Bây giờ đến thông tin về vụ Mi-24 có hay không có hệ thống tự vệ (phòng vệ) chống tên lửa vác vai (MANPAD). Các thông tin này em góp nhặt từ nhiều nguồn. Các thông tin em đều có dẫn link cụ thể.
Theo trang aerospaceweb.org thì hệ thống tự vệ (self-protection) của Mi-24 gồm có:
- Cảm biến cảnh báo rada SPO-10 Sirena hoặc SPO-15 Beryoza.
- Đèn gây nhiễu hồng ngoại L-166V-1A Lipa (L-166V-1E Ispanka)
- Đạn mồi ASO-2
link:
www.aerospaceweb.org/aircraft/helicopter-m/mi24/index.shtml
Vào trang web của APTEM là nhà sản xuất đạn mồi ASO-2 xem (link:
http://www.artem.ua). Họ nói đại loại thế này: “ASO-2V và ASO-2VM được lắp trên máy bay Su, Mig, An và dòng trực thăng Mi để gây nhiễu rada tên lửa và hệ thống tầm nhiệt”
Kế đến là đèn gây nhiễu hồng ngoại L-166V-1E chống lại tên lửa phòng không dẫn đường bằng hồng ngoại. Nó được gắn trên nóc của Mi-24V và ở giữa 2 ống xả. Sở dĩ nó được đặt ở vị trí đó là bởi thường bị tấn công bởi MANPAD từ phía sau, nơi mà 2 ống xả của Mi-24 lộ ra với nhiệt độ cao nên dễ khóa bắn hơn cũng như là tạo được sự bất ngờ và không bị nguy hiểm bởi hỏa lực của Mi-24 vốn chỉ bao quát phía trước và hai bên.
[link=http://i933.photobucket.com/albums/ad171/binhbeo-79/1542435-1-1.jpg]
2 antenna của thiết bị cảnh báo radar
Đèn phát ánh sáng hồng ngoại gây nhiễu .
[/link]
Vị trí gắn
2 băng đạn "mồi" ban đầu được gắn ở mặt dưới của đuôi .....
[link=http://i933.photobucket.com/albums/ad171/binhbeo-79/Hind_0702_07.jpg]
[/link] .....nhưng sau đó được di chuyển tới 2 bên sườn của máy bay
Đạn mồi được kích hoạt khi phát hiện mối đe dọa
Như em đã nói từ trước Chuyện stinger và SA7 bắn hạ trực thăng và hệ thống tự vệ của trực thăng chống tên lửa vác vai là câu chuyện của "mâu" và "thuẩn". Hai bên lúc nào cũng tìm cách cải tiến để hạ được đối phương hoặc khắc chế vũ khí của đối phương. Vì vậy, các phương tiện phòng vệ nguyên gốc của Mi-24 ngày nay chỉ cung cấp sự an tòan cho phi hành đòan ở mức tối thiểu.
Đòi hỏi quan trọng nhất trên chiến trường ngày nay chính là khả năng bảo vệ trực thăng trước MANPAD. Các phiên bản hiện đại của lọai vũ khí này như Stinger và Igla, vốn có hai chế độ tìm kiếm mục tiêu hiệu quả, đã khiến cho đạn mồi ASO-2V bị vô hiệu hòan tòan còn đèn gây nhiễu L-166V Ispanka cũng chỉ hiệu quả phần nào.
Vì vậy người ta phải đưa vào một số nâng cấp hệ thống tự vệ như :
1 -
Cảnh báo radar SPO-32 / L150 Pastel, loại cũng được gắn cho các máy bay hiện đại nhất của Nga hiện tại, kèm theo một bộ xử lý kỹ thuật số có khả năng tự động vận hành hệ thống sẽ thay thế cho hệ thống SPO-10/15/15M cũ.
2 -
Loại đạn mồi gây nhiễu mới uy lực hơn rất nhiều thay thế cho loại đạn cũ. Các băng đạn ASO-2V cũ vẫn được tái sử dụng để nạp đạn mới và vẫn được gắn ở hai bên sườn máy bay.
3 -
Đèn gây nhiễu hồng ngoại mới hiệu quả hơn thay thế cho loại L-166 Ispanka cũ để phù hợp hơn với mối đe dọa từ MANPAD hiện đại như loại KT-01AVE Adros của Ucraina (nguồn Jane’s:
http://www.janes.com/arti...E-Adros-Ukraine.html).
4 - Cảm biến cảnh báo khi bị tên lửa tấn công Mak-UFM và cảm biến cảnh báo khi bị đối phương ngắm bắn bằng laze Otklik, loại này cũng được dùng gắn cho Ka-50/52
Cảnh báo khi bị tên lửa tấn công Mak-UFM
5- Hệ thống làm mát khí xả động cơ được giữ nguyên hoặc thay thế bằng loại mới hơn như AP-1V của Adros để làm giảm tín hiệu hồng ngoại của máy bay.
Bộ làm mát khí xả
Bộ làm mát khí xả động cơ AP-1V
[link=http://i983.photobucket.com/albums/ae319/binhbeo82/Adros-1.jpg]
[/link]