Hạng F
22/10/09
8.170
32.544
113
LâmLan nói:
grenade nói:
em chỉ nói là máy bay của Mỷ ở Irac ít bị bắn hã hơn so với Máy bay của Nga Sô ở Áphu Hãn, báo chí nhiều khi đưa tin xuyên tạc mị dân như kiểu lão nông dân dùng súng AK hạ chiếc Apache mà Saddam từng rêu rao.. ai dè sao này mới biết em này bị trục trặc KT nên đáp xuống, bác nông dân thấy được và bị bắt là phải claim rằng chính mình bắn hạ em nó bằng AK. Em may mắn có mua tờ báo Newsweek hay Time gì đó có tấm hình này cất làm kỷ niệm

Máy bay tàng hình dĩ nhiên phải giải quýet được khâu tín hiệu liên lạc để cho radar thụ động ko phát hiện được..và đó vẫn là điều bí mật.. Chẵng lẻ người Mỹ ko biết điều này. Nên nhớ F 117 đã bay rất nhiều phi vụ oanh kích, vậy trong thời gian này , pilot có mở sensor đo độ cao hay ko?

Em không bàn về chuyện tuyên truyền, em chỉ bàn về khía cạnh kỹ thuật thôi. Chính vì máy bay tàng hình vẫn phải có các hoạt động có phát tín hiệu nên người ta mới dùng rada thụ động để truy tìm nó. Trừ phi phi công bay "mò" không đo cao, không liên lạc với chỉ huy hoặc chỉ nhận thông tin 1 chiều, chưa mở rada vũ khí thì tàng hình chứ có hoạt động thì làm sao tránh được.

đồng hồ do độ cao có hai lọai lần đó bác: 1 lọai là radioaltimeter, còn 1 lọai xài theo nguyên tắc áp suất ko khí bình thường.. ko cần xài điện, phát tín hiệu. Nếu cứ cho là máy bay ko khắc phục được chuyện phát tính hiệu này để radar thụ động nhận được tín hiệu và phát hiện thì tại sao F 117 đã thực hiện rất nhiều phi vụ ném bom mà chỉ có rơi 1 chiếc, chãng lẽ mấy phi vụ trước pilot ko mở máy đo độ cao.. Vụ này theo em còn nhìeu điều tranh cãi, một khi đã bắn rớt rùi thì muốn claim thế nào lại chã được.. Như cái vụ Apache đó...
 
Hạng B2
18/9/04
209
49
28
54
Bác Grenade ui UH 1 có miếng gốm
080402cool_prv.gif
xịn dưới sàn chống đạn cho Pilot nhé. Các bác thợ vàng ở SGN rất thích miếng này đó.
 
Hạng B1
12/12/09
55
0
6
grenade nói:
đồng hồ do độ cao có hai lọai lần đó bác: 1 lọai là radioaltimeter, còn 1 lọai xài theo nguyên tắc áp suất ko khí bình thường.. ko cần xài điện, phát tín hiệu. Nếu cứ cho là máy bay ko khắc phục được chuyện phát tính hiệu này để radar thụ động nhận được tín hiệu và phát hiện thì tại sao F 117 đã thực hiện rất nhiều phi vụ ném bom mà chỉ có rơi 1 chiếc, chãng lẽ mấy phi vụ trước pilot ko mở máy đo độ cao.. Vụ này theo em còn nhìeu điều tranh cãi, một khi đã bắn rớt rùi thì muốn claim thế nào lại chã được.. Như cái vụ Apache đó...

Em đồng ý với bác là đồng hồ đo cao có 2 loại, nhưng đo cao bằng áp suất đâu thể phát hiện những đột biến về độ cao của mặt đất. Ví dụ như có đỉnh núi, hẻm núi bên dưới. Một phương pháp đo cao khác mà em nghĩ là trong quân sự (vì bên dân sự đã thấy có từ lâu rồi) cũng áp dụng là sử dụng hệ thống định vị GPS, đo cao bằng phương pháp này đảm bảo không phát ra tín hiệu gì mà chỉ nhận tín hiệu thôi, kèm theo bản đồ địa hình đã có từ trước thì có thể chắc chắn cao độ và cả các chướng ngại địa hình bên dưới. Tuy nhiên, ngoài chuyện đo cao máy bay còn nhiều thứ khác phát ra tín hiệu vô tuyến như liên lạc với chỉ huy, rada vũ khí trên máy bay. Nên chuyện F117 bị bắn rơi đúng như bác nói vẫn còn nhiều tranh cãi. Ngay cả những thông tin của Nam Tư đưa ra về phương thức họ bắn rơi được F117 cũng chưa chắc đã là toàn bộ sự thật. Họ cũng phải bảo mật để còn có thể áp dụng cho những trường hợp khác (nếu có). Nhưng chắc chắn một điều là sau vụ đó Mỹ phải cho F117 về hưu.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Nếu chỉ nghĩ F-117 rơi đơn giản thì Mỹ không tốn tiền nhiều cho không quân làm gì. các bác cứ nghe họ nói B-2, f-117 bay mấy ngàn giờ trong chiến dịch mà không tổn thất sẽ dễ nghĩ rằng chỉ mỗi F-117 bay không, còn phòng không thì rảnh sức dò tìm sao?

Mỹ mạnh nhất thế giới về áp chế điện tử, Nga cũng không bằng. F117 không bao giờ bay 1 mình đâu. Nhiều người hình dung nhiệm vụ của máy bay tàng hình chính là làm việc trong im lặng, chứ bay cả đám thì còn quái gì là tàng hình nửa. Nhưng thực sự thì khi làm nhiệm vụ không kích, luôn có 1 đám đông đủ các loại máy bay từ F-15, F-16, EA 18G, F111Raven, EA 6B, RC 135... Đây không phải là bí mật gì cả, nhiều người làm công việc liên quan ở Mỹ cũng nghe nói cái này thôi, rất dễ kiểm chứng. Chỉ có bí mật là đội hình trong mỗi trận, không có cụ thể.

Mỹ tác chiến điện tử dựa vào
C3I: Command, Control, Communiactions and Intelligence.
C4IRS: Command, Control, Communiactions, Computer, Intelligence, Reconnaissance and Surveillance.


Nhìn chung quy trình của Mỹ thế này:
1. Tấn công cơ sở phòng thủ của địch bằng tên lửa điều khiển từ xa. Iraq, Nam Tư gì cũng hứng Tomahawk bấy nhầy hết.
2. Sau khi cơ bản diệt những vị trí phòng thủ cố định thì những vị trí di động khó diệt bằng tên lửa tomahawk. Lúc này các loại tên lửa bức xạ diệt sóng radar và tác chiến điện tử vào cuộc. Vì bây giờ những máy bay F-15, F-16 sẽ tham gia nhiều, không có tác chiến điện tử thì hỏng hết. Biệt kích cũng được thả vào để chỉ điểm những vị trí quan trọng cho máy bay bắn phá.

Nhiệm vụ của tác chiến điện tử lúc này chính là dò tìm mục tiêu, coi thằng nào phát ra sóng bức xạ thì dùng HARM (HighSpeed Anti Radiation Missile) để diệt. Tên lửa này chẳng khác gì radar thụ động, nhiều bác tin vào tên lửa Mỹ không không chịu tin vào nguyên lý của radar thụ động mới lạ chứ :D
Một nhiệm vụ nửa là xác định vị trí những tên lửa đã khai hỏa để chỉ điểm cho máy bay bắn và phòng tránh nếu bị tấn công.

Iraq là chiến trường Mỹ ứng dụng loại tên lửa bức xạ này. và cũng là chiến trường mà Mỹ thực hành tác chiến điện tử hiện đại quy mô lớn, sau VN. Do đó Iraq không hề có kinh nghiệm chống trả, theo em nhớ thì hình như chỉ 1 tuần đầu tiên, 80% cơ sở phòng thủ Iraq tan hoang hết, Vì cứ mở radar mà quét cho sướng, toàn làm mổi cho tên lửa. Sau này họ biết không xong nên tắt đài.
Nam Tư học từ Iraq, thiệt hại rất nhỏ vì họ không dám mở trận địa phòng không. Đơn giản là những tên lửa đời xưa như SA3 có bắn cũng không tới đâu. Phải chi có cở S-300 thì hay ho rồi.

3. Sau khi bình định cơ bản xong thì mới có những vụ bay riêng lẽ như F-117, Không có tác chiến điện tử gây nhiễu đi kèm. Nhưng sau vụ F-117 rớt thì Mỹ không chủ quan nửa.

Trước khi dập tắt phòng không đối thủ thì máy bay tàng hình là 1 bộ phận của nhóm không kích. Nó đã tàng hình, nay lại được bảo kê bởi 1 đám gây nhiễu tín hiệu loạn xạ từ xa tới gần. Rồi những máy bay F-15, F-16 lại có pods gây nhiễu để phòng ngừa những tên lửa SAM. Lại không có không quân đối phương nghênh chiến nên càng tung hoành dữ. Nói chung là đánh tự do, chỉ sợ thiếu tên lửa chứ không sợ bị bắn hạ.

Sau này quy trình phòng thủ cao hơn, gặp những nước tiềm lực mạnh như Nga, TQ, hay Iran...Không thể kéo cả đám lâu la vào diệt tên lửa. Do đó Mỹ mới có F22 cơ động lại tàng hình đảm nhiệm đánh thọc sâu. Chủ yếu vẫn là mở hàng rào phòng thủ của địch, rồi cũng kéo đám gây nhiễu vào. Chứ dùng F-117 hay f22 bay vào đất Nga, cứ cho là tắt hết tín hiệu nên lọt vào vùng mục tiêu nhưng khi khai hỏa sẽ bị máy bay đánh chặn leo lên, chết là cái chắc vì F117 không đánh trả được. gặp những tiêm kích như Mig 31 thì mệt.
Ngày xưa không có F22 thì F117 vẫn phải làm thôi, nhưng nó có nhiều nguy cơ hơn. Để an toàn thì ban đầu Mỹ vẫn đánh hội đồng với sự hỗ trợ của gây nhiễu.


Tóm lại là hiện giờ chưa có đối thủ nào có tiềm lực đe dọa máy bay tàng hình Mỹ, do đó nó ít khi bị nguy cơ, ngay cả F-15, F-16 bay trực diện mà còn chưa bị hạ, vậy thì lấy lý do gì đòi hạ những chiếc tàng hình kia? Ở Nam Tư thì F-16 xuất kích bắn HARM rất nhiều. Cũng vì vậy mà F-16 có danh tiếng. Đơn giản là tất cả máy bay Mỹ chưa gặp 1 hệ thống phòng thủ nào xứng tầm cả.

Ở đây có thông tin về phòng không cũng hay.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=17233.0
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Còn về radar thụ động thì Mỹ cũng đang phát triển chứ chẳng ngồi chơi. Nhưng họ không quảng cáo vì quảng cáo xong biết bán cho ai? KHi mà chưa ai có máy bay tàng hình, bán ra cho họ bắn máy bay tàng hình của Mỹ àh? :D
Nhưng khi Nga, TQ có máy bay tàng hình thì sẽ khác, lúc đấy lại quảng cáo ầm lên.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.544
113
boeing nói:
Bác Grenade ui UH 1 có miếng gốm
080402cool_prv.gif
xịn dưới sàn chống đạn cho Pilot nhé. Các bác thợ vàng ở SGN rất thích miếng này đó.

CH47 chỗ ghế củng có..miếng plate, dưng mấy chiếc triễm lãm thi chỉ còn cái xác thôi. Chiếc CH47 ở Tội ác Mỹ Ngụy- Võ Van Tần, dưới ghế pilot được xxx lót miếng ván
bash.gif
.
Theo em đúng ra chỗ cockpit tòan là kính thì kính phải là lọai bullet -proof
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.544
113
LâmLan nói:
grenade nói:
đồng hồ do độ cao có hai lọai lần đó bác: 1 lọai là radioaltimeter, còn 1 lọai xài theo nguyên tắc áp suất ko khí bình thường.. ko cần xài điện, phát tín hiệu. Nếu cứ cho là máy bay ko khắc phục được chuyện phát tính hiệu này để radar thụ động nhận được tín hiệu và phát hiện thì tại sao F 117 đã thực hiện rất nhiều phi vụ ném bom mà chỉ có rơi 1 chiếc, chãng lẽ mấy phi vụ trước pilot ko mở máy đo độ cao.. Vụ này theo em còn nhìeu điều tranh cãi, một khi đã bắn rớt rùi thì muốn claim thế nào lại chã được.. Như cái vụ Apache đó...

Em đồng ý với bác là đồng hồ đo cao có 2 loại, nhưng đo cao bằng áp suất đâu thể phát hiện những đột biến về độ cao của mặt đất. Ví dụ như có đỉnh núi, hẻm núi bên dưới. Một phương pháp đo cao khác mà em nghĩ là trong quân sự (vì bên dân sự đã thấy có từ lâu rồi) cũng áp dụng là sử dụng hệ thống định vị GPS, đo cao bằng phương pháp này đảm bảo không phát ra tín hiệu gì mà chỉ nhận tín hiệu thôi, kèm theo bản đồ địa hình đã có từ trước thì có thể chắc chắn cao độ và cả các chướng ngại địa hình bên dưới. Tuy nhiên, ngoài chuyện đo cao máy bay còn nhiều thứ khác phát ra tín hiệu vô tuyến như liên lạc với chỉ huy, rada vũ khí trên máy bay. Nên chuyện F117 bị bắn rơi đúng như bác nói vẫn còn nhiều tranh cãi. Ngay cả những thông tin của Nam Tư đưa ra về phương thức họ bắn rơi được F117 cũng chưa chắc đã là toàn bộ sự thật. Họ cũng phải bảo mật để còn có thể áp dụng cho những trường hợp khác (nếu có). Nhưng chắc chắn một điều là sau vụ đó Mỹ phải cho F117 về hưu.

bác có chắc do vụ rớt này mà F 117 về hưu? hay chỉ là do suy đóan chủ quan
 
Hạng B1
12/12/09
55
0
6
grenade nói:
LâmLan nói:
Em đồng ý với bác là đồng hồ đo cao có 2 loại, nhưng đo cao bằng áp suất đâu thể phát hiện những đột biến về độ cao của mặt đất. Ví dụ như có đỉnh núi, hẻm núi bên dưới. Một phương pháp đo cao khác mà em nghĩ là trong quân sự (vì bên dân sự đã thấy có từ lâu rồi) cũng áp dụng là sử dụng hệ thống định vị GPS, đo cao bằng phương pháp này đảm bảo không phát ra tín hiệu gì mà chỉ nhận tín hiệu thôi, kèm theo bản đồ địa hình đã có từ trước thì có thể chắc chắn cao độ và cả các chướng ngại địa hình bên dưới. Tuy nhiên, ngoài chuyện đo cao máy bay còn nhiều thứ khác phát ra tín hiệu vô tuyến như liên lạc với chỉ huy, rada vũ khí trên máy bay. Nên chuyện F117 bị bắn rơi đúng như bác nói vẫn còn nhiều tranh cãi. Ngay cả những thông tin của Nam Tư đưa ra về phương thức họ bắn rơi được F117 cũng chưa chắc đã là toàn bộ sự thật. Họ cũng phải bảo mật để còn có thể áp dụng cho những trường hợp khác (nếu có). Nhưng chắc chắn một điều là sau vụ đó Mỹ phải cho F117 về hưu.

bác có chắc do vụ rớt này mà F 117 về hưu? hay chỉ là do suy đóan chủ quan

Em cũng chỉ nghe thiên hạ đồn đoán thôi
21.gif
. Em đâu phải là người có quyền ra quyết định cho nó về hưu đâu mà chắc chắn hả bác
24.gif
. Nhưng theo những gì em đọc được thì Mỹ cho nó về hưu có phần của vụ này bởi công nghệ của nó đã lạc hậu với những tiến bộ của công nghệ rada. Ngoài ra chi phí bảo dưỡng cao, tốc độ không cao bằng F22 cũng là những lý do để đi đến không sử dụng F117 nữa.
 
OS Support
10/4/10
102
0
0
33
e có 1 bộ sưu tập ảnh về đề tài này,để e soạn lại rồi up len mời các bác chiêm ngưỡng
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.544
113
tốc độ ko hẳn là lý do vì B 2 tốc độ đâu có cao mà Mỹ vẩn sử dụng. F117 ko phải là fighter nên ko cần phải thiết kế bay nhanh. Thôi chừ quay qua bàn mấy bay thời VN war đi. chẳng hạn so F4 vs Mig 21