Vậy kiện các trạm cân lưu động, xe cân vàng của Tổng cục đường bộ cấp cho các Sở GTVT....đi bác
, vì các lực lượng chức năng: CSGT, TTGT đều căn cứ vào phiếu cân đó để phạt đấy.
Khi có hành vi quá tải xe (quá tải hàng CC cho phép), các đối tượng sau đây sẽ bị phạt:
- Tài xế điều khiển.
- Chủ xe (đơn vị kinh doanh vận tải).
- Người (đơn vị xếp hàng lên xe quá tải).
Điều 28 chỉ
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, trong đó có hành vi xếp hàng lên xe quá tải .... không liên quan gì đến quá tải cầu, đường nhé bác.
Càng lúc thấy bác càng hiểu và vận dụng Luật...... có vấn đề.
Nói thật nhé, hình như bác đọc thông tư, nghị định mà không hiểu nội dung .
Thông tư 46/2015
QUY ĐỊNH VỀ TẢI TRỌNG, KHỔ GIỚI HẠN CỦA ĐƯỜNG BỘ; LƯU HÀNH XE QUÁ TẢI TRỌNG, XE QUÁ KHỔ GIỚI HẠN, XE BÁNH XÍCH TRÊN ĐƯỜNG BỘ; VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG, SIÊU TRỌNG; GIỚI HẠN XẾP HÀNG HÓA TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ
Trong đó mình đã trích dẫn
Chương V
GIỚI HẠN XẾP HÀNG HÓA TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ
Điều 15. Giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ
- Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này …
Tại sao phải có quy định giới hạn về xếp hàng hóa trên phương tiện GTĐB
khi tham gia giao thông, nhắc lại tham gia giao thông tức là có thể đang di chuyển trên đường chứ không chỉ là đang đậu xe để xếp hàng.
Và tại sao lại có quy định xếp hàng hóa theo TT này? Là do các đường đạt chuẩn thì không cần có biển báo giới hạn trọng tải cho phép và xe tham gia giao thông chỉ cần đạt quy định xếp hàng hóa trên xe đúng theo quy định của thông tư 46/2015 này là đã đảm bảo an toàn và trọng tải từng trục, từng cụm trục, tổng trọng lượng xe đã được tính toán cụ thể theo các điều 16, điều 17 của TT 46 này, cho nên khi xe đăng kiểm và đạt đúng quy định theo TT 46 sẽ được tham gia GT trên các đường không có biển P115, P116.
Như vậy khi tham gia giao thông nếu bị kiểm tra cân mà tải trọng từng trục từng cụm trục ….vượt quá số trong giấy đăng kiểm (cũng là số quy định theo thông tư 46/2015 này) thì sẽ bị phạt theo điều 28, và mức phạt sẽ tùy số trọng tải vượt bao nhiêu %.
Điều 28 xử phạt các hành vi vi phạm về vận tải đường bộ, mà việc xếp hàng hóa trên xe quá tải trọng cho phép cũng là một hình thức vi phạm về vận tải đường bộ.cũng như vi phạm quá tải cầu đường.
Nếu không đồng ý thì bác cho thử một ví dụ cụ thể nào sẽ bị phạt theo điều 28 xem?
Còn điều 33 phạt lỗi điều khiển xe mà
tổng trọng lượng của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường. Mà tải trọng cho phép của cầu đường chỉ thể hiện trên biển P115 hoặc P116 mà người TGGT có thể thấy để không vi phạm
điều khiển xe đi vào đường, cầu có biển này.
Điều 33 này phạt cả ô tô chở khách, vậy dựa vào quy định nào để biết ô tô chở khách vượt hay không vượt tải trọng cho phép, chắc chắn là chỉ khi có biển P115.