Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
ĐÁNH TRẢ!
Như ta đều biết, vũ khí tàng hình (chủ yếu là phương tiện bay) lợi hại ở chỗ nó gần như "bịt mắt" được các loại radar cảnh báo sớm, dễ dàng luồn sâu vào trung tâm hệ thống phòng thủ để đánh đòn công kích kiểu "phẫu thuật" nhằm vào các SCH, trung tâm điều khiển hệ thống PK,...Trong tác chiến hiện đại, nó sẽ là tên lính tiên phong cho chiến dịch SEAD (Suppression Of Enemy Air Defense ), tạm dịch là: Vô hiệu hoá hệ thống phòng không đối phương.

Về phía ta, ngụy trang, nghi binh và liên tục cơ động rồi nhưng vẫn phải đánh trả chứ, chả nhẽ để nó "tung tăng" muốn làm gì thì làm trên bầu trời của ta à? Vậy ta phải làm gì để đánh trả?

Máy bay tàng hình có vũ khí chính là "tàng hình", bóc được lớp áo thường được khóac màu huyền thoại này ta sẽ thấy nó cũng như mọi loại máy bay khác, cũng bị lock, bị theo dõi và bị bắn rơi. Có khi còn dễ bị bắn rơi hơn các loại khác ấy chứ!
42.gif


Ta thử tìm cách bóc cái áo tàng hình này nhé! Để phát hiện mục tiêu tàng hình thì chỉ còn cách sử dụng radar, nhưng không phải loại radar nào cũng có thể phát hiện máy bay tàng hinh. Hiện nay trên thế giới có xu hướng sử dụng các loại radar sau để chống máy bay tàng hình:

- Radar sóng dài (sóng m): Vì hiện nay vũ khí tàng hình sử dụng vật liệu hấp thụ sóng chủ yếu là để đối phó radar có bước sóng cm, nếu mở rộng bước sóng radar ra 2 đầu tới bước sóng m, bước sóng mm và bước sóng hồng ngoại, bước sóng lazer, sẽ có khả năng chống tàng hình nhất định. Ví dụ, radar 96L6/96L6E/96L6E2 thuộc họ tên lửa phòng không SA-10 của Nga là thuộc loại này, tần suất làm việc là 3 tỉ Hz, đồng thời còn có các trang thiết bị khác hỗ trợ như thiết bị hồng ngoại, lazer... có thể phát hiện được dấu vết vũ khí tàng hình ở cự ly nhất định.

- Radar sóng xung kích: Radar sóng xung kích là một loại radar kiểu mới có dải tần siêu rộng xuất hiện vào cuối những năm 80. Đó là loại radar lợi dụng mạch xung hình chữ nhật có thời gian phóng liên tục trực tiếp cực ngắn, công suất cực cao, phạm vi tần phổ phân bố năng lượng có thể từ gần như một chiều đến vài nghìn Hz. Khi loại mạch xung này phóng tới mục tiêu sẽ sinh ra sóng phản hồi, có độ phân giải khá cao, có thể nhận biết được các bộ phận cấu thành của mục tiêu từ các cự ly hữu hiệu, cấu thành một hình ảnh tổng hợp về mục tiêu có thể nhận biết được, có hiệu quả khá tốt trong việc chống các loại vũ khí sử dụng vật liệu sơn phủ để tàng hình.

- Radar mặt đất đôi (đa): Radar mặt đất đôi (đa) bố trí một bộ máy phát và một bộ máy thu ở những địa điểm khác nhau. Radar mặt đất đã là bố trí từ 2 máy thu trở lên ở những địa điểm khác nhau, chỉ cần một trong số những máy thu này thu được sóng phản hồi của mục tiêu tàng hình là toàn bộ hệ thống có thể theo dõi liên tục mục tiêu. Radar mặt đất đôi (đa) có thể sử dụng nhiều máy thu khác nhau để thu bắt các thông tin tán xạ từ phía trước và cạnh sườn mục tiêu, phát hiện được mục tiêu từ nhiều hướng, đồng thời tiến hành tập trung các thông tin về mục tiêu đã thu bắt được để xử lý, thực hành thống nhất kiểm tra, do vậy chúng phát hiện có hiệu quả các mục tiêu tàng hình. Loại radar Tamara của Cộng hòa Cezch được nhắc đến ở đầu topic này chính là áp dụng nguyên lý đa máy thu kiểu này.

- Radar tầm xa: Nguyên lý cơ bản của loại này là lợi dụng sự lan truyền nhảy của sóng ngắn ở giữa tầng điện ly và mặt đất để phát hiện các mục tiêu trên đường chân trời. Vì tín hiệu do radar phóng đi có thể thông qua tầng điện ly hình thành khúc xạ tương xứng với đường phóng, nên có thể chiếu xuống mục tiêu, phát hiện mục tiêu từ phía trên. Vì hiện nay phần lớn vũ khí tàng hình chỉ sơn phủ vật liệu tàng hình ở bộ phận mũi và phần dưới bụng, do vậy loại radar này có thể phát hiện có hiệu quả các loại vũ khí tàng hình, đặc biệt là đối với loại máy bay tàng hình có miệng hút khí của động cơ ở phía trên cánh máy bay, thì hiệu quả phát hiện và theo dõi càng cao. Tuy nhiên, loại radar này có kích thước rất lớn, chỉ có thể đặt cố định và cũng không hề rẻ nên chỉ các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ mới có thể trang bị.


Xét một vài cuộc chiến tranh gần đây như: chiến dịch "Bão táp sa mạc" của lực lượng đa quốc gia trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong chiến dịch tiến công đường không của NATO ở Bôxnia năm 1995, các cuộc tập kích đường không của Mỹ ở Iraq trong các năm 1996 và 1998, các cuộc tập kích đường không của NATO vào Nam Tư năm 1999, Iraq 2003 cho thấy một thực tế là hầu hết các loại tên lửa - máy bay hiện nay của các cường quốc quân sự như Mỹ, Anh, Pháp, TQ đều thuộc loại vũ khí chính xác cao, và thuộc thế hệ vũ khí chính xác cao thứ ba hoặc thứ tư. Trong khi đó, các hệ thống và phương tiện phòng không ở hầu hết các nước trên thế giới được đánh giá là những vũ khí thuộc thế hệ thứ nhất, thứ hai, vốn đã có hàng chục năm chưa được hiện đại hoá vì nhiều lý do khác nhau. Các chiến thuật áp dụng trong tác chiến và cơ cấu tổ chức hệ thống phòng không cũng chưa được cải thiện nhiều; các phương tiện phòng không hiện đại vẫn chưa xuất hiện. Thực tế này dẫn đến hiệu quả thấp của các hệ thống phòng không ở các nước khi so với vũ khí tiến công đường không hiện đại.

Trong quá trình diễn ra các cuộc xung đột đã để cập ở trên, cho dù với số lượng tương đối nhỏ vũ khí chính xác cao (7% đến 10%) đã gây thiệt hại cho bên phòng thủ tới mức 80-90%, điều này trong nhiều trường hợp là rất quan trọng, quyết định hậu quả của đòn tiến công đường không hoặc toàn bộ chiến dịch. Cũng cần nhấn mạnh rằng vũ khí chính xác cao vẫn đang được cải tiến không ngừng. Ví dụ, trong chiến dịch tiến công đường không của NATO vào Nam Tư, không quân Mỹ lần đầu tiên đã đưa vào sử dụng bom hiệu chỉnh đường bay kết hợp với đầu chiến đấu chứa sợi cacbon (bom graphit) để đánh phá hệ thống cấp điện của đối phương. Ngoài ra, vũ khí chính xác cao với các hệ thống tự dẫn và điều khiển khác nhau (đầu tìm quang học, hồng ngoại, truyền hình, laser, radar và vô tuyến) đã được sử dụng rộng rãi, kể cả những vũ khí được dẫn đường bằng hệ thống đạo hàng theo vệ tinh NAVSTAR.

Vũ khí chính xác cao, xét theo nghĩa là phương tiện tiến công và là mục tiêu của radar phòng không, có những đặc điểm sau đây:

- Dải góc tiếp cận tới mục tiêu rộng: bắt đầu từ địa hình tính theo phương ngang bám theo đường bay tới độ cao từ 30 – 60 m lao xuống ở các góc 45 độ đến 60 độ hoặc hơn.

- Tiết diện phản xạ hiệu dụng thấp (LCS) tính trung bình khoảng 0,1 mét vuông và còn thấp hơn ở bán cầu trước ở dải sóng centimet (1,5 -3cm).

- Vận tốc bay hành trình và vận tốc bay tối đa cao (200 đến 700 m/s), các lựa chọn của vận tốc bay nói trên (bay với gia tốc hoặc bay giảm tốc) và trị số chịu quá tải cao (tới 8 - 10G).

- Độ bền cơ khí của các vũ khí như: bom hiệu chỉnh đường bay hoặc bom có điều khiển rất cao.

Tuy nhiên, ở đây chúng ta phải nhận thức được rằng không có loại vũ khí nào là không thể bị bắn hạ, việc lập kế hoạch phòng không, kiểm soát bầu trời và áp dụng chiến thuật phòng không một cách thông minh, kể cả áp dụng các phương pháp không chính thống của những phương tiện phòng không lạc hậu, cũng có thể tạo được cơ hội gây thiệt hại đáng kể cho bên tiến công, ví dụ như trường hợp F-117A bị SA-3 của Nam Tư bắn rơi đã nói ở đầu topic này.

Để đối phó với kiểu chiến tranh phi đối xứng có thể xảy ra, hiện đại hoá các loại vũ khí phòng không thế hệ 1 và 2 nhằm tạo ra tính năng chiến đấu tương xứng đủ để đánh trả những vũ khí tấn công đường không có độ chính xác cao hiện nay vẫn được xem là một giải pháp có thể chấp nhận được để nâng cao hiệu quả của các hệ thống phòng không.

Một yếu tố khác cho phép tăng đáng kể hiệu quả của các hệ thống phòng không là phối hợp với các phương tiện tác chiến điện tử (EW). Làm được điều này sẽ tăng khả năng thu thập được các số liệu điện tử và vô tuyến tại các trung tâm điều khiển phòng không, đồng thời sẽ giảm được thời gian phát sóng của radar và kết quả là khả năng sống còn cũng sẽ tăng lên. Hơn nữa, việc gây nhiễu các radar máy bay sẽ gây cản trở cho các hoạt động bay của máy bay và cả hoạt động điều khiển vũ khí, đồng thời còn gia tăng xác suất đánh chặn thành công các vũ khí tiến công đường không của đối phương thông qua việc dồn ép chúng vào những khu vực phát huy được hết hiệu quả của vũ khí phòng không.

Đã có nhiều bằng chứng thực tế khẳng định rằng sự thành công của một cuộc chiến tranh (xung đột quân sự) phụ thuộc đáng kể vào kết quả của sự đối đầu giữa tiến công đường không và hệ thống phòng không. Dưới những điều kiện hiện nay, cho dù bên phòng thủ có bảo tồn và triển khai được một lực lượng lục quân mạnh, có tổ chức cũng không thể thay thế cho nhiệm vụ bảo vệ bầu trời của hệ thống phòng không. Trong tình thế đó, không thể phủ nhận vai trò và ý nghĩa của hệ thống phòng không, chúng không chỉ trở thành vũ khí răn đe xâm lược mà còn giữ vai trò quan trọng bảo đảm sự ổn định quốc phòng.

Những phân tích, tính toán và kinh nghiệm to lớn mà các nước có tiềm lực khoa học quân sự tiên tiến trên thế giới tích luỹ được trong lĩnh vực chế tạo vũ khí và phương tiện phòng không cho thấy, phương pháp cổ điển nhất để đạt được hiệu quả cao của các tổ hợp phòng không đã được đề cấp ở trên, là thành lập tổ hợp phòng không tự động hoá đồng bộ (CAADS), được thiết kế như một hệ thống Trinh sát - Tiến công tự động hoá đồng bộ bao gồm các hệ thống đi kèm sau đây được hợp nhất lại và tương hợp về cả phần cứng và phần mềm:

- Hệ thống trinh sát cảnh báo sớm (REWS), kết hợp các trạm radar mặt đất và tổ hợp radar có tầm phát hiện khác nhau (kể cả radar ngoài đường chân trời), làm việc ở nhiều dải sóng khác nhau, cũng như các tổ hợp radar đặt trên vũ trụ và trên máy bay.

- Hệ thống tên lửa, pháo phòng không bao gồm các tổ hợp phòng không tầm xa có khả năng hoàn thành các nhiệm phòng chống tên lửa chiến dịch chiến thuật, cũng như các tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần và rất gần.

- Hệ thống tình báo điện tử (ELNT) và cảnh báo sớm.

- Hệ thống điều khiển tác chiến, để nối kết tất cả các hệ thống nói trên vào một tổ hợp phòng không tự động hoá đồng bộ, bảo đảm sự phối hợp với các máy bay tiêm kích và những hệ thống phòng không tương tự khác ở cấp độ cao hơn (cùng với các sở chỉ huy và điểu khiển của nó).

- Các phân hệ bảo dưỡng kỹ thuật đặc chủng.

Tổ hợp phòng không tự động hoá đồng bộ (CAADS) ở cấp độ này sẽ có khả năng tác chiến hiệu quả trước các dạng tiến công đường không dưới đây trong điều kiện đối phương sử dụng ồ ạt các vũ khí tiến công và gây nhiễu tập trung:

- Các tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, trên không và trên biển, thành phần tiến công của vũ khí chính xác cao trong giai đoạn bay, kể cả các tên lửa chống radar. VD: Tomahawk (BGM-109) hoặc DongHai 10 (DH-10), C-801, 802, 602,...

- Máy bay tiến công chiến lược và chiến thuật, kể cả các máy bay có khả năng tàng hình ở tất cả các độ cao tác chiến (từ 10 -15m đến 25 -30km) và ở các cự ly lên tới 150 – 200km. VD: F-117A, B52, các loại J,...

- Tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến dịch - chiến thuật, tên lửa đường đạn tầm trung tất cả các loại. VD: Trident, Dong Feng,...

- Các máy bay lên thẳng chi viện hoả lực trước khi chúng bay tới giới hạn tác chiến của vũ khí trên máy bay (ở cự ly 10km hoặc hơn), các phương tiện bay không người lái điều khiển từ xa (UFV-unmanned flying vehicles). VD: AH-64A/D, Z-9, 10...

Tất nhiên, đây là phương án của những nước có tiềm lực quân sự lớn mạnh. NC chưa đủ tiền để mua cũng như chưa đủ trình độ để khai thác sử dụng những hệ thống như thế - ít nhất là cho đến giờ.


Để hoàn thành những nhiệm vụ nói trên, hệ thống phòng không tự động hoá đồng bộ cần phải là một tổ hợp các phương tiện thu thập dữ liệu, điều khiển hoả lực và phương tiện phòng không, được tích hợp về mặt kỹ thuật và logic vào một hệ thống phòng thủ liên kết thông qua các phương tiện điều khiển tác chiến tự động hoá cao. Sau đây là một số những đặc điểm chức năng khác biệt của các phân hệ trong hệ thống phòng không tự động hoá đồng bộ (CAADS):

- Hệ thống trinh sát cảnh báo sớm (REWS) phải kiểm soát liên tục không phận (cả trên không và trên biển) khu vực/ vùng trách nhiệm và cung cấp dữ liệu cảnh báo phục vụ việc ra quyết định của những người chỉ huy ở cấp cao nhất của hệ thống phòng không, cũng như cung cấp dữ liệu trực tiếp đến các sở chỉ huy và điều khiển hệ thống phòng không, các phương tiện hoả lực phòng không - chống tên lửa đường đạn và phương tiện tác chiến điện tử, máy bay tiêm kích, được kết nối với các sở chỉ huy phòng không và những nơi có sử dụng tin khác.

Để hoàn thành những nhiệm vụ được đề cập ở trên, các phương tiện radar của hệ thống trinh sát - cảnh báo sớm cần tạo thành trường radar thường trực và trường radar chỉ làm việc ở chế độ chiến đấu (được giữ bí mật).

Giải pháp hiệu quả của những nhiệm vụ nói trên của hệ thống REWS được bảo đảm bằng việc sử dụng các radar ngoài đường chân trời, radar sóng mét và radar sóng đề xi mét làm việc ở chế độ trực chiến và radar làm việc ở chế độ chiến đấu, có khả năng phát hiện tất cả các kiểu loại vũ khí tiến công đường không (kể cả các mục tiêu tàng hình), cũng như sử dụng các radar quét hình tròn và radar chiến đấu quét theo chương trình trong đội hình của các hệ thống/tổ hợp phòng không. Ngoài ra, REWS cần có các phương tiện tình báo điện tử ELINT, các phương tiện trinh sát vô tuyến – trinh sát kỹ thuật vô tuyến (radar thụ động). Hiệu quả của các phương tiện này đã được kiểm chứng trong cuộc xung đột Nam Tư.

Sau đây, chúng ta thử tham khảo các loại radar của Nga có thể sử dụng cho khả năng của radar trực chiến và radar làm nhiệm vụ chiến đấu trong CAADS:

- Các radar sóng mét như radar Nebo (55Zh6), Nebo SV (1L13-3), Nebo SVU (1L119), Resonance –E.

1L13-3-NEBO-SV-RLS-7S.jpg

Radar 1L13-3 NEBO SV.
- Các radar sóng deximet như Protivnic –GE, Gamma –DE, Gamma –S1, 1L117/1L118, Kasta 2E2 (39N6E), Kasta 2E1 (51U6).

Các radar loại cũ đã được hiện đại hoá như P-37, P-18M và P-19, có đặc điểm là tính kháng nhiễu tạp âm được cải thiện và đo toạ độ tự động, cũng có thể được sử dụng cho các mục đích nêu trên.

Radar làm việc ở chế độ trực chiến cung cấp sự phát hiện các mục tiêu trên không chiến lược và chiến dịch ở độ cao trung bình và độ cao lớn từ cách xa 380 - 400km, tức là thời gian bay khoảng 13 -22 phút. Thời gian bay này được xem như đủ để đưa các phương tiện phòng không tích cực vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Một bộ phận của những radar đề cập ở trên có khả năng phát hiện các tên lửa đường đạn. Các radar ngoài đường chân trời cung cấp sự phát hiện tất cả các kiểu vũ khí tiến công đường không ở cách xa tới 1100 km hoặc hơn - nhưng cái này thì VN chưa đủ sức.

Các radar làm việc ở chế độ chiến đấu có thể là radar công suất cao ba toạ độ (3D) với đặc trưng là tự động đo các toạ độ mục tiêu, ví dụ như radar: 96L6E (của S-300PMU1), 9S15MT (Bzor-3), 9S18M17 (Kupol-M) và radar quét theo chương trình 9S19M2 (Imbir).

Các radar làm việc ở chế độ chiến đấu cung cấp sự phát hiện vũ khí tiến công đường không ở tất cả mọi độ cao chiến đấu. Những radar này liên kết cùng với radar làm việc ở chế độ trực chiến tạo thành một trường radar ba toạ độ chống nhiễu tạp âm phục vụ trinh sát và điều khiển chiến đấu đối với các hệ thống/tổ hợp phòng không và dẫn đường cho máy bay tiêm kích. Những radar làm việc ở chế độ chiến đấu cung cấp số liệu trực tiếp cho các phương tiện hoả lực.

Các trạm/trung tâm xử lý dữ liệu như PORI –P1ME, PORI –P2VME, PORI-P3 xử lý thông tin radar, cung cấp thông tin xử lý cấp hai và cấp ba, và chuyển tới các trạm/ trung tâm chỉ huy tự động hoá của hệ thống phòng không tự động hoá đồng bộ (CAADS) thời gian thực.


ip.gif
Logged


 
Hạng D
30/8/10
1.254
270
38
DaiThang No.1
rubykoifarm.com
NHÂN VẬT CHÍNH!


CHÂN DUNG ZOLTAN DANI, NGƯỜI ĐÃ CHỈ HUY KHẨU ĐỘI TÊN LỬA SA-3 CỦA MÌNH BẮN HẠ MÁY BAY F-117 CỦA MỸ CŨNG NHƯ BẰNG CÁCH NÀO MÀ ÔNG ĐÃ LÀM ĐƯỢC NHƯ THẾ

Chuyền đề về máy bay.


Đại tá chỉ huy của khẩu đội tên lửa, cái đã bắn hạ một F-16 Mỹ và đặc biệt là một máy bay tang hình F-117 năm 1999, vừa nghỉ hưu đã tiết lộ những kỹ thuật ông đã sử dụng để đạt được điều này. Đại tá Dani Zoltan, năm 1999, là chỉ huy của khẩu đội số 3 của của lữ đoàn tên lửa số 250. Khẩu đội của ông có radar tìm kiếm và kiểu soát cũng như 1 hệ thống TV tracking. Khẩu đội có 4 bệ phóng tên lửa SAM SA-3, ra đời vào năm 1961 và được nâng cấp vài lần, được xem như là vũ khí chủ yếu chống lại máy bay của Nato. Đại tá Zoltan là một ví dụ điển hình của việc một chỉ huy nhiệt huyết và giàu trí tưởng tượng sẽ tạo nên sự khác biệt lớn như thế nào.

Trong khi các đồng cấp và chỉ huy của Zolrtan bị mất tinh thần và thoái chí bởi các máy bay gây nhiễu điện tử của Nato (đặc biệt là của Mỹ) hộ tống các máy bay ném bom, ông vẫn tin rằng có thể biến các tên lửa lỗi thời của ông thành vũ khi hiệu quả. Danh sách các phương pháp ông sử dụng cũng như kết quả ông thu được là lời cảnh báo đến tất cả những ai nghĩ rằng chỉ một mình sự vượt trội về mặt kỹ thuật sẽ tạo nên yếu tố quyết định trong trận chiến. CON NGƯỜI VẪN TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT LỚN NHẤT. Bên cạnh việc bắn hạ 2 máy bay, khẩu đội của Zoltan còn buộc hàng lọat máy bay Nato phải từ bỏ một cách không mong muốn nhiệm vụ của chúng để tránh các tên lửa của Zoltan.

Đây là cách mà ông đã làm. Zoltan có khoảng 200 lính dưới quyền. Ông hiểu họ rất rõ, huấn luyện họ kỹ càng để bảo đảm từng người trong số hòan thành được nhiệm vụ được giao. Năng lực lãnh đạo là điều cốt lõi, cho các thành công của Zoltan là sự nỗ lực của cả một thập thể. Zoltan sử dụng một loạt các kỹ thuật hiệu quả, những cái mà các chyên gia quân sự Mỹ cũng đã lường trước nhưng không nghĩ sẽ chạm trán bởi họ nghĩ đối phương (Phòng không Serbia yếu kém). Ví dụ như việc Zoltan biết mối đe dọa lớn nhất cho khẩu đội của ông chính là HARM (High-speed anti radiation missile) tên lửa tốc độ cao chuyên tiêu diệt hệ thống radar, hệ thống phát hiện các tín hiệu điện tử của Mỹ cũng như là bom thông minh từ máy bay.

Để đối phó với điều này, ông sử dụng hệ thống thông tin sử dụng dây nối ngầm dưới đất thay vì điện thoại di động hay radio và thậm chí cách rắc rối hơn, sử dụng các liên lạc viên. Điều này có nghĩa rằng đầu não của tình báo Mỹ không bao giờ biết khẩu đội tên lửa của ông ở đâu. Hệ thống radar của ông được di chuyển thường xuyên nghĩa rằng một số lính của ông luôn luôn bận rộn tìm kiếm trận địa mới cũng như thu dọn và triển khai thiết bị. Khẩu đội của ông đã di chuyển khoảng 100,000 km trong suốt 78 ngày Nato không kích chỉ để tránh sự tấn công. Lính của ông hiểu rõ giá trị quý giá của từng nỗ lực của họ. Người Serbia có những gián điệp bên ngoài sân bay của Italia nơi cất cánh của hầu hết các máy bay ném bom Nato. Khi các máy bay này cất cánh, thông tin về số máy bay, loại máy bay nhanh chóng được chuyền về bộ chỉ huy Serbia và đến Zoltan và các chỉ huy phòng không khác.

Zoltan nghiên cứu tất cả các thông tin có thể về kỹ thuật tàng hình của máy bay Mỹ cũng như F-117. Hàng loạt các thông tin và sự nghiên cứu không được kiểm chứng. Zoltan đã phát triển vài ý tưởng về việc làm thế nào để hạ được máy bay tàng hình dựa trên việc kỹ thuật không khiến F-117 không thể “nhìn thấy” bởi radar. Nó chỉ khiến radar rất khó để phát hiện, để giữ tín hiệu. Zoltan đã tìm ra cách chỉnh radar sao cho “khóa” máy bay dạng tàng hình tốt nhất. Các kỹ thuật này chưa bao giờ được thảo luận rộng rãi. Người Serbia cũng thiết lập một hệ thống quan sát bởi con người, báo cáo về dấu hiệu các máy bay xâm nhập không phận Serbia cũng như theo dõi hành trình của chúng.

Tình báo và hệ thống quan sát con người đã cho phép Zoltan bật và giữ radar trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Điều này đã gây khó khăn cho lực lượng SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses), chuyên phát hiện và tiêu diệt lực lượng phòng không đối phương của Mỹ, trong việc phát hiện và bắn tên lửa chống radar, cái tìm đến bộ phát song radar đối phương. Như là kết quả tất yếu, Zoltan không bị mất bất kỳ một radar nào trong suốt cuộc chiến bởi tên lửa chống radar của Nato. Zoltan sử dụng con người để “đánh dấu” và hướng dẫn cho radar về dấu hiệu của máy bay Nato ở từng khoảng cách ngắn một. Tên lửa SA-3 được hướng dẫn từ mặt đất và vì thế phải bắn chính xác một cách bất ngờ trước khi máy bay kịp sử dụng gây nhiễu và thao tác bay để lẩn tránh. F-117 mà khẩu đội của Zoltan bắn rới cách trận đia tên lửa chỉ có 13 km. Zoltan cũng nhận được sự “giúp đỡ” từ bộ chỉ huy Nato. Các chỉ huy Nato luôn gửi các máy bay tới mục tiêu theo cùng một hành trình và không làm nỗ lực đáng kể nào để tìm xem có đơn vị tên lửa phòng không nào như của Zoltan ở bên dưới và xử lý chúng. Không bao giờ nên đánh giá thấp đối thủ của bạn.

Mình xin tạm dừng để đổ xăng cho F1!
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
31.669
113
Bác Thắng, cảm ơn bác đã post bài dưng bác nên nhã bài ra từ từ, bác up cấp tập kiểu này tụi em bội thực, tiêu ko nổi và củng làm biếng đọc, bác nên câu giờ thì hay hơn:D
cảm ơn bác:D
 
Hạng B1
12/12/09
55
0
6
Để góp thêm một ít với bác thang real, em xin đưa thêm thông tin về "đồ nhà":

Việt Nam mua 4 radar Kolchuga-M phát hiện máy bay tàng hình của Ukraine
RBK Ukraine đưa tin Việt Nam và Ukraine đã ký chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự giai đoạn 2011-2015.
Văn kiện chương trình đã được Thứ trưởng Bộ Chính sách công nghiệp, Chủ tịch Cơ quan phụ trách các vấn đề của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine Konstantin Kucher và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trung tướng Trương Quang Khánh ký kết.

Ông К. Kucher đánh giá việc ký kết chương trình Ukraine-Việt Nam xác định các điều kiện hợp tác lâu dài và góp phẩn củng cố các mối quan hệ kinh doanh trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.

Chi tiết của chương trình không được tiết lộ, tuy nhiên tờ báo nhận xét rằng: "Việc phân tích chính sách kỹ thuật quân sự của Việt Nam cho thấy, Ukraine trong tương lai vẫn là một trong những đối tác chính trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự của Việt Nam về mua sắm sản phẩm, công nghệ và dịch vụ quân sự".

kolchugam-1.jpg

Theo số liệu của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga), năm 2000-2001, Ukraine đã chuyển giao cho Việt Nam 100 tên lửa không-đối-không có điều khiển tầm trung R-27 lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động để trang bị cho các tiêm kích Su-27 do Nga cung cấp.

Do Việt Nam kế hoạch tiếp tục mua mới các tiêm kích Nga nên có khả năng Ukraine cũng sẽ cung cấp một phần vũ khí hàng không cho các máy bay này.

Năm 1998-2000, Ukraine đã cung cấp cho Việt Nam 5 xuồng tuần tra Projekt 1400 Grif.

Năm 2002-2003, Ukraine cung cấp cho Việt Nam 10 máy bay huấn luyện-chiến đấu L-39ZA Albatros lấy từ trang bị của quân đội Ukraine.

Năm 2005-2006, Ukraine chuyển giao cho Việt Nam 8 tiêm kích bom Su-22 lấy từ trang bị của quân đội Ukraine theo hợp đồng ký năm 2004, trị giá hợp đồng ước tính 20 triệu USD.

Theo số liệu hiện có, đang ở giai đoạn thực hiện là hợp đồng ký năm 2008 cung cấp 4 trạm trinh sát điện tử thụ động Kolchuga-M trị giá ước tính 54 triệu USD).

Theo TsAMTO, mặc dù hiện tại Nga đang có vị thế áp đảo tại thị trường Việt Nam, Moskva cũng cần tính đến khả năng gia tăng vị thế của Ukkraine tại thị trường này.

vera-1.jpg
vera-2.jpg
Hệ thống trinh sát điện tử thụ động Vera của Czech
Kolchuga cùng với Tamara và Vera của Czech là các hệ thống trinh sát điện tử thụ động hiện đại nhất hiện nay, một trong những phương tiện hữu hiệu nhất phát hiện máy bay tàng hình. Có tin đồn, Trung Quốc đã mua 4-8 hệ thống Kolchuga của Ukraine.

kolchuga-1.jpg
  • Nguồn: Rbk Ukraine, 22.9.10; Armstrade, 23.9.10.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
21/10/08
3.652
73.578
113
Miền Không Xác Định
LâmLan nói:
xxmagicxx nói:
@Lâm Lan: lại cái lý sự cùn của Bác (đáng lý ra em tính nói từ nặng hơn thế cơ). Máy bay quân sự không bắn được thì nó nhằm vô máy bay dân sự mà nã. Chưa hết, các tổ chức khủng bố có thể mua lại, và tuồn vào bất cứ quốc gia nào mà chúng muốn gây thảm sát, cứ vác chúng gần sân bay dân dụng thì ôi thôi.....Trực thăng Nga ngố lúc đó rơi nhiều vì không có hệ thống tự vệ như phương Tây.
Hiểu chưa ông kẹ.
Em đi công tác chổ không có mạng nên không lên xem sớm cái bác nói được. Bác nói là trực thăng Nga ngố không có hệ thống tự vệ. Bác có chắc không ? Theo em được biết thì họ cũng có đó. Nếu bác chịu khó đọc những bài viết của các chuyên gia vũ khí thì bác sẽ không phát biểu thế đâu. Mà nói thế này với bác có lẽ cũng như không thôi. Vì bác chỉ thích nói theo cảm tính thôi, không có một cơ sở hay dẫn chứng nguồn thông tin gì cụ thể. Lúc nào rãnh rỗi em sẽ tập hợp một số thông tin về trực thăng Nga với hệ thống tự vệ đưa lên để bác bớt phán lung tung.
Nói chung là em cảm nhận là bác chỉ được cái hay phán bừa, đến khi bị người ta truy đến bằng chứng của những phát biểu lung tung của mình thì lại "đánh trống lảng" sang chuyện khác cho đỡ thẹn. Lý sự cùn là lý sự của những người luôn tự nghĩ là mình đúng và không chứng mình được cho lập luận của mình bằng những dẫn chứng, lập luận khoa học.

Bác Lâm Lan bỏ chút thời gian quý báu chứng minh cái Bác đã hứa cho em mở được con mắt xem nào. Em gợi ý Bác là qua forum ttvnol hay quansu cho nó nhanh vì có sẵn và là tiếng Việt. Bên đó cũng đúng gu Bác, đa phần là Fan Nga Ngố mù quán đấy. Nếu Bác có sai thì Bác sẽ nói gì với Bác TKM và em như lào?
35.gif

Không biết thì dựa cột hĩ?!
 
Hạng F
22/10/09
8.170
31.669
113
Bác Thăngreal có biết các pilot VN hồi xưa lái heli làm cách nào để đối phó với hỏa lực phòng ko ngòai chuyện bẽ quớt ống xã động cơ lên không. Trò này nguy hiểm à
 
Hạng B1
12/12/09
55
0
6
xxmagicxx nói:
LâmLan nói:
xxmagicxx nói:
@Lâm Lan: lại cái lý sự cùn của Bác (đáng lý ra em tính nói từ nặng hơn thế cơ). Máy bay quân sự không bắn được thì nó nhằm vô máy bay dân sự mà nã. Chưa hết, các tổ chức khủng bố có thể mua lại, và tuồn vào bất cứ quốc gia nào mà chúng muốn gây thảm sát, cứ vác chúng gần sân bay dân dụng thì ôi thôi.....Trực thăng Nga ngố lúc đó rơi nhiều vì không có hệ thống tự vệ như phương Tây.
Hiểu chưa ông kẹ.
Em đi công tác chổ không có mạng nên không lên xem sớm cái bác nói được. Bác nói là trực thăng Nga ngố không có hệ thống tự vệ. Bác có chắc không ? Theo em được biết thì họ cũng có đó. Nếu bác chịu khó đọc những bài viết của các chuyên gia vũ khí thì bác sẽ không phát biểu thế đâu. Mà nói thế này với bác có lẽ cũng như không thôi. Vì bác chỉ thích nói theo cảm tính thôi, không có một cơ sở hay dẫn chứng nguồn thông tin gì cụ thể. Lúc nào rãnh rỗi em sẽ tập hợp một số thông tin về trực thăng Nga với hệ thống tự vệ đưa lên để bác bớt phán lung tung.
Nói chung là em cảm nhận là bác chỉ được cái hay phán bừa, đến khi bị người ta truy đến bằng chứng của những phát biểu lung tung của mình thì lại "đánh trống lảng" sang chuyện khác cho đỡ thẹn. Lý sự cùn là lý sự của những người luôn tự nghĩ là mình đúng và không chứng mình được cho lập luận của mình bằng những dẫn chứng, lập luận khoa học.

Bác Lâm Lan bỏ chút thời gian quý báu chứng minh cái Bác đã hứa cho em mở được con mắt xem nào. Em gợi ý Bác là qua forum ttvnol hay quansu cho nó nhanh vì có sẵn và là tiếng Việt. Bên đó cũng đúng gu Bác, đa phần là Fan Nga Ngố mù quán đấy. Nếu Bác có sai thì Bác sẽ nói gì với Bác TKM và em như lào?
35.gif

Không biết thì dựa cột hĩ?!

Sau đây em sẽ post một bài được dịch từ tạp chí "Jane’s Intelligence Review”, số tháng 5/2007, tr 14 – 19 của tác giả Michael Knights, dịch giả Nguyễn Hồng Cường. Tạp chí này của Anh nên chắc là không phải dạng bưng bít thông tin hay bóp méo gì . Như vậy mới đúng ý bác, dùng mấy nguồn kia bác lại kêu là "Fan Nga ngố mù quáng"
21.gif
. Bác nên đọc kỹ phần Phản ứng của Liên minh để thấy những biện pháp của người Mỹ phải làm để khắc phục, trong đó có việc tìm và tịch thu những hệ thống tên lửa vác vai của người Iraq. Còn vụ trực thăng Nga không có hệ thống phòng vệ thì em bận quá nên chưa tập hợp đủ. Để sau bài này, cho mọi người thấy được bản chất "Đồng hồ Tây có bao giờ sai" của bác rồi em sẽ post tiếp.


Việc chỉ trong vòng hơn một tháng đã có tám chiếc máy bay trực thăng của Mỹ bị rơi ở Irắc khiến người ta để tâm tới tầm quan trọng của việc đi lại bằng máy bay trực thăng ở quốc gia này. Do mạng lưới giao thông trên bộ liên tục bị tấn công, nên không phận Irắc đã trở thành con đường chủ đạo trong các chiến dịch của liên quân.
Máy bay trực thăng được coi là công cụ chủ yếu trong việc thực thi nhiệm vụ trinh sát các tuyến đường và chống phục kích ở những nơi có các đoàn xe trên bộ hoạt động. Một số lực lượng phản ứng nhanh và toàn bộ việc đưa binh lính bị thương và tử vong về tuyến sau cũng dựa vào máy bay trực thăng. Các đội tuần tra chống hỏa lực súng cối sử dụng máy bay trực thăng để tuần tiễu, bảo đảm loại hỏa lực gián tiếp của đối phương bị hạn chế ở tầm rất ngắn và không mấy hiệu quả. Máy bay trực thăng cũng có thể khống chế mặt đất trong các chiến dịch hành quân, phong tỏa những con đường mà đối phương có thể sẽ bí mật rút lui và sử dụng các xen-xơ hiện đại trang bị trên máy bay để xác định những kẻ nổi dậy đang đào tẩu và đôi khi còn lần theo tới những địa điểm mới của chúng rồi tấn công.
Bên cạnh những nhiệm vụ mang tính chiến thuật và bảo vệ lực lượng đó, máy bay trực thăng vận tải của liên minh còn ngày càng được sử dụng nhiều như là phương tiện đi lại giữa tiền tuyến và hậu phương an toàn và tiện ích hơn. Được thiết kế như một vũ khí chiến đấu, nhưng máy bay trực thăng vận tải cũng thường được sử dụng để chở quân trên những quãn đường ngắn từ vùng an toàn của Bátđa tới những điểm lân cận, hoặc từ căn cứ chiến đấu này tới căn cứ chiến đấu khác. Kết quả của nhu cầu sử dụng ngày càng cao này là số giờ bay của máy bay trực thăng Mỹ đã liên tục tăng từ 240.000 giờ trong năm 2005 lên 334.000 giờ năm 2006. Các phát ngôn viên của Mỹ từ lực lượng đa quốc gia ở Irắc báo cáo rằng các phi công lái máy bay trực thăng dự đoán số giờ bay trong năm 2007 sẽ là trên 400.000 giờ.

Phân tích mang tính thống kê

Xét một cách tổng thể, số lượng máy bay trực thăng bị rơi ở Irắc do gặp phải hỏa lực của đối phương là khá thấp. Trong chiến tranh Việt Nam, từ năm 1965 tới 1973, đã có hơn 37 triệu lượt máy bay trực thăng cất cánh và 2.587 chiếc đã bị bắn hạ, chiếm tỷ lệ 1/13.461 lượt cất cánh. Còn ở Irắc, máy bay trực thăng Mỹ đã cất hạ cánh khoảng 650.000 lượt kể từ năm 2003 và đã mất ít nhất là 33 chiếc do bị hỏa lực dưới mặt đất bắn rơi, tỷ lệ thương vong trong cuộc xung đột này là 1/19696 lượt cất cánh. Những vụ máy bay rơi do lỗi kỹ thuật thậm chí còn ít hơn rất nhiều, và các vụ tai nạn do gặp phải hỏa lực của lực lượng nổi dậy và các lỗi về điện và cơ khí giờ đây có tỷ lệ sống sót cao hơn.
Tuy nhiên, theo thống kê, những tháng đầu năm 2007, tỷ lệ máy bay trực thăng rơi lại đi ngược lại hoàn toàn với xu hướng chung. Chỉ trong vòng 40 ngày từ 20 tháng 1 đến 1 tháng 3 đã có tám máy bay trực thăng bị hỏa lực của những kẻ nổi dậy bắn rơi hoặc phá hủy. Tương đương với tỷ lệ 1/6.000 lượt cất cánh. Cho dù là như vậy, thì sự tăng lên đột ngột này không phải là không lường trước được. Chẳng hạn như, trong tháng 1 năm 2006, chỉ trong vòng 10 ngày đã có 03 chiếc máy bay trực thăng của Mỹ bị bắn hạ khiến 16 binh sĩ tử vong.
Phân tích về số lượng các cuộc tấn công máy bay trực thăng ghi lại được cho thấy rằng tỷ lệ máy bay bị bắn hạ ở mức cao này không đồng nghĩa với việc có nhiều hơn số vụ tấn công máy bay bằng hỏa lực phòng không. Những thống kê do nhóm Olive sưu tập trong hơn 1.200 ngày hoạt động liên tiếp ở Irắc cho thấy rằng trung bình mỗi tháng chỉ có dưới 21 vụ bị tấn công (số vụ tấn công đã bị phát hiện hoặc bị hệ thống phát hiện tên lửa nhận diện) được báo cáo lại kể từ đầu năm 2004. Số vụ này đã tăng lên thành 24 trong tháng 12 năm 2006 và 26 trong tháng 1, rồi 28 trong tháng 2 năm 2007. Nhìn lại xa hơn, số lượng các vụ thương vong trong tháng 1 và tháng 2 nằm trong số 9 tháng có số vụ thương vong cao kể từ năm 2004. Nói cách khác, không có bằng chứng nào cho thấy đã có sự gia tăng đáng kể số vụ tấn công nhằm bắn rơi máy bay trực thăng.
Tuy nhiên, hiệu quả của các đợt tấn công đã tăng. Trong năm 2004 và 2005, tỷ lệ các vụ tấn công thành công so với không thành công lần lượt là 1/49 và 1/25. Trong hai tháng đầu năm 2007, tỷ lệ này là 1/7. Ngay cả khi có tính đến rất nhiều những vụ tấn công máy bay trực thăng bằng hỏa lực nhỏ bất thành đã không được các phi công chú ý hoặc báo cáo, thì số liệu thống kê cũng cho thấy rằng hiệu quả của những đợt tấn công được phát hiện đã tăng cao. Nguyên nhân có lẽ là do đã có sự gia tăng nhẹ về tỷ lệ của cái gọi là “những vụ tấn công phức tạp” liên quan tới nhiều loại vũ khí và đôi khi là cả tổ hợp tên lửa phòng không mang vác (MANPADS)

Phục kích bắn máy bay trực thăng
Khi việc sử dụng một cách có lựa chọn các con số thống kê có thể che đậy được bản chất trong các xu hướng thực tế, thì cũng cần phải xem xét một cách chi tiết những vụ phục kích máy bay trực thăng kể từ đầu năm 2007.
Từ ngày 20 tháng 1 đến cuối tháng 2, đã có tám máy bay trực thăng bị bắn rơi. Các nhóm vũ trang ở Irắc còn công bố con số lớn hơn rất nhiều nhưng không có bằng chứng. Trong một số trường hợp, máy bay rơi không phải do bị phục kích, mà do chúng bị dính đạn khi tham chiến trong các cuộc xung đột dữ dội trên bộ. Chẳng hạn như vụ rơi hai máy bay trực thăng OH-6A Cayuse của công ty an ninh tư nhân Blackwater làm chết 5 phi công ở Bátđa ngày 23 tháng 1 và vụ mất một máy bay trực thăng AH-64D Apache cùng phi hành đoàn trong trận chiến với các chiến binh Jund al-Samaa gần Najaf hôm 28 tháng 1.
Cả hai vụ tấn công trên đều rất giống với những vụ bắn rơi máy bay trực thăng của Mỹ ở Sômali năm 1993, liên quan tới hỏa lực bộ binh dày đặc và lựu phóng phản lực. Trong trường hợp của công ty Blackwater, những kẻ nổi dậy đã kéo đến nơi chiếc máy bay trực thăng bị rơi và giết chết những người còn sống sót. Các vụ tấn công máy bay trực thăng khác như vụ ngày 25 tháng 01 khiến một chiếc UH-60 Blackhawk bị rơi nhưng không gây thương vong về người gần thị trấn Hit là do các máy bay trực thăng đã vô tình bay qua nơi những kẻ nổi dậy đang di chuyển vũ khí.
Những vụ chủ ý phục kích bắn máy bay trực thăng được xếp vào một mục khác. Ba vụ phục kích như vậy gây thương vong lớn cho quân Mỹ là trong năm 2007. Vụ tấn công đầu tiên xảy ra hôm 20 tháng 01 trong một chuyến bay quá cảnh thường nhật do hai máy bay trực thăng UH-60 Blackhawk đảm đương, trên đó có chở các sĩ quan cao cấp và binh sĩ nghĩa vụ. Gần thị trấn Buhruz (ngoại ô Bátđa), chiếc máy bay trực thăng bay sau đã bị bắn từ nhiều vị trí, bao gồm cả hỏa lực súng máy 12,7 mm được giấu trong một chiếc xe tải không mui nhỏ màu trắng và rất nhiều điểm hỏa lực trong một hàng cây và các tòa nhà kế bên. Chiếc trực thăng liên tục bắn pháo sáng, báo hiệu rằng Tổ hợp cảnh báo tên lửa thông thường AN/AAR-57 của máy bay đã phát hiện ra nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa.
Bộ phận truyền động của chiếc Blackhawk bắt lửa và các phi công cố gắng hạ cánh khẩn cấp. Khi máy bay trực thăng tiếp đất, nó bị một quả lựu phóng phản lực bắn trúng, lật nhào và cắm mũi xuống. Toàn bộ 12 người trên máy bay đã chết hoặc bị thương nặng, bao gồm cả bốn phi công, hai đại tá, một trung tá và hai thượng sĩ nhất, cấp cao nhất của sĩ quan dự bị trong quân đội Mỹ. Chiếc Blackhawk thứ hai, sau đó được một số máy bay trực thăng khác hỗ trợ, đã tấn công các điểm hỏa lực này cho tới khi lực lượng cơ động phản ứng nhanh tới. Nhưng lực lượng này lại bị tấn công bằng bom đặt ven đường khiến một lính Mỹ nữa thiệt mạng.
Vị trí cố thủ này có rất nhiều điểm phòng không đã được chuẩn bị sẵn với những súng máy hạng nặng, lựu phóng và súng cối. Một ống phóng của tổ hợp tên lửa phòng không mang vác MANPAD đã sử dụng và một tên lửa đã được lắp đầu đạn nhưng chưa phóng, cả hai tên lửa Kolomna Strela-2M (SA-7b ‘Grail’) được tìm thấy ở hiện trường. Các điểm hoả lực được phân tán để đảm bảo hoả lực từ nhiều hướng nhằm bắn trúng máy bay trực thăng. Chứng tỏ là chúng đã phát hiện ra những đường bay của máy bay trực thăng Mỹ. Tổ chức Al-Furqan Foundation, cơ quan phát ngôn trên mạng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Irắc, cho biết một phong trào bảo trợ của các nhóm jihadist trong đó có cả những phiến quân Al-Qaeda ở Irắc đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công ngày 22 tháng 1.
Vụ mai phục thứ hai xảy ra gần Taji, phía bắc Bátđa, khi một chuyến bay của hai máy bay trực thăng AH-64D Apache gặp phải hoả lực súng máy hạng nặng và chiếc đi đầu đã bị hư hại. Chiếc bay sau quay lại để bảo vệ chiếc Apache đã bị hư hại và tấn công hoả lực dưới mặt đất. Khi làm như vậy, nó đã bị tấn công từ một điểm hoả lực khác và bị một tổ hợp tên lửa phòng không mang vác bắn trúng phần ống xả bên sườn. Một ‘nhóm đánh giá các máy bay bị bắn hạ’ của Trung tâm Hàng không quân sự Mỹ ở Alabama đang điều tra xem liệu chiếc Apache này có phát hiện ra việc phóng tên lửa và bắn pháo sáng hay không. Hoả lực súng máy hạng nặng tiếp tục bắn vào máy bay khi nó xoay tròn, không còn kiểm soát nổi, và rơi xuống đất. Vụ rơi máy bay này khiến hai phi công tử vong. Một lực lượng phản ứng nhanh đã được phái tới để bảo vệ địa điểm máy bay rơi nhưng lại bị bom đặt bên vệ đường tấn công, rất may không có thêm thương vong.
Ở vụ hôm 20 tháng 01, vị trí tấn công bao gồm rất nhiều điểm phòng không đã được chuẩn bị từ trước. Tướng hai sao James Simmons, phó chỉ huy trưởng của Lực lượng đa quốc gia ở Irắc và là một phi công của Lục quân Mỹ, nói rằng những kẻ nổi dậy đã sử dụng rất nhiều tổ hợp vũ khí, bao gồm cả các súng máy hạng nặng. Rõ ràng là chúng đã được bố trí để tấn công máy bay từ nhiều hướng khác nhau.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Irắc đã đứng lên nhận trách nhiệm về vụ tấn công này thông qua Tổ chức Al-Furqan, Tổ chức này đã tung ra một đoạn băng video để chứng minh cho tuyên bố của mình. Đoạn phim cho thấy cảnh một nhóm gồm ba chiến binh đang mang theo tổ hợp tên lửa phòng không mang vác, dù chúng đã cố tình không quay tới vũ khí, sau đó là cảnh vụ tấn công. Dù đoạn băng rất mờ và hình ảnh bị rung động mạnh, nhưng người ta vẫn dễ dàng phát hiện ra âm thanh của một tên lửa được phóng đi trong vụ tấn công.
Phần hội thoại trong đoạn băng nói: “Chúng tôi nói với những kẻ thù của Thượng đế rằng không phận của Nhà nước Hồi giáo Irắc không phải là nơi dành cho các ngươi, cũng giống như mặt đất ở đây vậy. Thượng đế đã ban cho các chiến binh của Nhà nước Irắc những cách mới để tấn công máy bay của các ngươi.”
Vụ phục kích tấn công máy bay trực thăng thứ ba xảy ra ở khu vực Sheikh Amir, gần Al-Karma (cách Bátđa 48 km về phía tây) vào buổi sáng ngày 07 tháng 02. Nạn nhân lần này là một chiếc CH-46 Sea Knight của Hải quân Mỹ khi nó đang thực hiện chuyến bay quá cảnh định kỳ và bắt đầu chuyển hướng để hạ cánh. Vụ tấn công được ghi lại trong một đoạn băng video rất rõ do Tổ chức Al-Furqan thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Irắc tung ra hôm 9 tháng 2. Đội phục kích được bố trí thẳng phía sau phần ống xả bên sườn của chiếc Sea Knight để tạo một góc tấn công lý tưởng cho tổ hợp tên lửa phòng không mang vác với đầu tìm nhiệt. Do có được vị trí thuận lợi, tên lửa đã bay thẳng về phía mục tiêu và bắn trúng mục tiêu.
Người phát ngôn của Mỹ tại Lực lượng đa quốc gia ở Irắc khẳng định việc không thể bắn pháo sáng để triển khai quân tới và có vẻ như chiếc Sea Knight này đã không phát hiện ra việc phóng tên lửa. Nó bốc cháy và chậm rãi rơi xuống đất. Toàn bộ bảy phi công và những người đang trên máy bay đều thiệt mạng. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Irắc nói rằng máy bay đã bị một ‘lữ đoàn phòng không’ của chúng bắn rơi.

Chiến thuật và công nghệ
Một trong những điểm đáng lưu ý nhất trong những vụ phục kích tấn công máy bay trực thăng gần đây là chất lượng thông tin tình báo, cảnh giới và trinh sát của lực lượng nổi dậy. Các vụ phục kích như vậy đã được bố trí trước ở những vị trí lý tưởng, ở cả hai bên của đường bay và đặc biệt là ở những khu vực nơi các máy bay trực thăng đã giảm tốc độ để chuẩn bị hạ cánh. Trong hai trường hợp, những quả bom đặt bên vệ đường đã được bố trí để tấn công lực lượng phản ứng nhanh. Điều này cho thấy rằng chúng đã có sự chuẩn bị thông tin tình báo rất kỹ về các con đường tiếp cận. Qua đó chúng ta cũng thấy một trong những vấn đề mà quân đội Mỹ đang phải đối mặt khi họ bước vào năm thứ tư ở Irắc, cụ thể là sự buông lỏng, xem nhẹ tình hình mà từ đó những kẻ nổi dậy đã có thể phân tích các động thái của quân đội Mỹ. Những người dân địa phương biết khu vực hạ cánh và các con đường mà quân Mỹ sử dụng, trong khi ngày càng khó để có thể duy trì một kế hoạch bay thay đổi liên tục và một bản liệt kê các khu vực hạ cánh mới.
Lực lượng nổi dậy ngày càng được trang bị nhiều hơn các loại vũ khí hạng nặng để vươn tới tầm cao trung bình, nơi máy bay trực thăng của Mỹ hoạt động nhằm tránh những hiểm họa phổ biến hơn từ hỏa lực cầm tay loại nhỏ và lựu phóng. Số vũ khí hạng nặng này chủ yếu là súng máy 12,7 mm, nhưng cũng có cả những khẩu 14,5 mm, hoặc súng đơn hoặc súng hai nòng ZPU-2. Các nhóm phục kích triển khai một vài khẩu súng máy hạng nặng này ở những khu vực bán thành thị. Chúng được giấu cẩn thận bên dưới các vật che khuất, che đỡ và được bố trí để tạo ra hỏa lực liên kết. Những vũ khí đặt trên xe tải cũng có thể được kết hợp trong sự sắp đặt này, có lẽ là để giúp tăng thêm tính cơ động hoặc làm mồi nhử. Những loại vũ khí gián tiếp như súng cối cũng có thể được bố trí, vì chúng hiện đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn để tấn công các căn cứ không quân của liên quân. Hôm 10 tháng 2 năm 2006, một nguồn thông tin của tổ chức Ansar al-Sunnah đã thông báo về vụ tấn công máy bay CH-47 Chinhook bằng súng cối khi chiếc máy bay này vừa mới hạ cánh. Vụ tấn công xảy ra sau khi những kẻ nổi dậy đã biết được thời gian hạ cánh của nó tại căn cứ mỗi đêm.
Dường như các vụ phục kích đã được cân nhắc cẩn thận. Chẳng hạn như, các vị trí sẽ tiếp tục nhả đạn cho tới khi chiếc máy bay bay sau trong đội bay gồm hai chiếc này đã bay qua. Với một số máy bay, việc thiếu ý thức địch tình có thể là một nhân tố góp thêm vào thành công của những cuộc tấn công. Có vẻ như các nhóm phục kích đã sử dụng những người quan sát không mang theo vũ khí và mặc quần áo dân thường. Những chiến thuật như vậy đã được sử dụng trong suốt chiến dịch Tự do cho Irắc, khi người dân bám theo sự di chuyển của các máy bay trực thăng liên quân trong khi đạp xe đạp trên những con đường mòn.
Việc ngụy trang đã tỏ ra có hiệu quả và có thể một lần nữa lại theo kịp chiến thuật phòng không du kích từ những năm 1990, khi các lực lượng quân sự của Irắc rất chịu khó di chuyển và che giấu thiết bị của họ trong các tòa nhà hoặc rừng cọ, trong khi triển khai các mồi bẫy và thiết bị đánh lừa. Trên thực tế, trong chiến dịch Tự do cho Irắc quân đội Mỹ đã báo cáo rất nhiều ví dụ về những vụ phục kích tấn công máy bay trực thăng của quân đội Irắc bằng cách sử dụng xe tăng lộ thiên để lôi kéo các máy bay trực thăng Apache vào khu vực phục kích rồi tấn công chúng liên tục từ hai bên sườn và phía sau. Trong những năm 1990, Irắc đã tạo dựng các điểm phục kích bằng tên lửa đất đối không tương tự như vậy bằng cách sử dụng những máy bay cánh cố định làm mồi bẫy và kéo máy bay của liên quân vào khu vực bố trí tên lửa của Irắc.
Việc liên kết các tổ hợp tên lửa phòng không mang vác vào những cuộc tấn công phức tạp như vậy đã tạo thêm sự nguy hiểm, đặc biệt là khi sử dụng chúng từ phía sau mục tiêu. Hỏa lực pháo phòng không từ nhiều hướng đã chứng tỏ hiệu quả trong việc lôi kéo máy bay trực thăng vào việc tập trung tấn công hỏa lực dưới mặt đất, vì thế để lộ ra phần ống xả khói có nhiệt độ cao để các tên lửa gắn đầu tìm nhiệt dễ dàng tấn công. Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên kiểu tấn công như vậy được thực hiện ở Irắc, nhưng năm 2007 đã chứng kiến sự gia tăng trong việc áp dụng chiến thuật này. Về vấn đề này, Tướng hai sao Simmons đã nói: “Đây không phải là một chiến thuật mới, nhưng là lần đầu tiên chúng ta thấy nó được áp dụng trong vài tháng trở lại đây.” Những vụ tấn công phức tạp tương tự đã xảy ra cả trong năm 1005 và 2006.
Có lẽ, câu hỏi mấu chốt là liệu có phải những tổ hợp tên lửa phòng không mang vác mới và có nhiều tính năng khác đang được sử dụng trong các cuộc tấn công đó hay không. Phản ứng trước những thất bại của các thiết bị tác chiến điện tử được gắn trên một số máy bay trực thăng để bắn pháo sáng hoặc tiêu diệt các tổ hợp tên lửa phòng không mang vác, một số sĩ quan của Mỹ như Thiếu tướng Simmons đã cho rằng tên lửa Strela 3 (SA-14 Gremlin) và Igla (SA-16 Gimlet/SA-18 Grouse) của Nga đã được sử dụng. Nhiều khả năng hai loại vũ khí này đã có trong tay những kẻ nổi dậy, dù số lượng không nhiều. Một phiên bản Igla-1E (SA-16 Gimlet) đã bị lực lượng liên quân thu giữ ở Irắc tháng 3 năm 2004. Tên lửa này được trang bị đầu dò hồng ngoại phía trước (red, front-end missile seeker) được phát triển ở nhà máy Al-Fatah của công ty nhà nước Al-Karma ở Bátđa trước khi chính quyền của Sátđam Hussen sụp đổ.
Việc cố tình che giấu các ống phóng tên lửa trong đoạn phim Video được tung ra ngày 02 tháng 02 của tổ chức Nhà nước Hồi giáo có thể cho thấy rằng nhóm này muốn phủ nhận thông tin tình báo về vũ khí với Mỹ, hoặc để bảo vệ sự bất ngờ về công nghệ nếu một hệ thống tiên tiến hơn được sử dụng, hoặc để đối phương lầm tưởng rằng những hệ thống tiên tiến hơn đã được sử dụng, hoặc có thể là để giấu một số sự thật mà nhóm này muốn, chẳng hạn như việc sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không mang vác của Iran. Nhiều khả năng là ở hai phán đoán đầu tiên. Các nguồn tin của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Irắc gần đây cũng đã đề cập tới “Những cách mới để chiến binh của tổ chức Nhà nước Irắc chống lại máy bay của đối phương” và “Các loại vũ khí hiện đại”.
Một phát triển trong tương lai có thể là việc triển khai trên qui mô lớn hơn các loại mìn chống máy bay trực thăng ở Irắc. Những vũ khí như vậy đã được tìm thấy ở Irắc từ năm 2005, nhưng người ta chỉ thực sự thấy chúng được triển khai trong năm 2006. Chúng được cài ở những khu vực nhiều khả năng sẽ là các bãi đỗ và đường bay. Các thiết bị này sử dụng ngòi nổ tần số radio gần, những ngòi nổ này được tháo ra từ đạn pháo hoặc đạn cao xạ. Khi phát hiện mục tiêu mìn sẽ nổ, các mảnh vỡ của nó có thể bay lên độ cao khoảng 15 mét so với mặt đất.
Người ta tin là trong năm 2006 loại mìn như thế này đã phá hủy ít nhất ba máy bay trực thăng ở miền bắc và miền trung Irắc, bao gồm cả vụ bom đặt bên vệ đường được kết hợp với một quả mìn chống máy bay trực thăng nhằm vào một khu vực nhiều khả năng sẽ hạ cánh của máy bay trực thăng vận tải thương binh. Tướng một sao Edward Sinclair, chỉ huy của Trung tâm hàng không của Lục quân Mỹ ở Fort Rucker, nói rằng một loạt các vụ nổ có thể sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền vòng tròn hướng về máy bay trực thăng.
Khái niệm này đã làm sáng tỏ việc sử dụng rốcket nhiều nòng BM-21 Ringback như là loại vũ khí phòng không, hiệu quả diện thời Baathist. Một thiết bị nổ ít phức tạp hơn được kích nổ bằng một kíp nổ hồng ngoại thụ động gần đây đã làm hư hại một chiếc C-130J Hercules của lực lượng đặc biệt Anh khi chiếc máy bay này hạ cánh trên một đường băng nhỏ để tiếp tế cho quân Anh đang đóng ở tỉnh Maysan, dọc theo biên giới với Iran. Mặc dù toàn bộ 38 nhân viên và phi hành đoàn sống sót, nhưng quân Anh đã buộc phải dùng lượng nổ phá hủy chiếc máy bay.

Các mạng lưới liên kết

Việc số vụ tấn công phức tạp nhằm vào máy bay trực thăng trong năm 2007 tăng cao cho thấy sự phát triển của một mạng lưới liên kết, có nghĩa là một mạng với các điểm nối đặc biệt tập trung vào những vụ tấn công như vậy và rất thành thạo trong việc sử dụng một số loại vũ khí nhất định như pháo phòng không, lựu phóng nổ trên không và tổ hợp tên lửa phòng không mang vác. Các phương tiện thông tin liên lạc của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Irắc khi đề cập tới “lữ đoàn phòng không” cũng ám chỉ mạng lưới liên kết này. Sự tập trung các vụ tấn công phức hợp chỉ trong một thời gian ngắn như vậy cũng cho thấy một số dạng phản công chống lại các máy bay của liên quân.
Những cuộc tấn công nhằm vào máy bay trực thăng trở nên phổ biến với các nhóm nổi dậy ở Irắc trong một thời gian dài. Giờ đây các biện pháp tuyên truyền mà chính quyền cũ đã từng sử dụng khi bắn rơi máy bay và phi công lại đang được phục hồi. Việc bắn rơi máy bay của đối phương tạo ra một hình ảnh tuyên truyền tuyệt vời, và là một bức thông điệp mạnh tạo thêm niềm tin và nguồn cảm hứng cho những kẻ nổi dậy cũng như những kẻ sắp ra nhập lực lượng này. Hơn nữa, lực lượng nổi dậy thường cảm thấy sợ và khó chịu với máy bay trực thăng, vì khả năng phát hiện đối phương, bám theo chúng ở mọi loại địa hình và tấn công với hiệu quả cao của các xen xơ gắn trên máy bay. Có lẽ chính vì lý do này mà các cuộc tấn công nhằm vào máy bay trực thăng đã trở nên phổ biến đối với những kẻ nổi dậy ở Irắc, hơn là ý định làm thất bại kế hoạch an ninh Bátđa hay các cuộc di chuyển quân Mỹ trên mạng lưới giao thông đường bộ.

Kể từ năm 2004, Al-Qaeda ở Irắc đã nhanh chóng thông báo về bất kỳ vụ tấn công máy bay trực thăng nào ở Irắc. Gần đây, phong trào Al-Furqan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Irắc đã loan báo nhận trách nhiệm về hầu hết các vụ tấn công máy bay trực thăng ở Irắc kể từ hôm 20 tháng 1, bao gồm cả ba vụ tấn công phức hợp hôm 12 tháng 2 làm rơi một phương tiện bay không người lái chiến thuật loại nhỏ. Nhưng có vẻ như đa phần những tuyên bố như vậy là không đúng sự thật.
Một điều rất quan trọng là tổ chức Nhà nước Hồi giáo Irắc là phong trào nổi dậy duy nhất tuyên bố nhận trách nhiệm về các vụ tấn công ngày 2 và 7 tháng 2. Hôm 18 tháng 2, tờ Thời báo New York đã đưa tin về việc phát hiện tài liệu tại một căn cứ của lực lượng Al-Qaeda trong một ngôi nhà bí mật gần Bátđa. Căn cứ vào những tài liệu này, người ta biết rằng các chiến binh đang chuẩn bị để “tập trung vào không quân”. Bản tin cũng viết rằng các tài liệu đó cho thấy sự chuẩn bị quân sự của những kẻ nổi dậy từ cuối năm ngoái, bao gồm cả những kế hoạch tấn công máy bay bằng nhiều loại vũ khí khác nhau.
Một tổ chức thứ hai cũng liên quan chặt chẽ tới các vụ tấn công máy bay trực thăng là tổ chức Jaish al-Mujahideen và lữ đoàn Sheikh al-Islam bin Tarmiya của tổ chức này. Kể từ năm 2005, tổ chức này đã tiến hành hàng loạt các vụ tấn công máy bay trực thăng. Thị trấn Tarmiya, gần Baqubah, là nơi thường xuyên xảy ra các vụ tấn công của chúng. Từ đầu năm 2007 đến nay, Jaish al-Mujahideen đã nhiều lần tấn công máy bay trực thăng, bao gồm ít nhất ba lần ở khu vực Tarmiya, nơi lực lượng này cố gắng tấn công một trạm cảnh sát trong một cuộc đột kích phức hợp liên quan tới một loạt vụ tấn công cảm tử bằng xe bom, sau đó là tấn công bằng hỏa lực trực tiếp hoặc gián tiếp. Có những bằng chứng cho thấy rằng chúng đã chuẩn bị cho một cuộc phục kích để tiêu diệt lực lượng phản ứng nhanh được đưa tới bằng máy bay trực thăng. Mặc dù hầu hết những tuyên bố về thành công của nhóm này trong các cuộc tấn công máy bay trực thăng Mỹ là quá phóng đại, nhưng chúng vẫn đang tích cực tham gia vào các vụ tấn công máy bay trực thăng và thậm chí có thể lồng các vụ phục kích máy bay trực thăng vào các chiến dịch phức tạp như cuộc đột kích trạm cảnh sát.
Bằng chứng cho thấy rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo Irắc đã trực tiếp tiến hành ít nhất hai vụ phục kích tấn công máy bay trực thăng phức hợp, hoặc chí ít nó cũng ủy thác và trả tiền cho những vụ tấn công như vậy do những nhóm nhỏ là thành viên của tổ chức này nhưng không có đặc điểm riêng nào của chính mình thực hiện. Cả ba vụ phục kích đã được ghi hình và hình ảnh đã được tổ chức Nhà nước Hồi giáo Irắc độc quyền tung ra. Điều này cho thấy rằng tổ chức này đã trả tiền và độc quyền khai thác những đoạn băng đó.
Đoạn băng Video quay cảnh các chiến binh đang kiểm tra một phương tiện bay không người lái cũng do tổ chức Nhà nước Hồi giáo Irắc độc quyền công bố. Sự trải rộng về địa lý của ba cuộc tấn công – Baquba, Taji và Al-Karma – cho thấy rằng tổ chức này có thể phát động tấn công ở bất cứ nơi nào trong vòng cung của các quận do người Sunni chiếm đa số ở phần bắc của Bátđa.
Tổ chức bảo trợ này đồng thời cũng tìm cách khuyến khích các nhóm khác tiến hành các vụ tấn công như vậy, công bố rộng rãi những vụ bắn rơi máy bay trực thăng cho dù chúng có khả năng chứng minh hay không. Nhà nước Hồi giáo Irắc có thể cũng tham gia cộng tác trực tiếp với các nhóm Hồi giáo Sunni khác. Điều này xảy ra trong vụ bắn rơi chiếc CH-47 Chinook hôm 16 tháng 01 năm 2006 gần Tarmiya, nơi theo những nguồn tin của liên minh, thì lực lượng Al-Qaeda ở Irắc đã cung cấp viện trợ để đổi lấy một tuyên bố chịu trách nhiệm chung.
Kể từ năm 2004, một loạt các nguồn tin của Lực lượng đa quốc gia ở Irắc đã đưa ra những bằng chứng chứng minh rằng lực lượng Al-Qaeda rất nhiều tiền ở Irắc đã mua các tổ hợp tên lửa phòng không mang vác với giá gấp đôi giá mua lại do liên minh đưa ra và đã phân phát số tổ hợp này cho các nhóm nổi dậy, đồng thời sẽ thưởng hậu hĩnh cho những vụ tấn công thành công. Phần thưởng này sẽ được trao khi chúng nhận được cuốn băng ghi hình vụ tấn công.

Phản ứng của liên minh

Rất nhiều các sĩ quan cao cấp của Mỹ và Lực lượng đa quốc gia đã bình luận về sự gia tăng các vụ tấn công nhằm vào máy bay trực thăng. Hầu hết các ý kiến này đều coi những vụ tấn công phức hợp đó là bằng chứng cho thấy khả năng thích nghi của lực lượng nổi dậy ở Irắc. Tuy nhiên vẫn rất khó để có thể phán đoán liệu việc gia tăng các vụ rơi máy bay gần đây có phát triển thành một xu hướng lâu dài hơn hay không, vì quân đội Mỹ vẫn đang phát triển các biện pháp đối phó để ngăn chặn những vụ tấn công thành công trong tương lai.
Một cuộc điều tra do ‘Nhóm đánh giá các vụ rơi máy bay’ của Lục quân Mỹ tiến hành sẽ tập trung vào ba vụ tấn công phức hợp và cả vụ mất tích chiếc AH-64D ở Najaf hôm 28 tháng 02. Nhóm này sẽ phân tích các hệ thống phục vụ cho việc cất hạ cánh của trực thăng, từ sự chuẩn bị về tình báo cho tới việc lên kế hoạch và thực thi nhiệm vụ. Nhiều khả năng đánh giá này sẽ xác định ba nhóm hành động giúp tăng khả năng sống còn của máy bay trực thăng.
Nhóm thứ nhất là những hành động có thể được triển khai để tiêu diệt những nhóm tấn công máy bay trực thăng và tịch thu các loại vũ khí hiện đại của chúng. Lực lượng Mỹ phản ứng rất nhanh với những vụ tấn công phức hợp đầu tiên bằng cách bắt đầu nỗ lực thu thập tin tức tình báo, cung cấp cho các phi công ở những khu vực chủ chốt của người Hồi giáo Sunni ở Bátđa, Taji, Ramadi và Fallujah, hứa sẽ thưởng những khoản tiền lớn cho bất kỳ ai cung cấp thông tin về các chiến binh đang chuẩn bị tấn công máy bay trực thăng.
Hồi cuối tháng 2 rất nhiều địa điểm cất giấu các tổ hợp tên lửa phòng không mang vác đã được phát hiện trong và quanh Bátđa, bao gồm cả một hố sâu giấu 50 tên lửa SA-7 và một số nơi khác chứa rất nhiều pin tên lửa SA-7. Tướng ba sao Ray Odierno, chỉ huy Lực lượng đa quốc gia ở Irắc, tuyên bố rằng hai thành viên của một nhóm phục kích bắn máy bay trực thăng đã bị bắt giữ hôm 23 tháng 2.
Nhóm hành động thứ hai tập trung vào việc giảm sự nhạy cảm dẫn tới việc tấn công, có nghĩa là các bước để ngăn ngừa không cho đối phương tấn công máy bay trực thăng của Mỹ. Một lựa chọn có thể là nên xem xét lại việc sử dụng máy bay trực thăng và giảm những nhiệm vụ không cần thiết, thay thế một số nhiệm vụ (như trinh sát các tuyến đường) bằng các phương tiện bay không người lái. Một cách khác là phối hợp tốt hơn các máy bay trực thăng vào một trật tự nhiệm vụ trên không liên quân và tạo cho chúng sự hỗ trợ chế áp phòng không đối phương tốt hơn thông qua việc sử dụng các máy bay cánh cố định. Một ví dụ về xu hướng này là việc máy bay Mỹ tấn công những kẻ phục kích hôm 3 tháng 3 và phá huỷ hai xe tải có gắn súng máy hạng nặng đang định phục kích bắn máy bay trực thăng gần Taji.
Để tránh những tai họa cần phải tăng khả năng dự đoán và khả năng cơ động. Các phi công được khuyến khích để thay đổi đường bay,
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
21/10/08
3.652
73.578
113
Miền Không Xác Định
@Lâm Lan: Bác post bài dài ngoằn nói quạ nói diều gì vậy? Chẳng ăn nhập gì với nội dung Bác bắt bẻ Bác TKM và cái gì đã hứa với em cả! Bác chứng minh cái Mi 24 như Bác nói đi.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
31.669
113
em củng hoa cả mắt luôn.. còn vụ F 117 bị rớt thì do lỗi pilot mở sensor đo độ cao nên radar bắt được tín hiệu từ đó bắn hạ, suy ra ko phải do lỗi thiết kế công nghệ tàng hình.

bên Irac Mỹ bay ko biết bao nhiêu phi vụ, lâu lâu vài chiếc down mà cứ làm như là Mỷ sắp rụng hết heli.. nếu bác Lan có thời giờ thì làm bảng so sánh giữa số phi suất Heli Mỹ và Nga đã bay trong cuộc chỉến Irac và Aphú Hãn, rồi số may bay sử dụng/ số máy bay rớt/ total sorties. Đưa tin 1 chiều như vậy phiến diện quá, ko công bằng...