Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.851
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Kiểm tra bộ phận giảm xóc và thanh chống

Bộ phận giảm sóc hoặc thanh giằng điều khiển chuyển động của ô tô khi đi vào góc cua hoặc va chạm mạnh.

dvt_1291813178.jpg
Thiết bị này bao gồm dầu giảm xóc, van tiết lưu, một pít tông, đệm làm kín, thân cùng với bạc dẫn hướng và một trục dẫn động . Khi bộ phận giảm xóc hoặc thanh giằng bị hư hỏng, nó xảy ra một trong hai trường hợp, có thể là van tiết lưu bên trong bị hỏng hoặc đệm làm kín trên trục dẫn động bị hỏng làm dầu bị rò rỉ.Một bộ phận giảm xóc thì được bắt một đầu cuối với một bộ phận của hệ thống treo và đầu còn lại được bắt với khung xe. Nhiều bộ phận của hệ thống treo hoạt đông trong lúc xe đang chuyển động bao gồm bộ giảm xóc và thanh giằng như là khớp cầu,tay đòn điều khiển phía dưới,các bạc lót, các thanh dao động liên kết và nhiều hơn nữa. Nếu suât hiện tiếng kêu lộp cộp hoặc tiếng va đập trong khi lái xe ,tiếng động tách biệt từ cầu trước đén cầu sau,điều này sẽ giúp trong việc chẩn đoán. Nếu vị trí tiếng động khó tìm ra thì có một người giúp đỡ đi cùng ngồi phía sau xe và so sánh,đánh giá.


Mặt cắt bộ phận giảm xóc loại KYB
Phương pháp xử lí sự cố

A . Kiểm tra hỏng hóc của thanh giằng phía trước và sau:


Các thanh giằng được gắn với van tiết lưu thủy lực,các van nay có thể hư hỏng là nguyên nhân kêu lạch cạch hoặc sủi bọt (dầu). Nếu dầu thanh giằng bị rò rỉ,đệm làm kín trên trục dẫn động đã bị hỏng và sẽ gây ra tiếng kêu lạch cạch. Để kiểm tra tình trạng này ta tháo cụm thanh giằng và kiểm tra sự di chuyển quá mức của thanh giằng, nếu thanh giằng di chuyển dễ dàng ( cản trở ít) cần thay thế. Khi đó một lò xo nén cần được tháo ra.

Sự rò rỉ thanh giằng phía trước

B .
Kiểm tra hỏng hóc của bộ phận giảm xóc phía trước hoặc phía sau:
Giảm sóc được gắn với nhiều van tiết lưu giống như thanh giằng và có thể hỏng và gây ra tiếng kêu lạch cạch hoặc sủi bọt ( dầu). Nếu dầu bộ phận giảm xóc bị rò rỉ ,đệm làm kín trên trục đã bị hỏng và sẽ gây ra tiếng ồn lạch cạch hoặc sủi bọt. Để kiểm tra tình trạng này, ta kiểm tra cụm giảm xóc và kiểm tra sự rò rỉ, nếu giảm xóc di chuyển dễ dàng (cản trở thấp) cần thay thế.
www.oto-hui.com (Bài dịch của nhóm ECAE)
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.851
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

<h2>Hệ thống phanh ABS (Phần I) </h2>


Ý tưởng về chức năng của hệ thống phanh ABS.
Theo kinh nghiệm lái xe, để tránh cho các lốp không bị bó cứng và làm mất khả năng quay vô lăng trong khi phanh khẩn cấp, người điều khiển nên lặp lại động tác đạp và nhả bàn đạp phanh nhiều lần. Tuy nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp thường không có thời gian để thực hiện việc này. Người lái đạp dí phanh và xe trượt trên mặt đường trong khi các lốp không quay. Cuối cùng xe cũng dừng lại do ma sát trượt giữa lốp và mặt đường lớn nhưng xe mất khả năng lái khiến cho xe bị văng đi và tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Vậy để chống lại điều này, người ta chế tạo hệ thống phanh ABS với khả năng chống cho các lốp không bị khóa cứng khi phanh khẩn cấp làm cho xe không bị mất lái và giảm thiểu được tai nạn xảy ra
Hệ thống ABS (viết tắt của Anti-lock Brake System) dùng một máy tính để xác định tình trạng quay của 4 bánh xe trong khi phanh qua các cảm biến lắp ở bánh xe và có thể tự động điều khiển đạp và nhả phanh.

Trước khi đi sâu tìm hiểu hệ thống phanh ABS, bạn đọc hãy tham khảo thêm về sự trượt của xe trên mặt đường.
Sự khác nhau về tỷ lệ giữa tốc độ của xe và tốc độ của các bánh xe được gọi là “hệ số trượt”. Khi sự chênh lệch giữa tốc độ của xe và tốc độ của các bánh xe trở nên quá lớn, sự quay trượt sẽ xảy ra giữa các lốp và mặt đường. Điều này cũng tạo nên ma sát và cuối cùng có thể tác động như một lực phanh và làm chậm tốc độ của xe.

Mối quan hệ giữa lực phanh và hệ số trượt có thể hiểu rõ hơn qua đồ thị ở trên. Lực phanh không tỷ lệ với hệ số trượt, và đạt được cực đại khi hệ số trượt nằm trong khoảng 10-30%. Vượt quá 30%, lực phanh sẽ giảm dần. Do đó, để duy trì mức tối đa của lực phanh cần phải duy trì hệ số trượt trong giới hạn 10-30% ở mọi thời điểm.
Ngoài ra, cũng cần phải giữ lực quay vòng ở mức cao để duy trì sự ổn định về hướng. Để thực hiện điều này, người ta thiết kế hệ thống ABS để tăng hiệu suất phanh tối đa bằng cách sử dụng hệ số trượt là 10-30% bất kể các điều kiện của mặt đường, đồng thời giữ lực quay vòng càng cao càng tốt để duy trì sự ổn định về hướng.
Trên các mặt đường trơn có hệ số ma sát thấp như mặt đường nhựa ướt hoặc có nước mưa thì quãng đường phanh tăng lên so với các mặt đường có trị số ma sát cao, nên ngay cả khi có ABS tác động vẫn phải giảm tốc độ khi chạy trên các mặt đường đó. Trên các đường thô nhám, hoặc trên sỏi tác động của ABS có thể dẫn đến quãng đường hãm dài hơn các xe không lắp ABS.
Ngoài ra, tiếng động và độ rung phát sinh khi tác động ABS báo cho người lái biết rằng ABS đang hoạt động.

Các bộ phận của hệ thống phanh ABS.


Hệ thống phanh ABS có các bộ phận chính sau đây:

ECU điều khiển trượt: Bộ phận này xác định mức trượt giữa bánh xe và mặt đường dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến và điều khiển bộ chấp hành của phanh. Gần đây, một số kiểu xe có ECU điều khiển trượt lắp trong bộ chấp hành của phanh.

Bộ chấp hành của phanh: Bộ chấp hành của phanh điều khiển áp suất thuỷ lực của các xilanh ở bánh xe bằng tín hiệu ra của ECU điều khiển trượt.
Cảm biến tốc độ: Cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt.

Ngoài ra, trên táp lô điều khiển còn có:

Đèn báo táp-lô: Đèn báo của ABS, khi ECU phát hiện thấy sự trục trặc ở ABS hoặc hệ thống hỗ trợ phanh, đèn này bật sáng để báo cho người lái. Đèn báo hệ thống phanh, khi đèn này sáng lên đồng thời với đèn báo của ABS, nó báo cho người lái biết rằng có trục trặc ở hệ thống ABS và EBD.

Công tắc đèn phanh: Công tắc này phát hiện bàn đạp phanh đã được đạp xuống và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. ABS sử dụng tín hiệu của công tắc đèn phanh. Tuy nhiên dù không có tín hiệu công tắc đèn phanh vì công tắc đèn phanh bị hỏng, việc điều khiển ABS vẫn được thực hiện khi các lốp bị bó cứng. Trong trường hợp này, việc điều khiển bắt đầu khi hệ số trượt đã trở nên cao hơn (các bánh xe có xu hướng khoá cứng) so với khi công tắc đèn phanh hoạt động bình thường.

Cảm biến giảm tốc: Chỉ có ở một số loại xe. Cảm biến giảm tốc cảm nhận mức giảm tốc của xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. Bộ ECU đánh giá chính xác các điều kiện của mặt đường bằng các tín hiệu này và sẽ thực hiện các biện pháp điều khiển thích hợp.



ECU điều khiển trượt.


Dựa vào tín hiệu của các cảm biến tốc độ, ECU điều khiển trượt cảm nhận tốc độ quay của các bánh xe cũng như tốc độ của xe. Trong khi phanh, mặc dù tốc độ quay của các bánh xe giảm xuống, mức giảm tốc sẽ thay đổi tuỳ theo cả tốc độ của xe trong khi phanh và các tình trạng của mặt đường như mặt đường nhựa khô, ướt hoặc có nước, …
Nói khác đi, ECU đánh giá mức trượt giữa các bánh xe và mặt đường từ sự thay đổi tốc độ quay của bánh xe trong khi phanh và điều khiển các van điện từ của bộ chấp hành của phanh theo 3 chế độ: giảm áp suất, giữ áp suất và tăng áp suất để điều khiển tối ưu tốc độ của các bánh xe.

ECU liên tục nhận được các tín hiệu tốc độ của bánh xe từ 4 cảm biến tốc độ và ước tính tốc độ của xe bằng cách tính toán tốc độ và sự giảm tốc của mỗi bánh xe. Khi đạp bàn đạp phanh, áp suất thuỷ lực trong mỗi xilanh ở bánh xe bắt đầu tăng lên và tốc độ của bánh xe bắt đầu giảm xuống. Nếu bất kỳ bánh xe nào dường như sắp bị bó cứng, ECU sẽ giảm áp suất thuỷ lực trong xilanh của bánh xe đó.

Nếu ECU điều khiển trượt phát hiện một sự cố trong hệ tín hiệu hoặc trong rơle, dòng điện chạy đến bộ chấp hành từ ECU sẽ bị ngắt. Do đó, hệ thống phanh vẫn hoạt động mặc dù ABS không hoạt động, nhờ vậy vẫn đảm bảo được các chức năng phanh bình thường.


Bộ chấp hành của phanh (Cụm bơm và điều kiển).


Bộ chấp hành của phanh gồm có van điện từ giữ áp suất, van điện từ giảm áp suất, bơm, môtơ và bình chứa. Khi bộ chấp hành nhận được tín hiệu từ ECU điều khiển trượt, van điện từ đóng hoặc ngắt và áp suất thuỷ lực của xilanh ở bánh xe tăng lên, giảm xuống hoặc được giữ để tối ưu hoá mức trượt cho mỗi bánh xe. Ngoài ra, mạch thuỷ lực còn thay đổi để đáp ứng yêu cầu của mỗi loại điều khiển.

Mạch thuỷ lực trong ABS của các xe FF được chia thành hệ thống của bánh trước bên phải và bánh sau bên trái và hệ thống của bánh trước bên trái và bánh sau bên phải như ở sơ đồ dưới đây. Sau đây chúng tôi chỉ xin đưa ra hoạt động của một hệ thống trong các hệ thống này, vì các hệ thống khác cũng hoạt động như vậy...


Trong khi phanh bình thường, tín hiệu điều khiển từ ECU điều khiển trượt không được đưa vào. Vì vậy các van điện từ giữ và giảm ngắt, cửa (a) ở bên van điện từ giữ áp suất mở còn cửa (b) ở phía van điện từ giảm áp suất đóng. Khi đạp bàn đạp phanh, dầu từ xilanh chính chảy qua cửa (a) ở phía van điện từ giữ và được truyền trực tiếp tới xilanh ở bánh xe. Lúc này hoạt động của van một chiều (2) ngăn cản dầu phanh truyền đến phía bơm.


Khi có sự tác động của ABS, bộ chấp hành hoạt động theo 3 chế độ khác nhau:
Chế độ giảm áp suất: Tín hiệu điều khiển từ ECU điều khiển trượt đóng mạch các van điện từ giữ và giảm áp suất bằng cách đóng cửa (a) ở phía van điện từ giữ áp suất, và mở cửa (b) ở phía van điện từ giảm áp suất. Việc này làm cho dầu phanh chảy qua cửa (b) đến bình chứa để giảm áp suất thuỷ lực trong xilanh ở bánh xe. Lúc đó, cửa (e) đóng lại do dầu chảy xuống bình chứa. Bơm tiếp tục chạy trong khi ABS đang hoạt động, vì vậy dầu phanh chảy vào bình chứa được bơm hút trở về xilanh chính.

Chế độ giữ: Tín hiệu điều khiển từ ECU điều khiển trượt đóng mạch van điện từ giữ áp suất và ngắt van điện từ giảm áp suất bằng cách đóng kín cửa (a) và cửa (b). Điều này ngắt áp suất thuỷ lực ở cả hai phía xilanh chính và bình chứa để giữ áp suất thuỷ lực của xilanh ở bánh xe không đổi.

Chế độ tăng áp suất: Tín hiệu điều khiển từ ECU điều khiển trượt ngắt các van điện từ giữ và giảm áp suất bằng cách mở cửa (a) ở phía van điện từ giữ áp suất và đóng cửa (b) ở phía van điện từ giảm áp giống như trong khi phanh bình thường. Điều này làm cho áp suất thuỷ lực từ xilanh chính tác động vào xilanh ở bánh xe, làm cho áp suất thuỷ lực của xilanh ở bánh xe tăng lên.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn sơ qua về hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống phanh ABS. Bài viết tới chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các hệ thống phanh ABS có hỗ trợ EBD và ABS có BA.
(Theo Caronline)
 
Last edited by a moderator:
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.851
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

<h1>Cách sử dụng hệ thống chống bó cứng phanh ABS</h1> Với xe có trang bị ABS, tài xế phải bỏ kiểu phanh truyền thống "nhấn rồi nhả" và thay bằng phương pháp "nhấn và lái" bởi ABS đã làm hộ việc chống bó cứng phanh.
ABS đã phổ biến hơn tại Việt Nam so với cách đây 5 năm. Gần như tất cả các mẫu xe mới ra mắt đều trang bị công nghệ an toàn tiên tiến này. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là khách hàng, đặc biệt là nữ giới, dường như chưa quan tâm nhiều đến ABS. Thậm chí nhiều người cầm lái hàng ngày nhưng vẫn không biết xe mình có trang bị hay không và hoạt động của bộ phận này như thế nào.
ABS là viết tắt của cụm từ "Anti-lock Brake". Ban đầu, nó có tên tiếng Đức là "Antiblockiersystem" do nhà sản xuất thiết bị phụ trợ Bosch nghiên cứu chế tạo. ABS ra mắt tại Mỹ những năm cuối thập niên 1970 và ngay lập tức được coi là thiết bị an toàn có khả năng giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng. Các thử nghiệm dưới điều kiện có kiểm soát cho thấy ABS khá hiệu quả và cần thiết cho các xe trong thời điểm hiện tại.
080906070432-957-65.jpg
Sơ đồ cấu tạo của một hệ thống ABS. Các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại gồm một máy tính (CPU), 4 cảm biến tốc độ trên từng bánh, bơm và các van thủy lực. Trong trường hợp phanh gấp, nếu CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, thông qua bơm và van thủy lực, ABS tự động giảm áp suất tác động lên đĩa (quá trình nhả), giúp bánh xe không bị chết cứng (hay còn gọi là "bó").
Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm. Để thực hiện được điều này, hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn - nhả thanh kẹp trên phanh đĩa khoảng 15 mỗi giây, thay vì tác động một lần cực mạnh khiến bánh có thể bị "chết" như trên các xe không có ABS.
Tác dụng của ABS là giúp quá trình phanh được trơn tru, an toàn. Nếu không có ABS, khi tài xế nhấn chân phanh một cách đột ngột, bánh dẫn hướng sẽ bị cứng nên không thể điều khiển được, dẫn đến mất lái và gây nguy hiểm.
ABS chỉ kích hoạt trong những tình huống phanh khẩn cấp và chân phanh sẽ rung giật để báo cho tài xế biết nó đang hoạt động.
Những lưu ý về ABS
Nhiều người lầm tưởng tác động chủ yếu của ABS là giảm quãng đường phanh. Thực tế không phải như vậy. Giảm quãng đường phanh không giúp xe an toàn hơn và trên thực tế, có vô số phương pháp thực hiện điều này mà không cần ABS.
Lợi ích hàng đầu của ABS là cho phép tài xế tiếp tục kiểm soát được hướng lái và chống hiện tượng trượt khi phanh gấp.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ tai nạn giữa xe có và không có ABS gần như không khác biệt. Điều này được giải thích là nhiều người sử dụng, hoặc ít nhất là quan niệm về ABS không đúng. Ngoài ra, tâm lý ỉ lại vào ABS khiến một số người phóng nhanh vượt ẩu trong khi nếu đi xe không có thiết bị này, họ lại rất cẩn thận.
080906070433-286-774.jpg
Xe không có ABS sẽ bị mất lái (hình trái) trong khi xe có ABS vẫn giữ được hướng đi theo ý muốn. Tuy nhiên, ABS không làm hộ tài xế điều này mà hoàn toàn phụ thuộc kỹ năng của người điều khiển. ABS chỉ là công cụ trợ giúp. Ảnh: Opony. Một quan chức của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA nói: "ABS là công nghệ xa lạ với hầu hết mọi người". Vì thế, lái xe phải được đào tạo để thực hiện động tác phanh một cách nhẹ nhàng trên những đoạn đường trơn để tránh hiện tượng trượt, trước khi nghĩ tới sự trợ giúp của ABS.
Trong tình huống khẩn cấp, tài xế phải loại bỏ kiểu phanh truyền thống "nhấn rồi nhả". Phương pháp tốt nhất lúc đó là "nhấn và lái", bởi ABS đã làm hộ việc chống bó cứng bánh, nhiệm vụ lúc đó của tài xế chỉ là điều khiển sao cho xe an toàn nhất.
Vì vậy, bạn nên tìm một nơi nào đó để thử nghiệm cách lái xe khi phanh gấp mà có ABS. Sự thành thạo trong xử lý tình huống là cơ hội khai thác tối đa hiệu quả của thiết bị này.
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.851
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

ABS được biết đến như sự an toàn cần thiết cho các loại xe đời mới hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, số tai nạn và chấn thương vẫn không hề giảm, thậm chí có chiều hướng tăng khi được lắp ABS. Nguyên nhân nằm ở việc tài xế có xu hướng chủ quan hơn khi sử dụng ABS.
110326103156-544-412.jpg
Các thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại gồm một máy tính, 4 cảm biến tốc độ trên từng bánh và các van thủy lực. Khi CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, nó sẽ tự động giảm áp suất tác động lên phanh. Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, máy tính cũng tự động tác động lực trở lại, đồng thời tạo độ rung giật ở bàn đạp phanh để báo cho người lái biết ABS đang hoạt động. Khi hoạt động, ABS nhả - nhấn piston khoảng 15 lần mỗi giây.
Gần như tất cả xe hơi đời mới hiện nay đều trang bị ABS và Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ, NHTSA, tuyên bố hệ thống chống bó cứng phanh đảm bảo an toàn và tăng cường hiệu quả phanh, giúp tài xế giữ ổn định hướng lái, kiểm soát tốt vô-lăng. Trong một số trường hợp, ABS làm giảm khoảng cách phanh khi xảy ra tình huống phanh khẩn cấp, đặc biệt trên các đường ướt, trơn trượt.*Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Ứng dụng công nghệ mới cho ôtô
Kể từ khi hệ thống chống bó cứng phanh có tên Antiblockiersystem của Bosch ra mắt tại Mỹ những năm cuối thập niên 1970, nó được coi là thiết bị an toàn có khả năng làm giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông và mức nghiêm trọng của chúng. Các thử nghiệm dưới điều kiện có kiểm soát cho thấy ABS có tác dụng lớn và cần thiết cho các xe trong thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, trong điều kiện vận hành thực, số tai nạn và tỷ lệ chấn thương đối với các xe có và không có ABS cho thấy ABS không hoàn toàn là bùa hộ mệnh, thậm chí, nó còn làm tăng mức độ nghiêm trọng trong hầu hết các tình huống. Đây là kết quả thu được các nghiên cứu được tiến hành tại những cơ sở đào tại lái xe taxi ở Munich, Đức và Oslo, Na Uy.
Những nghiên cứu trên xe taxi cho thấy các tài xế thường có xu hướng chủ quan và rơi vào tình huống nguy hiểm như phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, khi biết chiếc xe trang bị hệ thống ABS. Kết quả đó được thể hiện trong thống kê về số vụ va quệt. Theo đó, tỷ lệ về số vụ qua quệt giữa xe có ABS và xe không có ABS là tương đương.
Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ABS không thực sự hiệu quả trên những mặt đường khô ráo và có quãng đường phanh dài hơn trên tuyết. Ngoài ra, xe lắp ABS có tỷ lệ lật úp cao hơn, va chạm với xe khác nhiều hơn, tài xế thường có lái nhanh và phanh muộn hơn. Tổ chức an toàn giao thông AAA Foundation, Mỹ, kết luận nếu điều khiển sai quy cách, những chiếc xe lắp ABS cũng dễ mất lái hơn. Ngoài ra, rất nhiều lái xe sử dụng ABS không đúng cách như nhấn mạnh chân phanh ngay ở các tình huống thông thường.
Hạn chế của ABS đã được đề cập tới từ khá lâu. Năm 1994, tiến sĩ Charles J. Kahane viết trong tài liệu gửi cho Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ cho rằng số lượng các va chạm khiến chiếc xe bị lật (va chạm cạnh hay phía trước) tăng đối với những chiếc xe lắp ABS. Trong đó, số vụ lật xe gây chấn thương là 28% và không gây chấn thương là 19%.
Hai năm sau, Viện An toàn giao thông quốc gia Mỹ IIHS ra thông báo với nội dung: “Hệ thống chống bó cứng phanh không làm giảm các tai nạn gây chấn thương và người ngồi trên xe lắp ABS có nguy cơ gặp sự cố cao hơn”. Năm 1998, Leonard Evans, làm việc cho General Motors, cũng đưa ra kết luận với ABS, chiếc xe không an toàn hơn khi đi trên đường khô ráo.​
Theo Oto-hui
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.851
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

<h1>Hư hỏng thường gặp trên phanh ôtô</h1> Giảm tốc độ hoặc dừng xe là chức năng quan trọng của phanh. Hãy học cách nhận biết sớm những vấn đề để kịp thời sửa chữa.

Khi phanh xe gặp hư hỏng sẽ kéo theo nhiều điều phiền toái cho tài xế, thậm chí có thể gây ra những nguy hiểm tới tính mạng.
Tiếng kêu phát ra từ cơ cấu phanh
Nhà sản xuất thường sử dụng cơ cấu phanh tang trống hoặc cơ cấu phanh đĩa. Phanh đĩa thường sử dụng trên những chiếc xe hiện đại có thể chỉ ở các bánh trước hoặc cả 4 bánh, những mẫu cũ hơn sử dụng phanh tang trống bởi tốc độ của chúng thấp hơn xe mới, hơn nữa tại thời điểm đó phanh đĩa vẫn chưa hoàn thiện.
11225062-Co-cau-phanh-tang-trong.jpg
Cơ cấu phanh tang trống.
11225062-Co_cau_phanh_dia.jpg
Cơ cấu phanh đĩa. Tiếng kêu ken két phát ra đều đặn chỉ khi bạn đạp phanh, đơn gian đó làm tín hiệu cho biết mà phanh đã bị mòn, cần được thay thế. Đây là biện pháp an toàn mà nhà sản xuất đưa ra.
Nếu tiếng kêu không lớn hoặc không xuất hiện liên tục, có thể chất bẩn, rác đã lọt vào cơ cấu phanh. Hiện tượng này sẽ hết sau khi cơ cấu phanh được làm sạch.
Một vài nguyên nhân khác như chất lượng má phanh kém, guốc phanh không đúng, lò-xo gẫy, guốc phanh không đồng tâm… Đôi khi tiếng kêu phát ra không phải từ cơ cấu phanh, mà do bi mai ở bị mòn quá mức.
Phanh kém hiệu quả
Khi đạp phanh chạm sàn, hiệu quả phanh không tốt như bình thường. Dầu phanh giảm do bị rò rỉ hoặc lẫn nước khiến lực đạp phanh không tạo ra áp lực dầu đủ lớn, kiểm tra và sửa chữa lại đường ống trước khi bổ sung thêm dầu hoặc thay dầu mới.
Có những trường hợp hệ thống cảnh báo mà phanh mòn không làm việc, không có bất kỳ tiếng kêu nào phát ra từ bánh xe. Bởi vậy hiện tượng phanh kém hiệu quả cũng là một dấu hiệu khác cho thấy má phanh bị mòn.
Đạp phanh thấy nhẹ, không có bất kỳ hiệu quả phanh nào
Đạp phanh thấy rất nhẹ, cho dù phanh đã chạm sàn nhưng vẫn không hệ thấy hiệu quả, hai nguyên nhân thường xảy ra là dầu lẫn khí hoặc xi lanh chính bị hỏng.
11225062-Tro-luc-phanh-va-xi-lanh-ch.jpg
Cụm trợ lực chân không và xi-lanh chính. Trong dầu có lẫn bọt khí, khi đạp phanh các bọt khí bị nén lại dễ dàng, áp suất không đủ lớn để cơ cấu phanh hoạt động tốt. Hãy tiến hành xả khí (xả e) để đẩy hết khí ra ngoài.
Trong trường hợp xi-lanh chính bị hỏng, tồi tệ hơn là nó không thể sửa chữa và cần phải thay mới.
Hoạt động của phanh không ổ định
Khi đạp phanh, chúng phải phản ứng một cách trơn chu và ổn định. Có những lúc, bàn đạp phanh được giữ trong thời gian dài, lực phanh chỉ xuất hiện trong 1 giây rồi mất, chu kỳ lặp lại đề đặn, có thể má phanh hoặc đĩa phanh đã bị hỏng. Trong trường hợp cần thay thế đĩa phanh, nên thay đồng thời từng cặp trước hoặc sau, tránh chỉ thay một phía.
Đạp phanh thấy nặng
Các hệ thống phanh ngày nay thường dùng trợ lực chân không để giảm vất vả cho người lái khi phải đạp phanh. Với hiện tượng đạp phanh thấy lặng nguyên nhân thường xảy ra là trợ lực phanh bị hỏng. Rò khí đã không tạo ra chênh lệch áp suất đủ lớn để hỗ trợ lực từ bàn đạp. Người lái vẫn có thể phanh được xe với một lực mạnh hơn.
Một nguyên nhân khác, đường ống dẫn dầu bị tắc, áp lực dầu tăng cao nhưng không thể truyền được tới cơ cấu phanh. Trong trường hợp này, dù cố sức thì phanh cũng không hiệu quả hoặc hiệu quả giảm đi nhiều.
Để phát ra lực đạp phanh lớn nhất, bạn hãy điều chỉnh lại ghế ngồi sao cho phần lưng, hông tựa vào ghế.
Trước khi sử dụng xe, hãy chắc chắn hệ thống phanh hoạt đang hoạt động tốt, khi phát hiện thấy bất thường cần kiểm tra và kịp thời xử lý những vấn đề đó.
Thế Hoàng
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.851
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Bảo dưỡng kỹ thuật cho xe ôtô
Trước hết, bạn cần thiết hiện bảo dưỡng thường xuyên trước hoặc sau khi xe hoạt động theo các bước:
- Bảo dưỡng mặt ngoài của xe:
+ Quét dọn, lau chùi
+ Rửa xe bằng nước sạch, không dùng các hoá chất tẩy rửa
+ Xì khô, làm sạch phần ngoài xe
+ Nên sử dụng dầu đánh bóng hoặc sáp đánh bóng để giữ cho vỏ xe ôtô có độ bóng đẹp như mới.
* Yêu cầu: xe ôtô sạch sẽ, bóng đẹp và có khả năng chống ăn mòn
- Kiểm tra bảo dưỡng động cơ và gầm xe
+ Kiểm tra mức dầu bôi trơn động cơ bằng cách rút thước thăm dầu xem ở mức dầu, nếu mức dầu ở giữa vạch Min – Max là phù hợp.
+ Bổ sung nước làm mát động cơ bằng cách mở nắp két nước để kiểm tra (chú ý không thực hiện khi nước trong két đang sôi)
Nếu mức nước nằm giũa vạch Min-Max ghi trên bình nước phụ là đủ và chỉ bổ sung khi nước dưới vạch Min.
+ Điều chỉnh độ căng của dây đai: bằng cách dung ngón tay cái ấn vào đúng giữa dây đai, nếu độ võng không vươt quá 10mm thì độ căng phải điều chỉnh trở về mức quy định.
- Kiểm tra trạng thái của lốp xe:
+ Kiểm tra áp suất hơi bằng đồng hồ đo áp suất hơi lốp
+ Kiểm tra sự mòn mặt lốp bằng cách xem chiều sâu của các rãnh lốp, nếu đã mòn thì phải thay lốp mơí. Đồng thời để độ mòn hoa lốp và tuổi thọ các lốp bằng nhau, bạn nên tiến hành đảo lốp.
- Kiểm tra phanh:
+ Để đảm bảo an toàn trên đường giao thông, phanh là “dây đai an toàn” của tài xế. Vì thế trước mỗi chuyến đi, bạn hãy chú ý kiểm tra và điều chỉnh phanh.
+ Nếu bạn kéo từ từ cần điều khiển phanh tay tới mức có thể, đồng thời vừa kéo vừa đếm nấc phanh mà nấc đếm nằm trong khoảng từ 7-9 là tốt, nếu ít hơn hoặc nhiều hơn bạn phải điều chỉnh lại tay lái để đạt được độ an toàn nhất
*Mọi việc làm trên đều nhằm đạt được những lợi ích chính của bảo dưỡng:
- Xe hoạt động tốt an toàn, hiệu quả và bền.
- Tiết kiệm chi phí sửa chữa
- Tiết kiệm nhiên liệu
- Giảm ô nhiễm không khí, tác hại môi trường để tránh tác hại tới sức khoẻ của con người.
Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)
Thực hành lái xe Ôtô:
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.851
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:SƯU TẦM CÁC BÀI TÌM HIỂU KỸ THUẬT ÔTÔ

Hệ thống phanh tay trên ô tô [23/04/2010]

Hệ thống phanh tay hay còn gọi là phanh đậu xe, được vận hành bằng cơ khí, có công dụng giữ cho xe đứng yên mỗi khi đậu xe, dù xe đang đậu ở những nơi độ dốc khác nhau.

dvt_1272038155.jpg
Những nơi có độ ma sát giữa vỏ xe và mặt đường kém, phanh đậu xe sẽ giữ không cho bánh xe quay. Cơ cấu phanh tay phải có khóa cài kiểu cơ cấu bánh cóc để duy trì vị trí phanh của nó. Phanh tay có thể dùng chung guốc phanh và trống phanh hoặc đĩa phanh với phanh hành trình, nhưng chúng phải tác động riêng biệt. Ngoài ra cơ cấu điều khiển của phanh tay phải không liên hệ với hoạt động của phanh hành trình.
Thật ra, phanh tay không được thiết kế cho khả năng dừng khi xe đang chạy, mà chỉ yêu cầu là giữ xe đứng yên khi xe đã dừng. Nếu ai cố gắng dừng xe mà chỉ dùng phanh tay thì sẽ thấy nó không thích hợp và nguy hiểm như thế nào. Nếu phanh tay không nhả ra hoàn toàn khi xe đang chạy sẽ dẫn đến sớm bị mòn, bố phanh láng bóng do hiện tượng trượt bố phanh, nhưng điều nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.
a. Kết cấu và nguyên lý hoạt động phanh tay dẫn động phanh cơ khí

Dẫn động bằng cơ khí được lắp trên trục thứ cấp hộp số.
Kết cấu.


Hình 1. Phanh tay lắp trên trục thứ cấp hộp số
1. Nút ấn; 2. Tay điều khiển; 3. Đĩa tĩnh; 4. Chốt; 5. Lò xo;
6. Tang trống; 7. Vít điều khiển; 8. Guốc phanh.
Đĩa tĩnh (3) của phanh được bắt chặt vào cacte hộp số. Trên đĩa tĩnh lắp hai guốc phanh (8) đối xứng nhau sao cho má phanh gần sát mặt tang trống phanh (6), lắp trên trục thứ cấp của hộp số. Đầu dưới của má phanh tỳ lên đầu hình côn của chốt điều chỉnh (7), đầu trên tỳ vào mặt một cụm đẩy guốc phanh gồm một chốt (4) và hai viên bi cầu. Chốt đẩy guốc phanh thông qua hệ thống tay đòn được nối với tay điều khiển (2).
Nguyên lý hoạt động.
Muốn hãm xe chỉ cần kéo tay điều khiển (2) về phía sau qua hệ thống tay đòn kéo chốt (4) ra phía sau đẩy đầu trên của guốc phanh hãm cứng trục truyền động. Vị trí hãm của tay điều khiển được khóa chặt nhờ cơ cấu con cóc chèn vào vành răng của bộ khóa. Muốn nhả phanh tay chỉ cần ấn ngón tay vào nút (1) để nhả cơ cấu con cóc rồi đẩy tay điều khiển (2) về phía trước. Lò xo (5) sẽ kéoguốc phanh trở lại vị trí ban đầu. Vít điều chỉnh (10) dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống.
Hình 2 . Phanh tay ôtô ZA3 – 53A.
b. Kết cấu và nguyên lý hoạt động của phanh tay dẫn động phanh khí nén
Kết cấu
Hình 3. Hệ thống phanh tay dẫn động phanh bằng khí nén
Nguyên lý hoạt động.
Khi cần sử dụng phanh tay, người điều khiển khóa đường ống dẫn khí nén đến buồng áp suất, màng cao su của buồng áp suất không bị áp suất của khí nén tác động nên chiều dài của lò xo giãn ra tác động lên các chi tiết liên kết làm cho má phanh cùng guốc phanh ép sát vào tang trống hãm ôtô chuyển động.
Khi không cần sử dụng, người điều khiển mở khóa khí nén sẽ tràn vào làm tăng áp suất trong buồng áp suất, các cơ cấu liên kết tác động theo làm cho các má phanh tách khỏi tang trống, như vậy ôtô có thể di chuyển động được.