Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Chào các bác em vừa có ông chú ở Viettel bị bắn 78/50! Theo các bác đúng luật giao thông đường bộ ta nên chấp hành biển số mấy​


* biển số 2 là biển "Hết khu dân cư"​

Theo hình bác up và qua một số ý kiến của các bác os, em có ý kiến :
1. Theo quy định hiện hành của luật GTĐB, QC 41:2012 và các quy định hướng dẫn về hiệu lực của biển báo thì hoàn toàn không có quy định nào nói biển báo cấm có hiệu lực cao hơn biển chỉ dẫn, biển chỉ dẫn không có hiệu lực, .. . ---> Bác nào cho rằng biển báo cấm có hiệu lực cao hơn biển chỉ dẫn, biển chỉ dẫn không có hiệu lực, .. thì vui lòng cho em xin quy định cụ thể bằng điều luật để em học hỏi, nghiên cứu thêm.

2. Khi các biển báo này đều có hiệu lực và buộc người tham gia lưu thông phải thi hành như nhau, để xác định biển báo nào có hiệu lực cuối cùng khi được lắp đặt cùng khu vực thì phải xét đến hiệu lực riêng của mỗi biển báo :
- Biển 127 : có hiệu lực áp dụng tốc độ bắt buộc khi lưu thông sau biển. Biển 127 được lắp đặt tại những đọan đường cần quy định giới hạn tốc độ chứ không phân biệt trong hay ngoài KDC.
- Biển 420 : có hiệu lực áp dụng các quy định khi lưu thông trong KDC --> có cả quy định về tốc độ --> tốc độ ở đây là mặc nhiên (khi không có biển báo 127) và cụ thể (có biển báo 127).
- Biển 421 : có hiệu lực không áp dụng các quy định lưu thông trong KDC sau biển báo --> trong đó có cả quy định về tốc độ cần giới hạn trong khu vực --> là biển báo hết các quy định giới hạn đã áp dụng trong KDC.
=> Nếu xét về phạm vi hiệu lực tác dụng thì biển 420 có hiệu lực rộng hơn biển 127.

3. Theo điều 27.5 QC 41 thì biển 127 chỉ có hiệu lực đến giao lộ kế tiếp hay tới biển báo hết giới hạn tốc độ (134) hay tới biển báo hết tất cả giới hạn (135) --> như vậy hiệu lực của biển báo 127 chỉ áp dụng trong điều 27.5 chứ không có trường hợp áp dụng khác? theo em là không phải như vậy vì :
- Cũng theo QC thì bản thân nội dung biển 127 đã quy định biển 127 có giá trị hiệu lực ngay sau biển --> khi biển 127 có hiệu lực sẽ hủy hiệu lực về tốc độ đã được áp dụng trước biển (không phân biệt có biển báo 127 trước hay không) --> biển 127 trước sẽ tự hết hiệu lực khi gặp biển 127 sau và không cần có biển 134, 135.
- Biển 420 là biển báo có quy định giới hạn tốc độ --> biển 127 sẽ hết hiệu lực khi gặp biển báo 420 mà không cần có biển 134, 135.
- Thực tế trong lắp đặt biển báo 127 đã chứng minh : tốc độ theo biển 127 (60km/h) đặt trước sẽ hết hiệu lực khi gặp biển 127 kế tiếp (40km/h) hay tốc độ lưu thông theo biển 127 (60km/h) sẽ hết hiệu lực khi gặp biển 127 (80km/h), biển 127 (70km/h) sẽ hết hiệu lực khi gặp biển 420, ... mà không cần có biển 134, 135.
=> biển 127 sẽ hết hiệu lực khi gặp biển báo giới hạn tốc độ khác chứ không chỉ giới hạn áp dụng trong điều 27.5.

4. Biển 134, 135 về bản chất của biển báo có tính tương tự như biển 421 : báo hết hạn chế tốc độ khu vực cần hạn chế.
==> như vậy hiệu lực biển báo 127 được áp dụng theo quy định cụ thể tại điều 27.5 đã nêu và đồng thời theo hiệu lực của các biển báo khác có giá trị tương đương --> trong trường hợp này biển 127 (50km/h) hết hiệu lực khi có biển 421.

Trường hợp 2: Đang bon bon 90km/h thì bỗng có biển báo 412 gộp cùng biển báo tốc độ trên từng làn như hình..​
..ờ thì chạy theo tốc độ giới hạn trên từng làn.. nhưng khoảng 2km lại gặp biển báo kdc..​
- Hỏi? : Chạy theo biển báo 412 có gộp cùng tốc độ hay chạy tốc độ theo biển báo kdc ?​
Các bác tư vấn giúp em nhá.. ca này đau đầu quá ..em không thông nổi :(
Trường hợp này, bác phải tuân theo tốc độ biển 420 như em giải thích ở phần trên.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
24/10/14
1.859
1.592
113
TP.HCM
về luật thì em cũng có cùng ý kiến này;

nhưng các anh công chánh tiếc gì mà không cắm lại; giả sử 1 con đường rất dài, mà xuất phát từ giữa đường (nhà người thân) thì làm thế nào để biết cái biển báo ở đầu đường !!? cũng theo ý này thì lẽ ra xuống cãi thì: "em cóc cần biết tuốt đầu kia các anh cắm cái gì, nếu nó quan trọng thì các anh phải cắm kèm theo để giải thích" - như kiểu QL13 (Bình Dương) khi có biển hết KDC cũng có thêm biển to đùng đầy đủ tốc độ cho tất cả các loại xe.
Haizza, bác cứ quẹo phải thử từ Lê Duẩn vào Nguyễn Bỉnh Khiêm, đi đến Trường Trưng Vương xong quay đầu quẹo trở ra Lê Duẩn lại xem có tốn bánh mì không nhé; mà suốt đoạn đấy ko hề có biển báo gì nhé.
 
  • Like
Reactions: nta139
Hạng D
15/11/10
2.469
2.612
113
Em nghĩ chấp hành biển báo sau, hoặc niệm thần chú: "Chạy đến phía (gần) bb nào thì tuân thủ nó"
 
  • Like
Reactions: ngotpro
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Theo hình bác up và qua một số ý kiến của các bác os, em có ý kiến :
1. Theo quy định hiện hành của luật GTĐB, QC 41:2012 và các quy định hướng dẫn về hiệu lực của biển báo thì hoàn toàn không có quy định nào nói biển báo cấm có hiệu lực cao hơn biển chỉ dẫn, biển chỉ dẫn không có hiệu lực, .. . ---> Bác nào cho rằng biển báo cấm có hiệu lực cao hơn biển chỉ dẫn, biển chỉ dẫn không có hiệu lực, .. thì vui lòng cho em xin quy định cụ thể bằng điều luật để em học hỏi, nghiên cứu thêm.

2. Khi các biển báo này đều có hiệu lực và buộc người tham gia lưu thông phải thi hành như nhau, để xác định biển báo nào có hiệu lực cuối cùng khi được lắp đặt cùng khu vực thì phải xét đến hiệu lực riêng của mỗi biển báo :
- Biển 127 : có hiệu lực áp dụng tốc độ bắt buộc khi lưu thông sau biển. Biển 127 được lắp đặt tại những đọan đường cần quy định giới hạn tốc độ chứ không phân biệt trong hay ngoài KDC.
- Biển 420 : có hiệu lực áp dụng các quy định khi lưu thông trong KDC --> có cả quy định về tốc độ --> tốc độ ở đây là mặc nhiên (khi không có biển báo 127) và cụ thể (có biển báo 127).
- Biển 421 : có hiệu lực không áp dụng các quy định lưu thông trong KDC sau biển báo --> trong đó có cả quy định về tốc độ cần giới hạn trong khu vực --> là biển báo hết các quy định giới hạn đã áp dụng trong KDC.
=> Nếu xét về phạm vi hiệu lực tác dụng thì biển 420 có hiệu lực rộng hơn biển 127.

3. Theo điều 27.5 QC 41 thì biển 127 chỉ có hiệu lực đến giao lộ kế tiếp hay tới biển báo hết giới hạn tốc độ (134) hay tới biển báo hết tất cả giới hạn (135) --> như vậy hiệu lực của biển báo 127 chỉ áp dụng trong điều 27.5 chứ không có trường hợp áp dụng khác? theo em là không phải như vậy vì :
- Cũng theo QC thì bản thân nội dung biển 127 đã quy định biển 127 có giá trị hiệu lực ngay sau biển --> khi biển 127 có hiệu lực sẽ hủy hiệu lực về tốc độ đã được áp dụng trước biển (không phân biệt có biển báo 127 trước hay không) --> biển 127 trước sẽ tự hết hiệu lực khi gặp biển 127 sau và không cần có biển 134, 135.
- Biển 420 là biển báo có quy định giới hạn tốc độ --> biển 127 sẽ hết hiệu lực khi gặp biển báo 420 mà không cần có biển 134, 135.
- Thực tế trong lắp đặt biển báo 127 đã chứng minh : tốc độ theo biển 127 (60km/h) đặt trước sẽ hết hiệu lực khi gặp biển 127 kế tiếp (40km/h) hay tốc độ lưu thông theo biển 127 (60km/h) sẽ hết hiệu lực khi gặp biển 127 (80km/h), biển 127 (70km/h) sẽ hết hiệu lực khi gặp biển 420, ... mà không cần có biển 134, 135.
=> biển 127 sẽ hết hiệu lực khi gặp biển báo giới hạn tốc độ khác chứ không chỉ giới hạn áp dụng trong điều 27.5.

4. Biển 134, 135 về bản chất của biển báo có tính tương tự như biển 421 : báo hết hạn chế tốc độ khu vực cần hạn chế.
==> như vậy hiệu lực biển báo 127 được áp dụng theo quy định cụ thể tại điều 27.5 đã nêu và đồng thời theo hiệu lực của các biển báo khác có giá trị tương đương --> trong trường hợp này biển 127 (50km/h) hết hiệu lực khi có biển 421.


Trường hợp này, bác phải tuân theo tốc độ biển 420 như em giải thích ở phần trên.
Bác giải thích thấy rất hợp lý.
Zậy ông chú viettel của anh Ngot bị thuốc?
 
  • Like
Reactions: nta139 and ngotpro
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
Theo hình bác up và qua một số ý kiến của các bác os, em có ý kiến :

3. Theo điều 27.5 QC 41 thì biển 127 chỉ có hiệu lực đến giao lộ kế tiếp hay tới biển báo hết giới hạn tốc độ (134) hay tới biển báo hết tất cả giới hạn (135) --> như vậy biển báo 127 chỉ hết hiệu lực như điều 27.5 chứ không có trường hợp áp dụng khác, theo em là không phải như vậy vì :
- Cũng theo QC thì bản thân nội dung biển 127 đã quy định biển 127 có giá trị hiệu lực ngay sau biển --> khi biển 127 có hiệu lực sẽ hủy hiệu lực về tốc độ đã được áp dụng trước biển (không phân biệt có biển báo 127 trước hay không) --> biển 127 trước sẽ tự hết hiệu lực khi gặp biển 127 sau và không cần có biển 134, 135.
- Biển 420 là biển báo có quy định giới hạn tốc độ --> biển 127 sẽ hết hiệu lực khi gặp biển báo 420 mà không cần có biển 134, 135.
- Thực tế trong lắp đặt biển báo 127 đã chứng minh : tốc độ theo biển 127 (60km/h) đặt trước sẽ hết hiệu lực khi gặp biển 127 kế tiếp (40km/h) hay tốc độ lưu thông theo biển 127 (60km/h) sẽ hết hiệu lực khi gặp biển 127 (80km/h), biển 127 (70km/h) sẽ hết hiệu lực khi gặp biển 420, ... mà không cần có biển 134, 135.
=> biển 127 sẽ hết hiệu lực khi gặp biển báo giới hạn tốc độ khác chứ không chỉ giới hạn áp dụng trong điều 27.5.
Cái này bác suy diễn chứ qcvn41 đã ghi rõ các th 127 hết hiệu lực, chứ không chỗ nào ghi 127 sau huỷ giới hạn tốc độ trước đó.
qcvn mới có quy định thêm những th như bác @ntt61 đã liệt kê. Trong đó như qua phà giới hạn 10 km/h, hết phà không cần cắm lại biển thì biết đi bao nhiêu nếu giới hạn trước đã hết hiệu lực?
hay qua công trường trên đường có 127 50kmh, giảm còn 5, hết công trường cắm xoá 5 thì chạy lại 50 hay tuỳ theo pt và đường?
 
Hạng B2
5/12/14
267
356
63
42
g) Trong trường hợp đoạn đường có hạn chế tốc độ tối đa qua nơi đường bộ giao
nhau, hoặc chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu, thì theo hướng đường cần cấm

phải nhắc lại biển cấm này tại nơi bắt đầu đoạn đường qua nút giao đó. Nếu không đặt
biển nhắc lại, được hiểu là biển cấm hết tác dụng hiệu lực;

Cái này hơi lạ, trên đường QL hoặc trong KDC, chổ mở dãi phân cách nhìu lắm, các bác chú ý sau này khi Dự thảo thông qua.
Cái này không lạ đâu, ở đây ghi rõ là chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu, nên phải đặt biển nhắc lại để các xe quay đầu biết mà tuân thủ thôi...
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Biển báo tốc độ chồng chéo, chấp hành thế nào? (up..tăng độ khó trang 1)
Theo hình bác up và qua một số ý kiến của các bác os, em có ý kiến :
1. Theo quy định hiện hành của luật GTĐB, QC 41:2012 và các quy định hướng dẫn về hiệu lực của biển báo thì hoàn toàn không có quy định nào nói biển báo cấm có hiệu lực cao hơn biển chỉ dẫn, biển chỉ dẫn không có hiệu lực, .. . ---> Bác nào cho rằng biển báo cấm có hiệu lực cao hơn biển chỉ dẫn, biển chỉ dẫn không có hiệu lực, .. thì vui lòng cho em xin quy định cụ thể bằng điều luật để em học hỏi, nghiên cứu thêm.

2. Khi các biển báo này đều có hiệu lực và buộc người tham gia lưu thông phải thi hành như nhau, để xác định biển báo nào có hiệu lực cuối cùng khi được lắp đặt cùng khu vực thì phải xét đến hiệu lực riêng của mỗi biển báo :
- Biển 127 : có hiệu lực áp dụng tốc độ bắt buộc khi lưu thông sau biển. Biển 127 được lắp đặt tại những đọan đường cần quy định giới hạn tốc độ chứ không phân biệt trong hay ngoài KDC.
- Biển 420 : có hiệu lực áp dụng các quy định khi lưu thông trong KDC --> có cả quy định về tốc độ --> tốc độ ở đây là mặc nhiên (khi không có biển báo 127) và cụ thể (có biển báo 127).
- Biển 421 : có hiệu lực không áp dụng các quy định lưu thông trong KDC sau biển báo --> trong đó có cả quy định về tốc độ cần giới hạn trong khu vực --> là biển báo hết các quy định giới hạn đã áp dụng trong KDC.
=> Nếu xét về phạm vi hiệu lực tác dụng thì biển 420 có hiệu lực rộng hơn biển 127.

3. Theo điều 27.5 QC 41 thì biển 127 chỉ có hiệu lực đến giao lộ kế tiếp hay tới biển báo hết giới hạn tốc độ (134) hay tới biển báo hết tất cả giới hạn (135) --> như vậy biển báo 127 chỉ hết hiệu lực như điều 27.5 chứ không có trường hợp áp dụng khác, theo em là không phải như vậy vì :
- Cũng theo QC thì bản thân nội dung biển 127 đã quy định biển 127 có giá trị hiệu lực ngay sau biển --> khi biển 127 có hiệu lực sẽ hủy hiệu lực về tốc độ đã được áp dụng trước biển (không phân biệt có biển báo 127 trước hay không) --> biển 127 trước sẽ tự hết hiệu lực khi gặp biển 127 sau và không cần có biển 134, 135.
- Biển 420 là biển báo có quy định giới hạn tốc độ --> biển 127 sẽ hết hiệu lực khi gặp biển báo 420 mà không cần có biển 134, 135.
- Thực tế trong lắp đặt biển báo 127 đã chứng minh : tốc độ theo biển 127 (60km/h) đặt trước sẽ hết hiệu lực khi gặp biển 127 kế tiếp (40km/h) hay tốc độ lưu thông theo biển 127 (60km/h) sẽ hết hiệu lực khi gặp biển 127 (80km/h), biển 127 (70km/h) sẽ hết hiệu lực khi gặp biển 420, ... mà không cần có biển 134, 135.
=> biển 127 sẽ hết hiệu lực khi gặp biển báo giới hạn tốc độ khác chứ không chỉ giới hạn áp dụng trong điều 27.5.

4. Biển 134, 135 về bản chất của biển báo có tính tương tự như biển 421 : báo hết hạn chế tốc độ khu vực cần hạn chế.
==> như vậy hiệu lực biển báo 127 được áp dụng theo quy định cụ thể tại điều 27.5 đã nêu và đồng thời theo hiệu lực của các biển báo khác có giá trị tương đương --> trong trường hợp này biển 127 (50km/h) hết hiệu lực khi có biển 421.


Trường hợp này, bác phải tuân theo tốc độ biển 420 như em giải thích ở phần trên.

Ngay trong Qui chuẩn 41 - 2012 đã định nghĩa rất rõ Biển báo cấm là phải "tuyệt đối tuân theo", còn biển chỉ dẫn chỉ để " ...biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác" mà hoàn toàn không bắt buột tuân theo, như vậy biển cấm được ngầm hiểu là có hiệu lực cao hơn biển chỉ dẫn
May là QC 2015 đã sửa sai đưa các biển 420, 421 này cùng 403, 404, 411,412...vào cùng nhóm biển hiệu lệnh bắt buột phải chấp hành, rất hợp lý.
 
Hạng D
7/4/11
1.957
2.021
113
nếu tính kiểu này xem được không nhỉ?
420 vào đô thì, và quy định tốc độ chung theo quy định mới tức 50 hoặc 60 tùy địa phương
bây giờ tui cắm thêm cái 127 vì đường địa phương tui không đủ chuẩn chạy như thông tư mới, chơi ngay 1 cái bảng 127 50km/h,thì bắt buộc người ta phải chạy 50 thôi. còn địa phương nào giàu đường đẹp thì cho cao hơn chuẩn 420, như 120 140 hoặc 180 freeway gì đó cũng được
vậy thì theo cách suy nghỉ này thì biển 127 sẽ hết hiệu lực khi gặp 421, vì tui ra khỏi địa phương ông rồi,cái biển 127 giữa 420 và 421 coi như mất tác dụng, sau 421 chơi theo quy định mới 90, nếu ko có 127
hay là ông chú việt teo bị bắn rụng ngay khoảng cách mười mấy mét giữa 2 bảng ấy nhỉ?
 
  • Like
Reactions: nta139
Hạng D
18/9/11
1.820
114
63
45
Sẵn đây cho em hỏi tí:
QL13 qua Bình Dương hay đại lộ Bình Dương trước kia cho 80km/h, 2 lanes chạy suốt tuyến mà không có biển khu đông dân cư, giờ vẫn cho chạy tới 90km/h mà có vài chỗ để bảng khu đông dân cư nhưng không cắm bất kỳ bảng giới hạn tốc độ nào. Toàn tuyến này chỉ có mấy cái bảng to đùng hướng dẫn tốc độ 90km/h với mấy cái bảng vuông phân làn xe. Vậy là bây giờ gặp bảng khu đông dân cư em phải chạy 60km/h hay vít luôn 90km/h suốt tuyến.
Theo thói quen em vẫn đều đều 80km/h cả 2 lanes. Tới giờ vẫn chưa bị vịn, nhưng vẫn áy náy là có cần phải tuân theo bảng khu đông dân cư mới hay là như trước kia.
Có bác nào rành khúc này trả lời cho em mở mang với chứ bữa giờ áy náy quá. Bác @Puma có ý kiến gì không ạ.

Cám ơn các bác.
 
Hạng B2
26/1/15
189
335
63
52
Nói túm lại, 1 thằng đi cắm biển báo, 1 thằng đi phạt. Đánh đố người tham gia giao thông !!!???
Ai bao che hay bao biện cho việc này, tôi xem là Ngu dân. Rất nhiều biển báo bất cập, thể hiện sự ngu dốt !!! Mà vẫn trơ trơ cùng tuế nguyệt !
Để mấy thằng nít ranh cầm gậy ra đường chỉ mặt cha, chú nó, chặn lại ăn tiền.