Hạng F
22/10/09
8.170
31.662
113
Nghe nói Mỷ có kế hoạch tăng thrust của F 18 lên gấp đôi và range xa hơn 10% nữa. Ngoài ra chiềc Texan xài Turboprop làm huấn luyện nay được gắn thêm hoã tiển, bomb để tấn công như skyraider . Ly do của việc nâng cấp do Obama ko cho mua thêm F22 nên Boeing đành nâng cấp F 18
 
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
Các bác cứ yên tâm nhé![/H2] [/H2] Giai đoạn 2010-2013: Việt Nam là khách hàng lớn thứ hai mua vũ khí Nga[/H2] - Theo dự báo của TsAMTO, trong giai đoạn 2010-2013, Ấn Độ mua của Nga 15,16 tỷ USD vũ khí, tiếp theo là Việt Nam - 3 tỷ USD, Algeria - 2,53 tỷ USD và Trung Quốc - 1,032 tỷ USD.
HQ366.jpg

Hiện Ấn Độ vẫn là đối tác lớn nhất của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, ông Aleksandr Fomin, Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự (FSVTS) cho biết.

Theo ông, triển vọng hợp tác song phương tiếp theo được quy định bởi hiệp định liên chính phủ ký tháng 12.2009 về chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự giai đoạn 2011-2020.

Theo Trung tâm Phân tích mua bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga), Ấn Độ đã lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc về giá trị vũ khí Nga nhập khẩu vào năm 2007 (1,502 tỷ USD của Ấn Độ so với 1,356 tỷ USD của Trung Quốc).

Năm 2009, vũ khí Nga mà Ấn Độ nhập khẩu được ghi nhận TsAMTO ước tính là 1,784 tỷ USD so với 848 triệu USD của Trung Quốc.

Trong 3 năm gần đây, Ấn Độ chiếm vị trí đứng đầu trong số các khách hàng nhập khẩu vũ khí vào năm 2007, thứ hai vào năm 2008 với 1,366 tỷ USD (Algeria đứng đầu với 1,726 tỷ USD) và thứ hai năm 2009 với 1,784 tỷ USD (Algeria đứng đầu với 2,053 tỷ USD).

Trong tương lai gần, Ấn Độ là khách hàng lớn nhất mua vũ khí Nga, vượt xa các nước khác.

Số liệu của TsAMTO cho biết, đơn đặt hàng của Ấn Độ mua vũ khí Nga trong 4 năm tới (2010-2013) là 15,16 tỷ USD hay 54,4% tổng lượng đơn đặt hàng xuất khẩu vũ khí của Nga trong giai đoạn này.

Trong khi đó, giá trị các đơn đặt hàng của Việt Nam giai đoạn 2010-2013 chỉ là 3 tỷ USD, Algeria - 2,53 tỷ USD, Trung Quốc - 1,032 tỷ USD.

Tổng giá trị đơn đặt hàng xuất khẩu vũ khí Nga giai đoạn 2010-2013 tính đến nay là 27,88 tỷ USD.
[UL][*] Nguồn: Armstrade, 10.9.2010.
[/UL]
 
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
Tình hình căng quá,phải mua sắm để có cái mà chơi với mấy thằng não phẳng các bác ah![/H2] Hệ thống tên lửa hành trình Club-S cho các tàu ngầm Việt Nam [/H2] - Hệ thống tên lửa hành trình Club-S sẽ được trang bị cho 6 tàu ngầm điện-diessel Projekt 636 Varshavyanka (NATO gọi là lớp Kilo) mà Việt Nam đặt mua của Nga, hãng tin ITAR-TASS dẫn lời phát biểu của Giám đốc về kinh tế đối ngoại Tập đoàn Morinformsystema-AGAT Rotislav Atkov phát biểu tại Triển lãm hải quân quốc tế DIMDEX-2010.[/H2]
clubs-001.jpg
Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E/3M54E1 ClubS trang bị cho tàu ngầm Projekt 636M Kilo Theo ông Atkov, các hệ thống tên lửa họ Club đã được lắp hoặc dự định xuất khẩu cho Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria và Việt Nam để trang bị cho các tàu nổi và tàu ngầm. "Trong đó, 2 tàu ngầm Projekt 636 của Hải quân Algeria đã được trang bị hệ thống Club-S, 6 tàu ngầm cùng lớp mà Việt Nam đặt mua cũng được trang bị hệ thống này", - ông Atkov nói.

Danh mục ban đầu các hệ thống tên lửa họ Club gồm có các biến thể Club-N và Club-S dùng để trang bị tương ứng cho tàu nổi và tàu ngầm. "Hồi đó, Viện OKB Novator là nhà thầu chính, chúng tôi thì làm hệ thống điều khiển", - ông Atkov lưu ý. Sau đó, kể từ hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Club-M, "chúng tôi đã trở thành hãng thầu chính". "Bước phát triển tiếp theo của hệ thống này là hệ thống Club-K lắp trong contenơ mà chúng tôi lần đầu tiên trưng bày tại triển lãm ở khu vực này", - ông Atkov cho hay.

"Liên quan đến hệ thống Club-U thì đây thuần túy là hệ thống dành cho hải quân với 3 loại bệ phóng - nghiêng, nghiêng có cơ cấu nâng, và thẳng đứng", - Atkov nói. Đặc điểm này của hệ thống cho phép hạn chế tối đa những thay đổi về kết cấu các con tàu khi hiện đại hóa để trang bị Club. Biến thể UKSK của nó “chỉ dành riêng cho thị trường Ấn Độ, bởi vì biến thể này dự định sử dụng được cả tên lửa siêu âm BrahMos do Nga và Ấn Độ liên doanh chế tạo.
kilo-projekt636-001.jpg
Tàu ngầm Projekt 636 lớp Kilo (admship.ru)​
Ông Atkov cho rằng, "thị trường các quốc gia vùng vịnh Persique là rất triển vọng đối với các hệ thống Club. Theo đánh giá của ông, "quân đội các nước này sẽ quan tâm nhất đến các hệ thống Club-M và Club-K.

Club-M - là hệ thống tên lửa bờ biển cơ động đa năng, dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất. Một bệ phòng được lắp 6 tên lửa để trong contenơ chuyên chở kiêm ống phòng. Tầm bắn tùy theo loại tên lửa lửa là từ 15-275 km, trọng lượng phần chiến đấu từ 200-450 kg, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 5-10 m.
[UL][*]Nguồn: arms-expo, 30.3.2010 [/UL]
 
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
Các bác nhà giàu cứ trang bị nhiều máy bay,em chỉ cần trang bị khoảng 100 hệ thống nầy là đủ xài...F gì em cũng lượm hết![/H2] [/H2] Hệ thống tên lửa phòng không S-300P[/H2]
- Họ tên lửa phòng không S-300 được coi là một trong những hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới. Trên cơ sở hệ thống tên lửa phòng không S-300, Nga đã phát triển hệ thống tối tân S-400 có khả năng sử dụng cả các tên lửa mới lẫn các tên lửa của hệ S-300. Hiện có trong trang bị của Nga, Ukranie, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Slovakia, Hungaria, Bulgaria, Hy Lạp, Algeria, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.


s300p-001.jpg
S-300P​
Hệ thống tên lửa phòng không S-300P

Ký hiệu: S-300P. Tên gọi của NATO: SA-10 Grumble/SA-20 Gargoyle
Phân loại: Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung/xa
Các đặc điểm
- Phóng tên lửa thẳng đứng;
- Phóng 2 tên lửa vào 1 mục tiêu;
- Thời gian triển khai/thu hồi ngắn.
Lịch sử
Họ tên lửa phòng không S-300 được coi là một trong những hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới. Hệ thống này bắt đầu được phát triển trong thập niên 1960, khi quân đội Liên Xô yêu cầu chế tạo một hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung cơ động có khả năng bảo vệ không phận chống các cuộc tập kích ồ ạt của máy bay hiện đại sử dụng vũ khí có điều khiển.
Họ tên lửa phòng không S-300 do Viện TsKB Almaz phát triển để thay thế các hệ thống tên lửa phòng không thế hệ 1 S-75 (SA-2) trong biên chế bộ đội phòng không quốc gia Liên Xô nhằm trang bị cho các đơn vị phòng không một hệ thống tên lửa phòng không đa kênh cơ động, cho phép đối phó với các cuộc tập kích đường không ồ ạt.
Hệ thống được thử nghiệm trong thập niên 1970. Nhằm đánh lạc hướng đối phương, trong các tài liệu, hệ thống tên lửa phòng không mới được ghi tên là S-75М6, nghĩa là biến thể hiện đại hoá tiếp theo của hệ thống già nua đã bước vào trực chiến từ cuối thập niên 1950. Nhiệm vụ kỹ thuật yêu cầu phát triển 3 biến thể của hệ thống là S-300P dành cho phòng không, S-300V dành cho lục quân và S-300F để trang bị cho tàu chiến của hải quân.
Các hệ thống dành cho phòng không và hải quân chủ yếu nhằm đánh chặn máy bay và tên lửa hành trình, còn hệ thống dành cho lục quân phải có khả năng lớn trong việc đánh chặn tên lửa đường đạn để làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa.
Hiện nay, các hệ thống S-300 là nền tảng phòng không của Nga và lục quân Nga, cũng như đang được tiêu thụ tốt trên thị trường thế giới. Trên cơ sở hệ thống tên lửa phòng không S-300, Nga đã phát triển hệ thống tối tân S-400 có khả năng sử dụng cả các tên lửa mới lẫn các tên lửa của hệ S-300.
Hiện được trang bị cho bộ đội phòng không-không quân Nga (họ S-300P) và lục quân (họ S-300V).
Các hệ thống S-300PS và S-300PM được xuất khẩu với tên gọi S-300PMU và S-300PMU1/2.
Những thử nghiệm đầu tiên: Trong thập niên 1970.
Nhận vào trang bị: S-300PT: 1978; S-300PS: 1982; S-300PM: 1993.
Các nước sử dụng: Nga, Ukranie, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Slovakia, Hungaria, Bulgaria, Hy Lạp, Algeria, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.

s300p-02.jpg
RIAN, Infografika, Yevgeny Ivanov​
Tính năng kỹ-chiến thuật của S-30PM (với tên lửa 48N6)

Tầm bắn, km: 5-150;

Độ cao diệt mục tiêu: m: 10-27000;

Tốc độ mục tiêu: đến 1800 m/s (đến 2800 m/s khi bắn theo chỉ thị mục tiêu);

Số lượng tên lửa bám được, quả: đến 12;

Số lượng mục tiêu có thể bắn: đến 6;

Thời gian triển khai/thu hồi, phút: 5/5;

Số lượng tên lửa trong một hệ thống, quả: 48.

Tính năng kỹ-chiến thuật của tên lửa 48N6

Kích thước: chiều dài x đường kính, m: 7,5 x 0,519;

Trọng lượng, kg: 1800-1900;

Trọng lượng phần chiến đấu, kg: 145;

Tầm bắn, km: 150;

Tốc độ, m/s: đến 2100;

Quá tải, g: 25.

Nguồn: RIAN.
 
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
Nếu các bác còn ngại chưa đủ chơi,em xin mua thêm 100 hệ thống này.[/H2] [/H2] Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf[/H2] - S-400 Triumf, theo các chuyên gia quân sự Nga, là hệ thống TLPK tốt nhất từng được đưa vào trang bị. Tham mưu trưởng Không quân Nga Vadim Volkovitsky cho rằng, hiện trên thế giới không có hệ thống TLPK nào có tính năng kỹ thuật tốt hơn S-400. Về giá thành/hiệu quả, S-400 vượt trội 2,5 lần so với các hệ thống tương tự của Nga và nước ngoài hiện nay.


Hệ thống TLPK S-400 Triumf (NATO gọi là SA-21 Growler) dùng để tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu bay: máy bay (máy bay gây nhiễu, máy bay chỉ huy/báo động sớm kiểu AWACS, máy bay trinh sát, máy bay chiến lược, chiến thuật, kể cả máy bay tàng hình), máy bay không người lái, trực thăng, tên lửa hành trình (chiến thuật, chiến dịch-chiến thuật, tầm trung) có tầm đến 3500 km và tốc độ bay đến 4,8 km/s, các mục tiêu siêu vượt âm… ở cự ly đến 400 km (gấp đôi tầm bắn của hệ thống MIM-104 Patriot (Mỹ) và 2,5 lần tầm bắn của S-300PMU-2) và độ cao đến 30 km.

S-400 do TsKB Almaz phát triển dựa trên hệ thống TLPK S-300P nhưng có tính năng cao hơn nhiều, dùng để thực hiện các nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa phi chiến lược hiện nay. Được nhận vào trang bị ngày 28.4.2007. Khác biệt quan trọng của S-400 so với S-300 là các TLPK mới lắp đầu tự dẫn chủ động và tầm bắn xa hơn. S-400 có thể sử dụng để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa. S-400 có nhiều khả năng để cải tiến, nâng cấp.
s400-001.jpg
S-400 Triumf (RIAN. Aleksei Nikolsky)​
Một số nước đang xem xét khả năng xây dựng toàn bộ hệ thống phòng không hoàn toàn bằng các hệ thống TLPK của Nga như S-400, S-300, Buk và Tor, đại diện chính thức của tập đoàn Almaz-Antei Yurri Baikov cho hay tại triển lãm vũ khí DEFEXPO India 2010 tại Neww Dehli, Ấn Độ. Nhu cầu trên thị trường thế giới đối với các hệ thống TLPK tầm xa S-400 Triumf và S-300PMU-2 Favorit là rất lớn, nhiều nước cũng quan tâm đến các hệ thống TLPK Buk và Tor.
S-400 Triumf, theo các chuyên gia quân sự Nga, là hệ thống TLPK tốt nhất từng được đưa vào trang bị. Tham mưu trưởng Không quân Nga Vadim Volkovitsky cho rằng, hiện trên thế giới không có hệ thống TLPK nào có tính năng kỹ thuật tốt hơn S-400. Về giá thành/hiệu quả, S-400 vượt trội 2,5 lần so với các hệ thống tương tự của Nga và nước ngoài hiện nay.
Theo tổng công trình sư của tập đoàn Almaz-Antei Vladimir Kasparyants, S-400 có thể làm việc tự động, hầu như không có sự tham gia của con người. Hệ thống tự động phát hiện mục tiêu, xác định tọa độ, độ cao, hướng bay và lập tức cung cấp các tham số cơ bản cho trắc thủ. Còn trắc thủ thì chuyển thông tin cho tiểu đoàn trưởng để ra quyết định thực hiện các hành động tiếp theo.
s400-002.jpg
RIAN. Infografika. Stanislav Syretskikh​
2 hệ thống đầy đủ (2 tiểu đoàn) S-400 đã bước vào trực chiến tại căn cứ hệ thống liên hợp của Bộ Chỉ huy Phòng thủ vũ trụ, thành phố Elktrostal, ngoại ô Moskva.
Khi tiểu đoàn S-400 Triumf đầu tiên vào trực chiến ngày 6.8.2007. Khi đó, Igor Ashurbeily tuyên bố Almaz có thể sản xuất S-400 để xuất khẩu từ năm 2009. Tuy nhiên, mới đây, các nguồn tin Nga cho hay, hiện Nga chưa dự định xuất khẩu S-400. Thời gian tới, Triumf sẽ chỉ được cung cấp cho quân đội Nga.
Trong năm 2010, sẽ có thêm 5 tiểu đoàn S-400 được đưa vào trang bị cho quân đội Nga bổ sung cho 2 tiểu đoàn hiện có, tư lệnh Không quân Nga, Thượng tướng Aleksandr Zelin cho hay. Còn theo Tham mưu trưởng Không quân Nga, Trung tướng Vadim Volkovitsky, vào năm 2010, 2 trung đoàn phòng không sẽ được trang bị lại bằng S-400.
Phòng không Nga (thuộc Quân chủng Không quân) hiện triển khai hơn 30 trung đoàn trang bị S-300 và các đơn vị này sẽ dần được thay thế bằng S-400. Đến năm 2015, dự kiến đưa vào hoạt động 23 tiểu đoàn S-400.
Vào năm 2015, Nga sẽ hoàn thành chế tạo các loại vũ khí trang bị cho hệ thống phòng không-phòng thủ tên lửa thống nhất của Liên bang Nga, trong đó có hệ thống TLPK S-500, Tổng giám đốc Viện GSKB của tập đoàn Almaz-Antei Igorr Ashurbeily tiết lộ.
s400-003.jpg

Thành phần hệ thống

- Sở chỉ huy;
- Một số radar với chức năng khác nhau;
- Đến 8 hệ thống TLPK với tổng số đến 12 bệ phóng trong mỗi hệ thống;
- Các loại TLPK có điều khiển: 48N6E, 48N6E2, 9M96E, 9M96E2 và tên lửa tầm siêu xa 40N6E;
- Tổ hợp bảo đảm kỹ thuật của hệ thống.
Đặc điểm
- Hiệu quả sử dụng cao gấp 2 lần so với các hệ thống TLPK thế hệ trước;
- Là hệ thống TLPK duy nhất có thể sử dụng 5 loại tên lửa;
- Tất cả các quá trình hoạt động chiến đấu được tự động hóa: từ phát hiện mục tiêu cho đến đánh giá kết quả bắn;
- Xét về tính năng và khả năng chiến đấu, được liệt vào các phương tiện phòng không thế hệ 4+.

Tính năng của S-400

Bán kính tiêu diệt, km:
- mục tiêu khí động: 3-240
- mục tiêu đường đạn: 5-60
Độ cao tiêu diệt mục tiêu, km: đến 30
Tốc độ mục tiêu, m/s: đến 4800
Thời gian triển khai, phút: 5-10
Số lượng tên lửa trong 1 hệ thống, quả: đến 48, tổng cộng đến 384.
Tên lửa 9M96E2

Phần chiến đấu: tạo mảnh, trường sát thương có điều khiển, nặng 24 kg;
Cự ly tiêu diệt mục tiêu, km: 120;
Độ cao tiêu diệt mục tiêu, km: đến 30;
Thời gian chuẩn bị phóng, s: không quá 8;
Tuổi thọ sử dụng, năm: 15
Trọng lượng, kg: 420
s400-004.jpg
RIAN. Infografika. Stanislav Syretskikh​

[UL][*] Nguồn: RIAN.
[/UL]
 
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
Và lễ khởi công đã bắt đầu,không phải dự án treo đâu các bác nhé![/H2] [/H2] Việt Nam - một trong những khách hàng lớn nhất mua vũ khí hải quân Nga[/H2] - Trong khuôn khổ hiện đại hóa hải quân, Việt Nam đã trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của vũ khí trang bị hải quân Nga. Tổng giá trị các đơn đặt hàng vũ khí hải quân Nga của Việt Nam có thể sánh với các hợp đồng hiện đang thực hiện cho Hải quân Ấn Độ.

Ngày 24.8.10, tại hãng đóng tàu Admiralteiskye verfi, đã diễn ra lễ khởi công đóng tàu ngầm đầu tiên trong 6 chiếc lớp Kilo của Hải quân Việt Nam. Trước đó, frigate Gepard-3.9 thứ hai cũng đã được chuyển cho Hải quân Việt Nam.

Hiện nay, trong cơ cấu biên chế của Hải quân Việt Nam có sự mất cân đối do hạm đội tàu ngầm ít được chú ý hơn tàu nổi. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi vào tháng 5.2009, Việt Nam tuyên bố sắp ký với Nga hợp đồng mua 6 tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 Kilo do Admiralteiskye verfi đóng.

Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm Projekt 636 Kilo trị giá gần 2 tỷ USD. Ba tháng sau, hai bên đã bắt đầu đàm phán về việc xây dựng cơ sở trú đóng và hạ tầng cho hạm đội tàu ngầm Việt Nam. Chi phí cho chương trình này ước tính tương đương, thậm chí lớn hơn giá mua 6 tàu ngầm.

Đồng thời với việc xây dựng hạm đội tàu ngầm, Việt Nam đã bắt tay vào hiện đại hóa các tàu mặt nước chủ yếu, cũng như các loại tàu xuồng khác và hoạt động này cũng gắn với Nga.

Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk tháng 7.2007 đã bắt đầu thực hiện hợp đồng đóng 2 tàu frigate tàng hình Gepard-3.9 cho Hải quân Việt Nam ký hồi tháng 12.2006. Tàu đầu tiên được hạ thủy vào tháng 12.2009, tàu thứ hai - vào tháng 3.2010. Tàu đầu tiên được chuyển cho Việt Nam vào tháng 7.2010 và tàu thứ hai - vào ngày 23.8.2010.

Biến thể xuất khẩu của tàu tuần tiễu Gepard-3.9 được phát triển dựa trên bệ mang tàu Projekt 11661 và dùng để tìm kiếm, theo dõi và tác chiến chống tàu nổi, tàu ngầm, mục tiêu bay khi hoạt động độc lập hay trong đội hình biên đội, làm các nhiệm vụ hộ tống, tuần tra, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế.

Tàu Gepard hiện đại hóa dành cho Việt Nam được đóng theo công nghệ tàng hình, được trang bị hệ thống phòng không Palma-SU với hệ dẫn quang-điện tử mới và hệ thống tên lửa chống hạm Uran, ngoài ra dự kiến tàu còn được trang bị các trực thăng hạm tàu Ка-28.

Nga đang đàm phán với Việt Nam để đóng thêm 2 tàu Gepard-3.9. Trước đó có tin hợp đồng này dự định ký trong năm nay.

Mùa hè năm 2002, 2 tàu tuần tra Projekt 1041.2 Svetlyak mà Hải quân Việt Nam đặt hàng đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Almaz (St. Petersburg). Cả 2 tàu đã được bàn giao vào tháng 1.2003. Các tàu này được đóng theo hợp đồng mà Rosoboronoexport ký với phía Việt Nam vào tháng 11.2001. Tàu Svetlyak dùng để bảo vệ hải phận, các tuyến giao thông ven bờ và chống đánh cá trộm. Vũ khí trên tàu có 2 ụ pháo АК-306, 1 bệ phóng tên lửa phòng không Igla-1М.

Khi đó, Việt Nam cũng đã bày tỏ ý định tiếp tục chương trình đóng tiếp Svetlyak (10-12 chiếc). Chương trình này được tiếp tục vào năm 2009. Mùa hè năm 2009, hãng đóng tàu Almaz và Nhà máy sửa chữa tàu Vostochnaya Verf ở Vladivostok đã khởi đóng tổng cộng 4 tàu tuần tra Projekt 1041.2 Svetlyak (mỗi đơn vị đóng 2 tàu) theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Hãng Almaz dự định bàn giao 2 tàu vào năm 2010, còn thời hạn bàn giao 2 tàu do Vostochnaya Verf đóng chưa được thông báo.

Tháng 3.2010, Việt Nam đồng ý mua thêm 1 tàu Projekt 1041.2 Svetlyak.

Chương trình đóng tàu tên lửa Molnya cũng được tiếp tục. Trong thập kỷ 1990, Việt Nam đã nhận 4 tàu Projekt 1241RE Molnya trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Termit. Năm 1993, Việt Nam đã mua giấy phép đóng các tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Uran. 2 tàu lớp này đóng ở Nga đã được nhận vào trang bị của Hải quân Việt Nam. Hiện nay, hợp đồng đóng theo giấy phép 10 tàu tên lửa Molnya thực hiện trong giai đoạn đến năm 2016 đang được thực hiện.

Ngoài ra, Việt Nam đã chính thức đề nghị Nga hỗ trợ kỹ thuật để hợp tác thiết kế tàu tuần tra cao tốc có lượng giãn nước 100-400 tấn.

Việt Nam trong năm nay sẽ nhận các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P Bastion-P. Việt Nam là quốc gia đầu tiên đặt mua Bastion theo hợp đồng mua 2 hệ thống ký năm 2006.
[UL][*]Nguồn: Armstrade, 24.8.2010. [/UL]
 
Hạng F
22/10/09
8.170
31.662
113
bác Thang real ui, em xem cái specs trên ghi range của S 400 là 240 km, đâu thấy cái nào ghi là 400km đâu .co`n 400Km có thể là tầm bay xa của mục tiêu chăng?
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
grenade nói:
bác Thang real ui, em xem cái specs trên ghi range của S 400 là 240 km, đâu thấy cái nào ghi là 400km đâu .co`n 400Km có thể là tầm bay xa của mục tiêu chăng?
Phần tử quan trọng nhất của hệ thống TLPK S-300 chính là đài radar (quét 400km) nhiều chức năng với hệ thống anten mạng pha điều khiển vị trí cánh sóng quét không gian theo nguyên lý số (digital) đảm bảo quan sát không gian với tốc độ cao và cùng lúc bám sát nhiều mục tiêu (bám 120,khóa 100)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
21/10/08
3.652
73.576
113
Miền Không Xác Định
Bác Thang Real này lạc quan quá đấy. Công việc đầu tiên của chiến tranh hiện đại là người ta tiêu diệt ngay những thứ mà Bác giới thiệu. Thông số mà người Nga đưa ra chẳng ai kiểm chứng. Chưa hề có 1 thực tế nào chứng minh khả năng ghê gớm đó cả. Phần lớn người ta mua vì lý do chính trị hơn là kỹ thuật.
Người Ấn dạo này khá lên. Đang trong quá trình hiện đại hóa quân lực. Sau khi Mỹ bỏ cấm vận VK thì Ấn mua nhiều đồ chơi Phương Tây, những năm tới chắc chắn sẽ mua nhiều hơn đồ Nga vì chất lượng cao hơn hẳn. Tất nhiên mối quan hệ khăn khích Nga-Ân về quân sự là không thể giảm nhẹ.
 
Hạng B1
25/7/10
51
262
53
em chết cười với cha nội tướng lĩnh nga,nào là S400 tốt nhất từ trước tới nay so với các hệ thống của mỹ:D.S300 hay S400 đã từng chinh chiến qua chưa???toàn là PR ko à:D.