Thảo Luận Chung Chân thắng và chân côn?

Hạng D
17/7/05
1.736
43
48
56
Sài gòn
RE: Chân thắng và chân côn?

Thầy với bà ! họ ngang nhiên chỉ những điều sai quấy như vậy cho học viên mà chẳng ngượng với chữ thầy ! Bát nháo quá .

Các Pác đừng có chửi thầy nhé,

Em thử hỏi các pác nếu các pác là thầy, thì bài học đầu tiên với học viên mới tập lái là đạp côn trước rồi đạp thắng sau không?]
Thứ 2 là các pác có biết các trường ở Thành phố chủ yếu là đi đường thành phố, tốc độ có 20-30km/h thì "đạp côn trước rồi đạp thắng sau" có gì là sai...đối với học viên mới tập lái..

Cái không hợp lý ở các trường ở Thành phố là ít cho học sinh đi đường trường (thậm chí không có), cho nên nhiều khi bỏ qua việc dạy học sinh các thao tác khi đi đường trường trong đó có việc phanh và côn...
 
Tập Lái
22/7/05
40
0
0
RE: Chân thắng và chân côn?

Thầy em dạy như sau:

1- Nếu đi tốc độ tương đối cao >40km/h khi cần giảm thì đạp phanh trước, khi nào xe chậm hẳn thì đạp côn.

2- Khi đi chậm <25km/h thì khi muốn giảm cần đạp côn trước đồng thời rà phanh ngay.

3- Lên cầu cần lấy đà từ xa, lên cầu số nào thì xuống dốc cầu số đó

Hy vọng là đúng phải không các bác.
 
Hạng D
17/7/05
1.736
43
48
56
Sài gòn
RE: Chân thắng và chân côn?

Em thấy mấy bác tài đường trường có mấy "mẹo" rất hay, ví dụ: để tránh việc đạp thắng để giảm tốc độ khi chạy lên cầu (tránh bị sốc) - các bác ấy lấy trớn từ xa, sau đó trả về số 0 - thả trớn trôi từ từ để leo lên dốc, sau đó vào lại số 3 rồi tăng ga => xe chạy khá êm và mướt.

Bác ấy bảo chạy kiểu này tốt cho xe, đỡ mệt chân thắng và cũng đỡ... hao xăng! Có đúng không ạ?

Pác đang học lái thì nên học những kiến thức cơ bản đã, chưa nên học theo một số mẹo của mấy Pác tài già...
Còn việc trả về số mo để lên dốc thì em cũng chưa làm bao giờ...:D Chắc chỉ thực hiện được lúc đi đường trường thui...
 
Hạng B1
17/2/06
70
2
0
53
RE: Chân thắng và chân côn?

Em thấy thầy dậy bác như vậy là thầy nghiêm chỉnh và chính xác đấy, hồi em đi học lái xe (năm 2003) gần như chẳng đc chỉ bảo gì cả, chỉ khi nào đến thi thì gọi thui hic... Về sau đi đc xe là do mình tự tích lũy kinh nghiệm cũng như học hỏi bạn bè.
Khi đi xe quen rồi thì gần như ko dùng đến chân côn, chỉ dùng khi ra vào số thôi các bác nhỉ ;)

Trích đoạn: songnguyen

Trích đọan: Snowhite
Có bác nào học ở Hoàng Gia cũng được chỉ dạy như em về vụ này không? Híc híc...
Em cũng học bên Hòang Gia đây bác, lấy bằng tháng 6/2005. Trước khi ngồi lên xe tập lái thầy cũng chỉ em như vậy sau này em mới nghiệm ra rằng vì các bác mới tập lái hay nhầm chân phanh và ga, những lúc muốn phanh lại cứ nhấn chân ga, nếu không cắt côn trước thì rất tai hại. Nói như bác SUV67 rất đúng, vì khi tập lái tốc độ chậm, đi số hai là chủ yếu, nên bác không cắt côn trước khi phanh thì sẽ tắt máy, hơn nữa tránh được xe chồm lên khi nhấn nhầm ga. Nhưng đến khi em học chạy đường trường thì thầy chỉ khác. Lúc này đi tốc độ khỏang 40-50km/h nên thầy dạy là khi giảm tốc độ, thả ga phải đưa chân qua phanh liền mặc dù chưa cần phanh để tạo thói quen, còn chân côn vẫn giữ nguyên, khi nào về số thì mới dùng đến. Đó là những gì em học ở Hòang Gia đấy bác.
 
Hạng D
7/1/06
2.258
50
38
hamburger hill
RE: Chân thắng và chân côn?

Trích đoạn: Snowhite
Em thấy mấy bác tài đường trường có mấy "mẹo" rất hay, ví dụ: để tránh việc đạp thắng để giảm tốc độ khi chạy lên cầu (tránh bị sốc) - các bác ấy lấy trớn từ xa, sau đó trả về số 0 - thả trớn trôi từ từ để leo lên dốc, sau đó vào lại số 3 rồi tăng ga => xe chạy khá êm và mướt.
Hoàn toàn tuyệt đối KHÔNG BAO GIỜ được về N khi đang chạy !!!
Nếu muốn làm như bác tài đó, nên mần như sau :
- Đường tốt,vắng,ban ngày,không mưa.
- Lấy trớn từ xa (nếu đang quất 120, khỏi cần đạp thêm) => buông ga => tới chân dốc => rà thắng => đạp côn + về số 3, hoặc 2, nếu dốc đứng,chở nặng. Miễn đừng để xe chúi nhủi, hại đủ thứ ; hoặc làm khách ói mửa trên xe. Lưu ý : bà bầu, nếu bị sốc, có thể hư thai, hoặc sinh non, bác tha hồ mà...bồi thường !
- Nếu canh không đúng, xe sẽ mất đà, chậm hơn ý muốn trước khi tới chân dốc, mắc công nhịp tí ga.
- Gặp cầu ngắn, dốc ngắn, cũng mần như vậy, nhưng khỏi cần về số 3, để số 5 luôn cũng được : tới chân dốc => đạp côn => xe chạy trớn lên giữa cầu => khi xuống dốc => lợi dụng dốc xuống, buông côn,đạp ga đi tiếp. Chỉ khi nào lên giữa cầu, mà tốc độ còn 45 - 50, thì phải về số 4, hoặc 3, tùy bác.
Nhưng bác phải nhớ : mấy vụ này chỉ áp dụng được khi có đủ các điều kiện nêu trên. Nhiều khi phải nối đuôi xe khác, hoặc xe mình chở nặng ; mưa gió mịt mù ; ban đêm, ứ xài trò này được đâu. Đường miền núi, còn chán hơn : vừa ló ra khỏi cua, gặp ngay cái dốc dựng đứng ngay mũi xe ; hoặc đổ xuống sâu hút, hổng thấy đáy :D Hoặc vừa lên cầu ngon ơ, nhưng dốc xuống, có khi ngoặt 90 độ, eo ơi ! Nên nếu không quan sát được từ xa, cứ việc tà tà 60, cho phẻ :D
Vụ thao tác côn - thắng : các bác trên đây đã nói đầy đủ cả rồi. Bác cứ thế mà mần.
@ bác Đề : tại bác ở bển miệt mài, nên hổng biết : xứ VN yêu vấu của chúng ta, hổng có Thầy, Bà (và các quan Lợn) nào mà thiếu trình độ cả đâu, bác ơi ! Muốn được việc ? Có quyền "chạy" các kiểu, có ba-rem đàng goàng, miễn trả giá :D
 
Hạng F
13/1/06
13.891
35.975
113
RE: Chân thắng và chân côn?

Các bác có nhiều kinh nghiệm hay, và em nhất trí việc nắm chắc lý thuyết cơ bản để thực hành trước, và từ đó ra thực tế, học hỏi người lâu năm, trên 4R mà tích lũy kinh nghiệm cho mình thôi.
Khi em chạy tải, có phần nào nặng nề...cũng từ thực tế mà thế:
- Không nhất thiết leo dốc số nào xuống số ấy: Nếu điều kiện an toàn về đường, dốc thẳng, tải trọng xe...Có thể tăng thêm 1 số, ngược lại dốc cao quanh co...có khi phải giảm thêm 1 số so lúc lên (trừ khi lên bằng số 1), tăng cường hệ thống hãm động cơ (khi sử dụng hệ thống này thì không đạp ga nữa).
- Vì tiết kiệm nhiên liệu, nếu đủ yếu tố như ý bác Fẹt, em lấy trớn, gở số, xe trườn nhẹ nhàng, khi gần hết trớn, thì tuỳ tốc độ vào số phù hợp, tăng ga tới luôn...Nhưng hổng dám chạy kiểu này khi xuống dốc dù dốc thấp. Vì cần kịp dồn số rất hại máy, và dồn không xong, gặp khi thêm thắng có vấn đề là...tèo.
- Vào cua không ngoặt lắm, xe không nặng, tốc độ vừa phải, để nhẹ xe, em cắt côn, khi xong 2/3 cua, nhớm côn tăng ga chạy tiếp, nhẹ nhàng cho xe, và đở hao.
Em chạy thế, hổng biết có trật chỗ nào các bác giúp thêm. Chạy xe con thì nhẹ nhàng không áy gì kiểu ấy.
 
Hạng D
7/1/06
2.258
50
38
hamburger hill
RE: Chân thắng và chân côn?

@ bác Phantan : trật thì hổng trật, nhưng còn thiếu : còn tùy bác lái xe, hay heineken nó lái dùm bác :D
 
Tập Lái
27/12/05
41
0
6
Visit Site
RE: Chân thắng và chân côn?

Trích đoạn: Snowhite

Lúc còn học lái xe (trường Hoàng Gia - đường NTT), em có học qua 3 ông thầy - và cả 3 ông đều dạy rằng: trước khi đạp thắng thì phải đạp sâu chân côn, sau đó mới được đạp thắng.

Tuy nhiên, vừa rồi em về quê - ngồi cạnh bác tài thì thấy bác ấy chỉ đạp thắng chứ không có đạp côn. Em hỏi thì bác ấy bảo chỉ cần đạp thắng là được rồi, đạp thêm chân côn thì chỉ có nước tông vào xe khác.

Em hơi bối rối về vụ này, các bác OS chỉ dạy thêm cho em với.

PS: Lúc tập lái, thầy ngồi bên cạnh cũng toàn đạp thắng, ko thấy đạp chân côn. :(

Em ý kiến 1 cái, nãy giờ ngồi nghĩ mãi, 2 năm nay e toàn đi sô tự động, nên cũng quên mất phần nào!
Tuy nhiên trước kia, chưa bao giò e đạp phanh mà khong đạp côn cả! Đơn giản là phản xạ tự nhiên, lúc nào cũng đinh ninh trong đầu là phải làm như thế!
EM thấy rằng nếu đạp chân phanh mà không đạp côn, thì sẽ chết máy, xe sẽ mất phanh (bó cứng). Thông thường khi gặp trường hợp nguy hiểm, cái đầu tiên là phải có phản xạ ngay lập tức, các bác sẽ không có thời gian để nghĩ xem là mình nên đạp côn và phanh, hay là chỉ đạp phanh thôi?
Em bao giờ cũng là: Căng hết người, đạp cả côn và phanh, nếu không ăn lắm thì nhá lại phanh và kéo phanh tay
 
Hạng D
4/10/05
4.881
42
48
54
Gò Té
RE: Chân thắng và chân côn?

Đã nói rồi mà bác Tốc hành Phương Đông, khi tốc độ cao muốn thắng thì không cần đạp côn để cho động cơ nó hãm bớt tốc độ lại, đến khi tốc độ chậm lại rồi bác mới đạp côn để khỏi sợ tắt máy. Khi nào bác thử chạy lại xe MT coi có tắt máy không.[8D]
 
Hạng B2
5/7/05
293
1
0
76
otosaigon.com
RE: Chân thắng và chân côn?

Sử dụng chân côn <-> chân thắng trên đường trường và trong thành phố nhiều khi ngược nhau.
Chạy trong thành phố nhiều ra đường trường hay bị nhầm vì thói quen. Bác nào mới chạy chú ý kẻo hại xe mà lại nguy hiểm nữa.