Hehe, công nhận các bác hay thiệt, đi từ máy bay qua đến súng bắn máy bay, rồi kéo luôn qua súng trường.
Theo em không thể so sánh đơn thuần AK/M16, B41/M72, T54/M41... và có kết luận là vũ khí Mỹ tệ hơn Liên Xô hoặc xa hơn là quân đội VNCH chịu nhiều thiệt thòi về trang bị.
Đơn giản là chiến tranh không phải như trò trẻ con chơi trận giả, đứng sau chiến trường là cả một bộ máy chính trị, khoa học, kinh tế để phân tích, đánh giá, chỉ đạo cuộc chiến. Trong chiến tranh, từ cấp lãnh đạo chiến lược cho đến chỉ huy, tác chiến chiến thuật phải tìm mọi cách tận dụng được thế mạnh của mình, khai thác được nhược điểm của đối phương.
Quân đội Nam Việt được xây dựng theo mô hình quân đội Mỹ, chủ yếu sử dụng sức mạnh hỏa lực phi pháo trấn áp đối phương. Quân đội có khả năng cơ động vượt trội, sử dụng "trực thăng vận", "thiết xa vận" để áp sát chớp nhoáng ngay sau khi đối thủ chưa kịp hoàn hồn khi bị ném bom hay pháo kích. Lúc đó bộ binh chỉ ung dung đi... đếm xác đối phương. Mô hình tác chiến kiểu này sẽ giảm thiểu thương vong cho người lính nhưng đòi hỏi các đơn vị trợ chiến, hậu cần trang bị rất mạnh, và chỉ có những nền kinh tế mạnh thật sự mới đảm đương nổi.
Ngược lại, quân Bắc Việt và Giải phóng xây dựng tập trung sức mạnh vào bộ binh, khả năng sử dụng cơ giới, hỏa lực mạnh rất hạn chế do hệ thống hậu cần lạc hậu, dựa vào sức người. Nếu chỉ so sánh về con số vũ khí được viện trợ, có thể thấy BV và QGP chủ yếu sử dụng súng bộ binh và pháo binh hạng nhẹ, trong khi NV được đầu tư phát triển không quân, vận tải cơ giới.
Và hình ảnh cụ thể hơn thường thấy trên chiến trường là một đơn vị quân giải phóng với trang bị AK hiện đại, có thể thêm vài khẩu trung liên, B41, ăn củ mì, da vàng, lách to vì số rét, sau khi hành quân chân đất hàng chục cây số sẽ được phi pháo chăm sóc cho nát nhừ, sau đó mới đến các anh lính VNCH đi trực thăng hoặc thiết xa, tay cầm M16 hoặc tệ lắm cũng Garant lạc hậu đến hỏi thăm sức khỏe. Dĩ nhiên bên cạnh vũ khí cá nhân thì xung quanh không thiếu các vũ khí cộng đồng từ đại liên cho đến đại bác đặt trên xe tăng, máy bay sẵn sàng yểm trợ.
Vậy nếu là các bác, các bác sẽ chọn làm lính bên nào? Dĩ nhiên nếu bỏ qua chuyện chính trị thì em thích làm lính Cộng hòa hơn.
So sánh tương quan về số lượng, quân đội VNCH có bộ máy quá cồng kềnh cao điểm có đến trên 800 ngàn quân, chưa kể hơn 500 ngàn quân Mỹ và đồng minh, trong khi phía BV và GP cao điểm chỉ có khoảng 600 ngàn.
Quân đội VNCH giai đoạn đầu đã trang bị chính quy, đối thủ của họ lúc đó ở trên rừng, đánh nhau bằng súng ngựa trời tự tạo, khá hơn là súng trường thuộc địa cổ lỗ đời 1902 "oảnh tầm sào". Lúc đó họ đã không thắng được thì càng về sau càng khó thắng. Như một lãnh đạo VNCH vào giai đoạn cuối của cuộc chiến đã ngậm ngùi, đại ý là như hai võ sĩ đánh nhau, sảy chân một cái là anh mạnh lại càng mạnh lên, anh yếu thì ngày càng yếu. Và cái sảy chân này không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là hệ quả của rất nhiều sai lầm trong việc xây dựng mô hình quân đội, trong điều hành chiến tranh. Và những sai lầm này có nguyên nhân cực lớn từ... khả năng của những cấp chỉ huy chiến lược.
Gần đây em có đọc một tài liệu "Chiến thắng xuân 1975 qua tư liệu của VNCH". Trong đó có một nhân vật nổi bật nhất là Nguyễn Văn Thiệu với những bản chụp tài liệu nguyên văn phát biểu của ông. Chủ yếu là những phân tích, nhận định và định hướng phát triển sau hiệp định Paris và đầu năm 1975. Cách đây nhiều năm em đã đọc một tài liệu tương tự nhưng ở phía đối nghịch là Thư vào Nam, với những tài liệu gốc của TBT Lê Duẩn. Nếu so sánh về tầm nhìn, độ sắc bén về trí tuệ của hai lãnh đạo tối cao thì rõ ràng phía VHCN "không có cửa".
Vì vậy cũng không lạ khi có tài liệu nhận xét về khả năng của binh lính và hạ sĩ quan
VNCH nổi trội hơn, nhưng đến cấp đại đội thì hai bên ngang bằng, từ cấp tiểu đoàn trở lên thì lại kém hơn đối thủ.
Theo em không thể so sánh đơn thuần AK/M16, B41/M72, T54/M41... và có kết luận là vũ khí Mỹ tệ hơn Liên Xô hoặc xa hơn là quân đội VNCH chịu nhiều thiệt thòi về trang bị.
Đơn giản là chiến tranh không phải như trò trẻ con chơi trận giả, đứng sau chiến trường là cả một bộ máy chính trị, khoa học, kinh tế để phân tích, đánh giá, chỉ đạo cuộc chiến. Trong chiến tranh, từ cấp lãnh đạo chiến lược cho đến chỉ huy, tác chiến chiến thuật phải tìm mọi cách tận dụng được thế mạnh của mình, khai thác được nhược điểm của đối phương.
Quân đội Nam Việt được xây dựng theo mô hình quân đội Mỹ, chủ yếu sử dụng sức mạnh hỏa lực phi pháo trấn áp đối phương. Quân đội có khả năng cơ động vượt trội, sử dụng "trực thăng vận", "thiết xa vận" để áp sát chớp nhoáng ngay sau khi đối thủ chưa kịp hoàn hồn khi bị ném bom hay pháo kích. Lúc đó bộ binh chỉ ung dung đi... đếm xác đối phương. Mô hình tác chiến kiểu này sẽ giảm thiểu thương vong cho người lính nhưng đòi hỏi các đơn vị trợ chiến, hậu cần trang bị rất mạnh, và chỉ có những nền kinh tế mạnh thật sự mới đảm đương nổi.
Ngược lại, quân Bắc Việt và Giải phóng xây dựng tập trung sức mạnh vào bộ binh, khả năng sử dụng cơ giới, hỏa lực mạnh rất hạn chế do hệ thống hậu cần lạc hậu, dựa vào sức người. Nếu chỉ so sánh về con số vũ khí được viện trợ, có thể thấy BV và QGP chủ yếu sử dụng súng bộ binh và pháo binh hạng nhẹ, trong khi NV được đầu tư phát triển không quân, vận tải cơ giới.
Và hình ảnh cụ thể hơn thường thấy trên chiến trường là một đơn vị quân giải phóng với trang bị AK hiện đại, có thể thêm vài khẩu trung liên, B41, ăn củ mì, da vàng, lách to vì số rét, sau khi hành quân chân đất hàng chục cây số sẽ được phi pháo chăm sóc cho nát nhừ, sau đó mới đến các anh lính VNCH đi trực thăng hoặc thiết xa, tay cầm M16 hoặc tệ lắm cũng Garant lạc hậu đến hỏi thăm sức khỏe. Dĩ nhiên bên cạnh vũ khí cá nhân thì xung quanh không thiếu các vũ khí cộng đồng từ đại liên cho đến đại bác đặt trên xe tăng, máy bay sẵn sàng yểm trợ.
Vậy nếu là các bác, các bác sẽ chọn làm lính bên nào? Dĩ nhiên nếu bỏ qua chuyện chính trị thì em thích làm lính Cộng hòa hơn.
So sánh tương quan về số lượng, quân đội VNCH có bộ máy quá cồng kềnh cao điểm có đến trên 800 ngàn quân, chưa kể hơn 500 ngàn quân Mỹ và đồng minh, trong khi phía BV và GP cao điểm chỉ có khoảng 600 ngàn.
Quân đội VNCH giai đoạn đầu đã trang bị chính quy, đối thủ của họ lúc đó ở trên rừng, đánh nhau bằng súng ngựa trời tự tạo, khá hơn là súng trường thuộc địa cổ lỗ đời 1902 "oảnh tầm sào". Lúc đó họ đã không thắng được thì càng về sau càng khó thắng. Như một lãnh đạo VNCH vào giai đoạn cuối của cuộc chiến đã ngậm ngùi, đại ý là như hai võ sĩ đánh nhau, sảy chân một cái là anh mạnh lại càng mạnh lên, anh yếu thì ngày càng yếu. Và cái sảy chân này không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là hệ quả của rất nhiều sai lầm trong việc xây dựng mô hình quân đội, trong điều hành chiến tranh. Và những sai lầm này có nguyên nhân cực lớn từ... khả năng của những cấp chỉ huy chiến lược.
Gần đây em có đọc một tài liệu "Chiến thắng xuân 1975 qua tư liệu của VNCH". Trong đó có một nhân vật nổi bật nhất là Nguyễn Văn Thiệu với những bản chụp tài liệu nguyên văn phát biểu của ông. Chủ yếu là những phân tích, nhận định và định hướng phát triển sau hiệp định Paris và đầu năm 1975. Cách đây nhiều năm em đã đọc một tài liệu tương tự nhưng ở phía đối nghịch là Thư vào Nam, với những tài liệu gốc của TBT Lê Duẩn. Nếu so sánh về tầm nhìn, độ sắc bén về trí tuệ của hai lãnh đạo tối cao thì rõ ràng phía VHCN "không có cửa".
Vì vậy cũng không lạ khi có tài liệu nhận xét về khả năng của binh lính và hạ sĩ quan
VNCH nổi trội hơn, nhưng đến cấp đại đội thì hai bên ngang bằng, từ cấp tiểu đoàn trở lên thì lại kém hơn đối thủ.