Mỗi người một quan điểm! Mình cảm nhận nền kinh tế VN chưa hẳn đã phát triển mạnh. Giá dầu sụt giảm nhiều năm, trữ lượng dầu cũng giảm dần, nợ nước ngoài thì ngày càng tăng, thuế nhập khẩu ngày càng thất thu do hội nhập sâu, nhiều công ty nhà nước hái ra tiền cũng phải bán lấy ngoại tệ(vinamik,sabeco...),lãi suất ngân hàng ngày càng tăng,rất nhiều dự án giao thông lớn,cấp bách ở HCM không có tiền làm ...
Thực ra người ta có vẻ đề cao thái quá GDP Việt Nam cứ phải nhờ cậy vào dầu thô , hay mấy con bò vừa bú vừa cho sữa đó. Đồng thời hồi nào tới giờ những cái bạn hiền vừa liệt kê ra toàn là những con bò non bú sữa mẹ. Những doanh nghiệp nhà nước đó phần lớn có tất cả những điều kiện mà tư nhân thèm rỏ dãi :
- Độc quyền trong phân phối nếu là nhà nhập khẩu.
- Ưu đãi trong nhập khẩu , nếu làm dịch vụ.
- Ưu đãi trong thuế suất hàng bán , nguyên vật liệu, vận tải , kho bãi nếu là doanh nghiệp sản xuất.
- Ưu đãi trong thủ tục hành chánh , mời thầu , bỏ thầu , nếu là doanh nghiệp tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Ưu đãi trong việc chọn lựa các mặt hàng cơ yếu trong lãnh vực ăn nên làm ra nhất của hàng tiêu dùng = Bia , rượu , thuốc lá , dệt may , da giầy, xuất bản..vv
Còn rất rất nhiều những thứ mà DNTN ( tư nhân ) chỉ ước ao và đứng nhìn. Vậy mà còn không lãi nữa thì chỉ có nước đem bỏ vô " lò " là đúng bài. Và có thể nói rằng , hoạt động dưới điều kiện " khắc nghiệt " bậc nhất thế giới như vậy mà vẫn tồn tại , thì những DNTN nầy họ xứng đáng là những tay kinh doanh cự phách ,mới thực sự là rường cột của kinh tế quốc gia. Bây giờ nhìn đi nhìn lại ngoài những con Bò bự đã bán hết rồi. Giờ không có đám đó , nếu thật sự có cạnh tranh thương mại công bằng ( trong mơ) thì khối DNTN hay tệ hơn là lũ Cổ phần hóa 100% còn lại vẫn đủ sức vực dậy nền kinh tế, nếu mọi người quyền được chơi đúng luật.
Ngành dệt may thực sự mà nói thì họ chính là tổ chức kinh doanh cũng mang lại lợi nhuận lớn nhất nếu không nói là hiệu quả nhất. Một thứ thương mại đổi kỹ năng và sức lao động = tiền usd. Nó khác hẳn với mô hình đào " vàng " sau nhà đem bán như dầu mỏ. Nếu những mô hình tương tự như dệt may được phát triển , lực lượng lao động Việt Nam dư sức vực dậy nền kinh tế èo uộc luôn trông chờ FDI , 1 thứ chỉ có cái mã. Thực trạng bây giờ, bạ cái gì cũng nhăm nhăm đè ra lấy thuế , thì rõ ràng là đong lúa giống trong nhà thổi cơm, chuyện khánh kiệt chỉ là sớm hay muộn mà thôi.