Hạng B2
21/2/23
206
1
18
24
Tắc sữa là tình trạng thường gặp ở các sản phụ sau sinh với các biểu hiện như căng đau vú, nguy hiểm có thể dẫn đến sốt, áp-xe vú vô cùng nguy hiểm. Do đó, người mẹ nào cũng cần trang bị thêm cho mình kiến thức để phòng ngừa tắc sữa sau sinh.

Tắc tia sữa sau sinh có nguy hiểm không?​

Tắc tia sữa sau sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho mẹ:

  • Tắc tia sữa là tình trạng sữa không chảy ra ngoài hết, tồn đọng và vón cục, gây tắc ống dẫn sữa. Tình trạng này khiến sản phụ bị đau, căng tức ngực, thậm chí phát sốt.
  • Tắc tia sữa nếu không điều trị sớmcó thể biến chứng thành viêm tuyến vú, áp xe vú nguy hiểm, gây ít sữa, mất sữa ảnh hưởng đến việc con bằng sữa mẹ.
  • Nhiều trường hợp tắc tia sữa để lâu dẫn đến viêm xơ, hoại tử tuyến vú khi mủ bị vỡ và đi vào máu, có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến gan, thận rất nguy hiểm.

Cách phòng chống tắc tia sữa sau sinh hiệu quả cho mẹ​

Tắc tia sữa sau sinh không chỉ khiến mẹ khó chịu, đau đớn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Vì thế, cần phòng ngừa trước khi gặp phải tình trạng này. Mẹ hãy áp dụng các cách dưới đây:

Cho bé bú thường xuyên

Dù là sinh thường hay sinh mổ thì sau sinh mẹ cũng cố gắng cho bé bú sớm nhất có thể để kích thích sữa về. Đây là vấn đề rất quan trọng vì bé bú mẹ sớm sẽ bú được nguồn sữa non chất lượng và quý giá, tốt cho miễn dịch của trẻ.

Trong quá trình nuôi con, mẹ hãy cho bé bú thường xuyên để giúp lấy được hết lượng sữa mẹ sản xuất ra, không để sữa tồn đọng lại gây tắc tia sữa. Bé bú, mút liên tục sẽ giúp khai thông các tia sữa.

Thay đổi tư thế bú

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, hãy thay đổi thường xuyên các tư thế bú khác nhau. Cữ bú này mẹ cho bú một tư thế, cữ bú sau lại đổi tư thế khác để bé có thể mút được sữa từ nhiều tia sữa khác nhau. Nếu chỉ bú một tư thế thì chỉ có vài tia sữa được tác động mạnh, có những tia sữa bé không hút được sữa ra sẽ dẫn đến tắc.

Chườm ấm

Việc chườm ấm giúp khơi thông dòng chảy của sữa tốt hơn. Trước khi cho bé bú, mẹ hãy lấy khăn mềm, nhúng nước ấm rồi chườm quanh bầu ngực. Khi có biểu hiện căng tức ngực, chườm ấm cũng giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, giúp sữa chảy ra dễ dàng hơn để không bị tắc.

Không gây áp lực lên ngực

Trong thời kỳ cho con bú, mẹ hãy mặc những chiếc áo ngực thoải mái nhất, nếu có thể, mẹ không mặc áo ngực thì sẽ tốt hơn. Khi ngực được thông thoáng, thoải mái, k chịu áp lực thì sữa được sản xuất và lưu thông dễ dàng, không bị bít tắc.

Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý không nên nằm sấp khi ngủ hay thực hiện các hoạt động tác động trực tiếp lên ngực.

Hút sữa

Việc hút sữa là cách thông tắc sữa hiệu quả và cũng giúp sản xuất nhiều sữa mẹ hơn nếu duy trì hút sữa đúng cách, đều đặn.

Để tránh tắc tia sữa sau sinh, mẹ nên hút kiệt sữa sau khi bé bú để tránh việc sữa tồn đọng. Khi bầu ngực căng đầy sữa, nếu bé chưa bú mẹ thì mẹ hãy dùng máy hút sữa để hút hết sữa ra ngoài.

Massage ngực

Việc massage, xoa bóp bầu ngực giúp làm mềm, đánh tan các cục sữa đông để phòng ngừa tắc tia sữa. Mẹ hãy bắt đầu massage từ bầu vú rồi đi vào núm vú. Xoa bóp nhẹ nhàng, đều đặn giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn với tình trạng căng tức sữa và cũng giúp kích thích cơ thể sản xuất nhiều sữa hơn cho bé bú.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Có một số thực phẩm có khả năng giúp khơi thông dòng sữa, phòng ngừa tắc tia sữa. Mẹ có thể uống nước lá đinh lăng, nước lá bồ công anh, ăn lá bồ công anh luộc, canh lá bồ công anh với thịt xay… Đây đều là những thực phẩm có khả năng phòng ngừa và chữa tắc tia sữa hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn cho con bú, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Mẹ cần ăn uống đa dạng, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, canxi, DHA, vitamin, chất xơ, chất đạm… để giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe cũng như có nguồn sữa mẹ chất lượng. Nên kết hợp chế độ ăn khoa học với việc sử dụng các viên uống, vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu sau sinh để đảm bảo cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết nhé!

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ nắm được các cách phòng ngừa tắc tia sữa cho mẹ mới sinh, nhờ đó xử lý tốt vấn để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng sữa mẹ. Chúc mẹ phục hồi sau sinh thật tốt, bé đủ sữa và phát triển toàn diện!