Hạng D
15/2/08
1.552
65
48
54
cowardsp nói:
nói đến A 10 thì phải nhắc đến Apache.

@thanhmap: A 10 củng bay êm lém, bay đến mình rùi mà còn ko hay. nhiều khi chết ko biết vì sao

Địa hình đồi núi xài Apache chưa chắc thích hợp vì còn ảnh hưởng bởi độ cao

Đọc máy bài về A10 thì đa số là khen nhưng cũng ko ít người chê bác ạh. Bộ binh bồ kết em này lắm, nhưng mà người khác thì lại sợ nó đụng đúng đối thủ thì tèo, như em tunguska hoặc missle TOR, toàn model cũng máy chục tuổi rồi. Trận Irac tại vì tank Irac ko được trang bị cỡ này chứ có thì chắc mấy em A10 cũng rụng như sung bác ạ vì đặc điểm của máy bay tấn công hỗ trợ bộ binh là tầm thấp, tốc độ ko cao nữa. Chưa kể nếu oánh trong rừng núi thì mấy tank này sẽ được nguỵ trang và giấu kỹ để ko bị thiệt hại trong đợt không kích dọn đường lần đầu của đám F hay B bay cao, rồi đợi khi bộ binh vô cùng quân lực hỗ trợ vô thì hốt chắc cũng được vài con cá mập là ít.
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
@ IMC : làm gì mà ghét Obama dữ dzậy
21.gif

Nghe đồn Bộ đội ta mới tậu thêm hai ba chục cái Su-27 hay Su-30 gì đó ?
Mấy ku này k có vòi air-refuelling, Bộ đội VN cũng k có cây xăng trên trời thì làm sao bay ra đảo xa được

Coi thiên hạ cho đỡ ghiền
kc135.jpg


24.gif
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
sinhviengià nói:
Không lực Thụy Điển với chiếc Gripen nội địa.

800px-Saab_JAS_39_Gripen_Czech_Air_Force.jpg


Gripen là loại máy bay thế hệ 4++
Năm 1978, chính phủ Thụy Điển quyết định trang bị cho không quân nước này các máy bay thế hệ thứ tư hiện đại, có thể sánh ngang với F-16 mà Mỹ hoặc loại Mig-29 của Liên Xô.
Tháng 6/1982, nhiệm vụ chế tạo chiếc máy bay này chính thức được giao cho công ty hàng không quân sự SAAB, công ty Ericsson và tập đoàn Volvo. Chiếc máy bay mới được mang mã hiệu JAS-39, với JAS có nghĩa là phòng không (J), tấn công mặt đất (A) và tuần tiễu (S) theo tiếng Thụy Điển.
JAS-39 Gripen được thiết kế là một chiếc máy bay đa nhiệm hạng nhẹ một động cơ, với chiều dài 12 m và sải cánh 8 m, nhỏ hơn chiếc F-16 (dài 14,8 m, sải cánh 9,8 m). Nhẹ hơn F-16 gần hai tấn nên Gripen JAS-39 khi chỉ có thể mang tối đa 6 tấn nhiên liệu và vũ khí, trong khi, F-16 có thể mang tới 11 tấn.

Về tốc độ chiến đấu và tuần tiễu thì hai chiếc máy bay này tương tự nhau về thông số kỹ thuật khi Gripen chỉ được trang bị một động cơ Volvo RM-12 với khả năng hoạt động chưa thực sự ấn tượng.
Tuy nhiên máy bay đặc biệt khi có hệ htống backup dữ liệu và khi hệ thống động cơ bị thiệt hại. Nó giúp máy bay duy trì trong 9 phút. Đủ để tìm chỗ đáp trong tình trạng khẩn cấp.
800px-Gripen_ag1.jpg


Thiết bị điện tử trên Gripen là sản phẩm của các công ty điện tử hàng đầu châu Âu với radar tầm xa PS-05 do Ericsson sản xuất, có khả năng phát hiện, định vị, nhận dạng và tự động theo dõi nhiều mục tiêu cả trên không, trên biển hay mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết.

Nó cũng có thể dẫn đường cùng lúc cho bốn tên lửa không đối không tầm xa loại hiện đại nhất đang được trang bị cho NATO như AIM-120 AMRAAM, MBDA MICA tấn công bốn mục tiêu khác nhau.
Ngoài ra, hệ thống theo dõi hồng ngoại FLIR hay Saab IRortis IRST cũng cung cấp cho Gripen khả năng không chiến tầm gần mạnh mẽ. Hệ thống phân biệt bạn thù (IFF - Indentify Friend or Foe) TSC-2000 do Thales (Pháp) sản xuất khiến Gripen càng hiệu quả hơn trong những nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến.
Gripen hoàn toàn tương thích với các loại tên lửa đối khônng của phương Tây như AIM-120B AMRAAM, AIM-9L Sidewinder của Mỹ; MBDA MICA của Pháp hay RB-74 do Thụy Điển tự sản xuất.

Trong các nhiệm vụ tấn công trên mặt đất và trên biển, Gripen có thể sử dụng loại tên lửa chống hạm “nội địa” Saab RBS-15F với tầm bắn lên tới 250 km (tương đương với phiên bản tên lửa Harpoon hiện đại nhất của Mỹ và còn vượt hơn một chút so với tên lửa Kh-41 Moskit của Nga) hay tên lửa đối đất Taurus KEPD - sản phẩm hợp tác của Thụy Điển và Pháp có tầm bắn lên tới 350 km.

..........

Điểm mạnh nhất của JAS-39 Gripen là giá thành bảo trì rất thấp so với các máy bay cùng loại của Mỹ hay Nga. Điều này cho phép máy bay có độ tin cậy cao trong các cuộc chiến khi điều kiện bảo dưỡng khó khăn hơn rất nhiều so với ngày thường.
Không những thế, Gripen có thể cất cánh và hạ cánh trên những đường băng gồ ghề chỉ dài 800 m và rộng 9 m, rất thích hợp cho các tình huống khẩn cấp khi các sân bay bị đánh phá nặng nề.
Vì những khả năng ưu việt của mình nên mặc dù rất đắt tới 55 triệu USD, Gripen vẫn nhận được rất nhiều hợp đồng cung cấp. Cụ thể, khách hàng chính là không quân Thụy Điển đã ký hợp đồng mua 204 chiếc Gripen, trong đó có 28 chiếc loại hai chỗ ngồi. Khách hàng trong khối NATO là Hungari và Séc cũng đã mua mỗi nước 14 chiếc Gripen để thay thế loại Mig-21 cũ.

Ngay cả những quốc gia ở xa như Nam Phi hay Thái Lan cũng tỏ rõ sự quan tâm của mình tới chiếc máy bay này. Nam Phi ký hợp đồng mua 26 chiếc, giao hàng từ năm 2008 đến 2012 và Không quân Hoàng gia Thái Lan mua 6 chiếc, bắt đầu giao hàng từ năm 2011 để thay thế các biên đội F-5 do Mỹ trang bị hết hạn sử dụng.
800px-Gripen_3.jpg



800px-JAS_39_landing_at_Kecskem%C3%A9t_2007.JPG


Hệ thống ghế an toàn có thể hoạt động với nhiều tốc độ
up to speeds of 1150 km/h at low altitude and Mach 1.8 at high altitude
up to an altitude of 16 km
at zero altitude and zero speed
down to an altitude of 100 m during inverted flight
down to an altitude of 700 m during a vertical dive
during G loads between +6G and -3G
mbmk10ls.jpg
Bác SV già có phải nick Chain hồi 2005 k ?
Hình 1 : logo sau đuôi xưa kia là KQ Tiệp Khắc (vòng tròn chia 3 xanh trắng đỏ & chấm vàng ở giữa) sau này chia đôi Cộng hoà Séc (The Czech Republic) + Slovakia, chiếc Saab trong hình có lẽ là KQ Séc.

Còn logo 3 vương miện vàng trên nền xanh dương & viền vàng mới là KQ Thuỵ Điển (hình 2 + hình chót).

Saab Thuỵ Điển làm máy bay + xe hơi từ khá lâu đời.
Gì chứ buôn bán vũ khí lời lắm
21.gif
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
35.gif
35.gif


Saab 37 Viggen đời cô Lựu thế hệ thứ 3 (1960s - 1970s) :
[link]http://www.youtube.com/watch?v=11-osaKapEI[/link]

Sukhoi Su-22, QL 1A từ Phan rang đi Ba ngòi/Cam ranh, 03.00pm tháng 12-2008
su22prcrdec2008.jpg


su22prcrdec200800.jpg


Su-22 thân mình giống hệt Mig-21, kiếng buồng lái mở dựng đứng (Mig-21 kiếng này lật ngang) đặc biệt : Su-22 cánh xếp lại khi bay nhanh ("cánh cụp cánh xoè") nhỏ hơn F-111 chút.

"Cánh cụp cánh xoè" Liên xô còn có Sukhoi Su-24 bự hơn, 2 phi công, xem xem F-111 ; Tupolev Tu-160 ngang hàng B-1
033102comp_1_prv.gif


Harrier cất cánh bình thường có lẽ tiết kiệm xăng :
http://www.youtube.com/wa...cg&feature=related

... khác Mỹ : mẫu hạm Anh có phi đạo dốc ngược, không sử dụng hệ thống phóng như Mỹ :D
Vụ này Mỹ k can thiệp : R.Reagan chỉ đứng ngoài .... tiếp xăng dầu cho hạm đội của bà đầm thép M.Thatcher
36.gif

Mirage của Argentina đã đánh chìm 1 chiến hạm Anh bằng hoả tiển Exocet Pháp
 
Hạng F
9/3/06
6.465
4.129
113
Sì Gòn
nhân chuyện Nhật Bản và Trung Quốc đang nóng vì biển Hoa Đông, em chuyển qua máy bay Nhật tí xíu nha:
Đầu tiên là Mitsubishi F-2, được chế tạo dựa trên khuôn mẫu của F-16 của Lockheed Martin, với tầm bay 520 miles ~ 834 km, tốc độ tối đa March 2, giá 127 triệu USD mỗi chiếc. Số lượng được chế tạo là 94 + 4 chiếc mẫu. Mẫu này được giới thiệu vào năm 2000.

Model F-2A
800px-Mitsubishi_F-2_at_Guam_%28Cropped%29.jpg


f-2bia2.jpg



Tham khảo thêm ở link sau: http://en.wikipedia.org/wiki/Mitsubishi_F-2

Tiếp theo là Mitsubishi F-3, tuy nhiên em chưa tìm được hình ảnh chính thức:
Northrop_Mitsubishi_F3_F_36A_by_bagera3005.png


Ngoài ra còn một số loại khác như sau:

avt2_f1_1.jpg


avt2_f1_3.jpg


Máy bay chống tàu ngầm và tuần tra biển Kawasaki XP-1:
XP-1-6.jpg
 
Hạng D
8/9/08
1.827
63.985
113
TP. Hồ Chí Minh
Em đu theo với...

Máy bay chiến đấu F-2 của Tokyo có hai phiên bản là F-2A (một chỗ ngồi) và F-2B (hai chỗ ngồi). Cục phòng vệ Nhật Bản trước đây từng lên kế hoạch sản xuất và đưa vào trang bị tổng cộng 130 chiếc tiêm kích không trợ F-2 (trong đó có 83 chiếc F-2A và 17 chiếc F-2B) trước năm 2010. Tuy nhiên, đầu năm 2007 số lượng các chiến đấu cơ F-2 này đã bị rút xuống còn 94.
Tiêm kích chiến đấu F-2 được phát triển và chế tạo với sự chuyển giao kỹ thuật giữa các tập đoàn chế tạo của Nhật Bản và Mỹ theo một thoả thuận hợp tác ký kết giữa Washington và Tokyo. Phía Nhật bỏ ra 60 % chi phí trong khi đó Mỹ bỏ ra 40 %. Đây cũng là thoả thuận khá hợp lý giữa hai đồng minh chiến lược Nhật - Mỹ.


0000_1.jpg




Mỗi chiếc F-2 được trang bị một súng máy M61A1 Vulcan cỡ nòng 20 mm dưới cánh trái. Trên một chiếc F-2 có tất cả 13 mấu cứng để treo các loại vũ khí. Hệ thống treo giữ, quản lý vũ khí trên F-2 được tập đoàn Lockheed Martin nghiên cứu và cung cấp.

Trên thân của chiến đấu cơ F-2 được trang bị 2 hệ thống phóng ray Frazer Nash do Nippi cung cấp. Vũ khí tấn công của F-2 là tên lửa "không đối không" tầm trung Sparrow Raytheon AIM-7F/M, tên lửa tầm gần Raytheon AIM-9L và tên lửa AAM-3 do Mitsubishi nghiên cứu và chế tạo.


Ngoài ra, các máy bay chiến đấu F-2 được trang bị các loại tên lửa chống tàu ASM-1 và ASM-2. Hai loại tên lửa chống hạm trên đều do Mitsubishi nghiên cứu vào những năm 1980. Loại tên lửa này cũng đã từng được trang bị cho thế hệ chiến đấu cơ trước đó của Nhật Bản là tiêm kích cơ F-1.

F-2 cũng được trang bị các loại bom loại 500 lb, bom chùm CBU-87/B (đã bị cấm). Ngoài ra, mỗi chiếc F-2 khi tác chiến có thể mang theo một thùng dầu phụ với trọng lượng 4.400 kg. Tiêm kích không trợ F-2 sử dụng động cơ burbo quạt thổi F110-GE-129 của General Electric. Tốc độ tối đa có thể đạt được theo quy chuẩn hàng không là Mach 2.0.


2_14.jpg