Thôi lạy thánh phán rồi.Cái này thuộc về nhận thức chung rồi, bác phải đọc và suy ngẫm rất nhiều thì mới hiểu được. Bất kỳ văn bản pháp luật nào cũng có những quy định chung, dưới nó là các quy định cụ thể. Ví dụ Hiến pháp quy định người dân có quyền tự do đi lại, không có nghĩa là bác muốn đi vào chỗ nào cũng được bác nhé, đừng hiểu vấn đề một cách lơ mơ như vậy.
Nói thêm về nghĩa của từ "chỉ dẫn", ở đây nó là danh từ chỉ những hướng dẫn cách làm hoặc thực hiện một điều gì đó. Bác hiểu một cách hời hợt mọi vẫn đề nên nghĩ rằng "chỉ dẫn" chỉ có ở trên "Biển chỉ dẫn", đó là một cách hiểu ngu ngơ. Mọi quy định trong giao thông đường bộ đều có thể hiểu là "chỉ dẫn", chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết cách đi sao cho an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến người khác... Trong đó có những chỉ dẫn mang tính bắt buộc (chỉ dẫn điều phải làm theo), có những chỉ dẫn mang tính cấm thực hiện (chỉ dẫn điều không được làm), có những chỉ dẫn mang tính thông báo (chỉ dẫn thông tin có ích), cảnh báo...
Còn nói về những cái biển bác mang ra làm ví dụ, nó lại là 1 ví dụ nữa về cái "biết 1 mà không biết 2" của bác: Tất cả các biển chỉ dẫn đều cung cấp thông tin cần biết, còn biết rồi thì ứng xử thế nào thì đã có các quy định liên quan. Ví dụ, gặp biển báo khu đông dân cư (hiện nay nó bị đưa vào nhóm biển hiệu lệnh, mặc dù nó là biển hình chữ nhật nền xanh, hình thức như biển chỉ dẫn) thì phải chấp hành cái gì? Cái biển này chỉ cung cấp thông tin để biết, còn điều phải chấp hành là các quy định trong các văn bản pháp luật liên quan, ví dụ không được đi quá 50/60km/h (thông tư 31/2019/TT-BGTVT); không được bật đèn chiếu xa, không bấm còi hơi...
Stop nhé