df54f2d2cb9942_46823530.img0446jw.jpg

DÂY ĐỎ:
1. Cọc (+) của xe MẠNH với
2. Cọc (+) của xe YẾU
DÂY ĐEN:
3. Cọc (-) của xe MẠNH với
4. mát của xe YẾU bình.
Em được cái chậm tiêu, bác đã chỉ thì chỉ cho trót, nói giúp em là "làm theo thứ tự ngược lại" là thế nào luôn đi bác.
Cảm ơn các bác.
Sau khi đề nổ thì tháo theo thứ tự 4-3-2-1
Xin chỉ giáo cách nối dây câu bình Ắc Quy

Em tra anh google thì thấy cái này làm theo thứ tự ngược lại với bác Cá Mập giải thích. Bác nào cờn phơm lại giúp em với.
3,4 thì phải đúng, còn 1,2 cũng như 2,1:D
 
Trưa nay đang ở cơ quan thì nhận được tín hiệu SOS của bà xã : xe bả tự nhiên yếu bình không đề được, đề nghị giải cứu gấp vì đang chở F1 đi lấy đồ. Em tức tốc phi tới. Vừa đi vừa học nhẩm bài của các bác trong thớt này. Đến nơi, em thao tác như sau :
1. Đậu cho đầu xe em gần sát với đầu xe của bả;
2. Mở nắp capô xe em trước và sau đó mở cho bả ! Hai xe đều tắt hết điện;
3. Lấy sợi dây bình câu màu đỏ : 1 đầu em kẹp vào cực (+) xe em, đầu kia em kẹp vào cực (+) xe bả;
4. Lấy sợ dây câu bình màu đen : 1 đầu em kẹp vào cực (-) xe em, đầu kia em kẹp vào cực (-) xe bả;
5. Em nổ máy xe em, sau đó nổ máy xe bả (yes !);
6. Em tháo đầu dây đỏ trên cực (+) xe em, sau đó tháo đầu dây đỏ trên cực (+) xe bả;
7. Cuối cùng tháo đầu dây đen trên cực (-) xe em, sau đó tới tháo đầu đây đen trên cực (-) xe bả:
Trong quá trình làm, em lưu ý điều quan trọng nhất là : không được cho hai đầu dây (-) và (+) chạm vào nhau (cái này em được một bác tài khuyến cáo).
Cảm ơn tất cả các bác trong thớt đã chỉ bảo, để cuối cùng em có một bài thực hành hoàn hảo.
 
Hạng B1
20/6/11
64
16
8
Em bị mấy lần, tội em là để đèn tắt máy nên mất điện, nhờ 1 bác tài câu dùm đi ngon lành. Tháng sau em lại tật xấu đó nữa lại nhờ câu 1 lần nữa, sau lần đó khoảng 1,2 tuần xe em bỗng dưng cứ để qua đêm là bình chết, câu 2 lần nữa em xót xa xách lên hãng thì báo là bình chết. Mà bình mới xài 1.5 năm thôi, em nghe đồn bình accu theo xe nó phải xài được 3,4 năm. Mà hãng đã check kỹ càng là ko bị điện đóm gì hết . Các bác giải thích hộ em liệu câu bình có làm hỏng bình lun ko?
 
Cảm ơn thông tin mấy bác! vậy mà trước giờ em nhầm là (+) nối với (+), (-) nối với (-) không hà, cũng may mà chưa áp dụng lần nào.
Nhân tiện mấy bác cho em hỏi:
Nếu mình câu (+) nối với (+), (-) nối với (-) thì sẽ như thế nào?
Nếu xe cho câu bình (xe có bình còn tốt) không nổ máy thì sao?
Nếu cho câu bình nhiều lần thì bình của xe mình có ảnh hưởng đến tuổi thọ không?
 
Hạng B1
4/6/11
53
6
8
asiantiger nói:
Trưa nay đang ở cơ quan thì nhận được tín hiệu SOS của bà xã : xe bả tự nhiên yếu bình không đề được, đề nghị giải cứu gấp vì đang chở F1 đi lấy đồ. Em tức tốc phi tới. Vừa đi vừa học nhẩm bài của các bác trong thớt này. Đến nơi, em thao tác như sau :
1. Đậu cho đầu xe em gần sát với đầu xe của bả;
2. Mở nắp capô xe em trước và sau đó mở cho bả ! Hai xe đều tắt hết điện;
3. Lấy sợi dây bình câu màu đỏ : 1 đầu em kẹp vào cực (+) xe em, đầu kia em kẹp vào cực (+) xe bả;
4. Lấy sợ dây câu bình màu đen : 1 đầu em kẹp vào cực (-) xe em, đầu kia em kẹp vào cực (-) xe bả;
5. Em nổ máy xe em, sau đó nổ máy xe bả (yes !);
6. Em tháo đầu dây đỏ trên cực (+) xe em, sau đó tháo đầu dây đỏ trên cực (+) xe bả;
7. Cuối cùng tháo đầu dây đen trên cực (-) xe em, sau đó tới tháo đầu đây đen trên cực (-) xe bả:
Trong quá trình làm, em lưu ý điều quan trọng nhất là : không được cho hai đầu dây (-) và (+) chạm vào nhau (cái này em được một bác tài khuyến cáo).
Cảm ơn tất cả các bác trong thớt đã chỉ bảo, để cuối cùng em có một bài thực hành hoàn hảo.
Nổ máy xong, bác phải tháo dây đen(-) trước.
 
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.498
167.794
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
chu_bo_doi nói:
Cảm ơn thông tin mấy bác! vậy mà trước giờ em nhầm là (+) nối với (+), (-) nối với (-) không hà, cũng may mà chưa áp dụng lần nào.
Nhân tiện mấy bác cho em hỏi:
Nếu mình câu (+) nối với (+), (-) nối với (-) thì sẽ như thế nào?
Nếu xe cho câu bình (xe có bình còn tốt) không nổ máy thì sao?
Nếu cho câu bình nhiều lần thì bình của xe mình có ảnh hưởng đến tuổi thọ không?
Kinh nghiệm của em: Đối với xe đời cũ không có hệ thống điện tử thì nối (-)-(-); (+)-(+) chả sao cả. Ngày xưa em vẫn làm thế. Hay là...điếc không sợ súng?
Ngày nay thế hệ xe tự động, điện tử ...vô O.S mới được học hỏi thêm nhiều như anh em đã chỉ dẫn. Tại sao phải vậy thì em hổng bít!
 
Ha Sonata nói:
chu_bo_doi nói:
Cảm ơn thông tin mấy bác! vậy mà trước giờ em nhầm là (+) nối với (+), (-) nối với (-) không hà, cũng may mà chưa áp dụng lần nào.
Nhân tiện mấy bác cho em hỏi:
Nếu mình câu (+) nối với (+), (-) nối với (-) thì sẽ như thế nào?
Nếu xe cho câu bình (xe có bình còn tốt) không nổ máy thì sao?
Nếu cho câu bình nhiều lần thì bình của xe mình có ảnh hưởng đến tuổi thọ không?
Kinh nghiệm của em: Đối với xe đời cũ không có hệ thống điện tử thì nối (-)-(-); (+)-(+) chả sao cả. Ngày xưa em vẫn làm thế. Hay là...điếc không sợ súng?
Ngày nay thế hệ xe tự động, điện tử ...vô O.S mới được học hỏi thêm nhiều như anh em đã chỉ dẫn. Tại sao phải vậy thì em hổng bít!
vậy thì cứ theo "chiêu" của mấy bác chỉ mà mần cho nó lành hả bác,
để em nghiên cứu thêm rồi tính tiếp
 
Thân Tâm An Lạc
4/12/11
1.896
23.882
113
ặc cuối cùng là (+) với (+) hay (+) với (-) zị?em toàn nghĩ như chu bo doi.
 
Em tìm được bài này trên website nhà bác Hải đây :
http://truonghaiauto.com....p;Itemid=9&lang=vi
"b. Kích nổ:
Với trường hợp xe không nổ máy do điện yếu, có thể có thêm biểu hiện là đèn báo hệ thống sạc điện bật sáng, bạn vẫn có thể khởi động lại được xe khi có sự trợ giúp. Thiết bị cần có trong tình huống này là một bộ dây câu và một nguồn điện tương ứng với ắc-quy của xe. Nguồn điện này có thể là một ắc quy dự phòng hoặc một chiếc xe với hệ thống điện làm việc bình thường.
Các bước thực hiện như sau:
- Nếu nhờ nguồn điện từ ắc quy của một xe khác thì không để hai xe chạm vào nhau. Tắt hết các đèn và trang bị phụ không cần thiết.
- Khi động bằng ắc quy tăng cường, hãy dùng ắc quy có chất lượng tương đương hoặc tốt hơn loại đang sử dụng. Nếu cần, tháo hết những nút đậy khỏi ắc quy đã hết điện và ắc quy tăng cường và phủ một miếng vải lên những lỗ đó để giảm nguy cơ gây nổ, hạn chế chấn thương và bỏng người.
- Nếu xe cứu hộ chưa nổ máy, hãy khởi động xe và để nổ trong vài phút. Trong quá trình khởi động bằng nối điện ngoài, đạp nhẹ bàn đạp ga cho động cơ quay với tốc độ khoảng 2000 vòng/phút.
- Dùng dây câu đấu các đầu cực của xe cứu hộ vào ắc quy trên xe của bạn chú ý màu của dây phải phù hợp với màu của đầu cực ắc quy. Nối kẹp của cáp dương (màu đỏ) vào cực dương (+) của ắc quy hết điện, nối đầu kia của cáp dương (màu đỏ) đến đầu dương (+) của ắc quy xe cứu hộ. Nối kẹp của cáp âm (màu đen) với cực âm (-) của ắc quy xe cứu hộ, nối đâu kia của cáp âm (màu đen) vào điểm cố định bằng kim loại cứng không sơn trên xe có ắc quy hết điện. Khi nối cáp, để tránh tai nạn, không nên đè lên ắc quy hoặc vô tình để cho cáp điện và các kẹp tiếp xúc với bất cứ vật gì trừ điện cực thích hợp của ắc quy hay nối mát.
- Sau khi nối xong, tắt máy xe cứu hộ và thử khởi động xe hết điện theo cách thông thường. Khởi động xong, đạp nhẹ bàn đạp ga cho động cơ quay với tốc độ khoảng 2000 vòng/phút trong vài phút. Sau đó cẩn thận tháo cáp theo đúng trình tự người lại, cáp âm rồi đến cáp dương. Cẩn thận vứt bỏ tấm vải phủ ắc quy vì nó có thể đã bị thấm axit sunfuric.
- Nếu lần thử khởi động bằng nối điện ngoài đầu tiên không thành công, hãy kiểm tra lại các kẹp trên cáp nối xem đã chặt chưa. Nạp lại ắc quy đã hết điện bằng cáp nội ngoài trong vài phút và khởi động lại động cơ theo cách binh thường.
Khởi động xe bằng cáp dự phòng luôn là giải pháp lý tưởng cho tình trạng ắc quy hết điện. Để đơn giản hóa quy trình này, bạn có thể tìm mua thêm bộ sạc cầm tay. Khi cần, có thể tháo ắc quy ra đem vào nhà cắm điện nguồn vào sạc."

Cái này chắc chuẩn. Đề lần sau em thử áp dụng xem sao.