Giáo Già nói:Đọc câu chuyện của anh bạn Metodo, chợt nghĩ tới hai câu chuyện của chính mình. Chuyện vừa tròm trèm....20 năm!
1.
Đang chạy trên đường Nguyễn Thái Học (trí nhớ chưa chắc đúng về tên đường, nhưng là đường ngay khúc giờ là Ks New world ra thẳng chợ Cầu Muối ấy), bỗng nghe "bốp" một cái ở bên thân xe, liếc gương chiếu hậu phía xa xa có một anh (Các bạn gọi là X) đang lom khom nhặt cái gì trên đường. Phân vân rà thắng chút thì cũng cách xa cả 100m rồi, bấm kính xuống nghe một anh chạy xe máy nói: "X ném cái còi vô xe anh, chắc anh không nghe". (Thời ấy xe máy lạnh mới có, ngồi trong ai mà nghe).
Nghĩ bụng, mình đâu vi phạm gì, mà có thấy đứng thổi gì mình đâu? Khi không ném vào xe cái đùng thế? Cũng chẳng thấy X nào đuổi mình cả, dù thấy có một tổ. Giận chứ.
De lại cả trăm thước, mở cửa xuống xe, hỏi:
- Anh vừa ném cái gì vào xe tôi? lý do gì?
- Chúng tôi kiểm tra ...Thuế cầu đường.
- Tôi hỏi tại sao anh ném cái còi vô xe tôi mà không đướng ra dùng gậy GT yêu cầu tôi chấp hành?
- Tôi có còi mà anh không chấp hành
- Điều lệ nào cho phép anh đứng trên lề đường thổi dừng xe đang lưu thông? Điều lệ nào cho phép anh dùng trang bị của ngành tự do ném đi như thế?..
- ...Ơ....
Nhóm trưởng (Tr.u) ghé lại:
- Chúng tôi chưa phạt, chỉ kiểm tra thôi...
- Tôi chưa nói tới chuyện đó, các anh thuộc CA Q1 phải không?
..................
2.
Đang quẹo từ giữa ngã tư Hai Bà Trưng xuôi về Võ Thi Sáu, nghe thấy anh X đứng bên góc đường (vỉa hè VTS và HBT) thồi, tôi vẫn ... lơ quẹo xe chạy tiếp hướng VTS, quẹo mặt đường tiếp theo (chỗ cổng Viện pasteur giờ) có hai anh đi xe motô trắng (loại 450cc mới nhập) chặn ngay đầu xe, yêu cầu quay lại ngã tư VTS & HBT, giữ bằng lái.
Vòng một hồi mới quay lại được, tôi hỏi:
- Tôi mắc lỗi gì?
Anh Môt quay ra hỏi anh GT đã thổi, nói gì đó không biết, quay lại tôi anh môt nói:
- Anh nghe còi vẫn chạy
- Tôi đang quẹo mà, ngã tư thì đông, ai biết thổi ai, tôi có vi phạm gì đâu?
- Anh bỏ chạy...
- Tại sao anh ta đứng góc đường bắt tôi phải nghe còi lệnh của anh ta trong khi đường đông, tôi phải xử lý xe, sao không đứng trước xe tôi ra hiệu?
Vẫn anh môto:
- Đứng trước xe anh ra hiệu mà chết à? lỗi là tại sao anh bỏ chạy..
- Ai nói anh tôi bỏ chạy? Anh nghĩ rằng tôi ...sợ các anh à? (cho xem giấy tờ)
- ....Thôi, thì anh nói chuyện với GT chốt đi...
- không được, anh gọi tôi về đây, tôi nói chuyện với anh. các anh không nắm được quy trình thực hiện nhiệm vụ rồi cứ thích là nói dân vi phạm thế này thế khác. Anh lập ngay biên bản cho tôi, giữ xe đi, tôi kêu ...xích lô ngay bây giờ (kêu xích lô thật luôn).
- Ơ... (hì hì, lại ơ)...thôi, giấy tờ đây anh.....
.....................
(những CSGT thời ấy nếu là người trong cuộc, chắc nhớ, dù tôi thì hưu lâu rồi).
Dĩ nhiên, cả hai trường hợp tôi chẳng bị giữ xe, được xin thông cảm tại trận vì sau khi xem giấy tờ. Nhưng, cũng để muốn nói, khi mình đúng thì phải bảo vệ lẽ ấy tới cùng. Điều đó có lợi cho ngay cả những người thi hành công vụ, biết cân nhắc đúng sai cẩn thận trước mỗi quết định, và dám chịu trách nhiệm nếu làm sai. Ù xọe dễ dẫn tới lạm quyền và nhiều khi trình độ của họ cũng dễ...cùn đi.
Bác ạh e rất đồng ý với quan điểm cuả bác. Nhưng e cũng rất muốn có được "giấy tờ" như cuả bác. Quả là công tác giáo dục nghiệp vụ chưa tốt, giám sát chưa nghiêm làm ảnh hưởng đến uy tín nhà nươc.
Em nghĩ ko khó lắm đâu, nếu bác làm một thư hỏi xxx và họ trả lời thì cứ vậy mà thực hiện, hoặc biên bản xử lý của một vụ tương tự. Bên ngành thuế và tài chính vẫn vậy, mỗi năm họ trả lời cả ngàn thắc mắc của doanh nghiệp về luật, trả lời hay hướng dẫn cho 1 doanh nghiệp coi như mọi doanh nghiệp đều áp dụng được (văn bản ra hàng tháng), em nghĩ ngành nào cũng phải có qui định này.huygb nói:Tamagochi nói:Đề nghị bác metocdo làm tiếp đi nhé. Lỡ leo lên lưng cọp rồi thì nấu cao hổ cốt nó luôn
Bắt ra văn bản xin lỗi và văn bản hướng dẫn
Cái này thì khó bác ợ.
Mình kể câu chuyện cũ để nói một điều: CSGT nhiều khi nắm không vững luật, nếu mình biết luật (và mình đúng) mà rồi mình cứ ù xọe thì mình thiệt là một chuyện, trình độ họ cũng không khá lên. Xưa mình còn trong quân ngũ nên có tính ấy. Tức ủng hộ về tinh thần anh bạn nạn nhân trong bài này, nếu anh thấy đúng thì nên làm việc tới cùng cho đứt điểm.
Về tinh thần thì như vậy, còn lý thì có điểm mà tác giả bài này cần nghiên cứu kỹ như sau:
Vấn đề là:
1. Có đèn tín hiệu giao thông chỗ đó hay không?
2. Nếu có đèn, thì có biển báo cho xe hơi quẹo mặt hay không?
3. Nếu có đèn, không biển báo, có quy định nào của GTCC cho phép xe hơi quẹo mặt hay không?
(Biên bản ghi phạm điều nào luật đường bộ, đọc qua bài thì thấy nói không có đèn, không biển cấm, nhưng lý do ghi biên bàn thì nói vượt đèn đỏ?).
Trường hợp 1 thì khỏi bàn rồi. Mà trong bài hình như trường hợp 2 cũng không có (nếu có xin bạn tác giả điều chỉnh giùm). Vậy chỉ còn phần 3 thôi.
Cần làm rõ:
a/ Theo tôi (cái luật đường bộ thời tôi, không biết có sai khác gì nhiều bây giờ không, vì lâu nay mình yếu rồi, chả lái nữa) thì Đèn Đỏ, xe hơi không có biển báo cho phép thì không được quẹo mặt. Vì như thế, nó phải cắt luồng lưu thông xe hai bánh chiều từ trái qua phải (bên Đèn Xanh) để lưu thông về đúng luồng xe hơi của nó. Với xe hai bánh thì không có vấn đề ấy. Luật đường bộ mới có điều chỉnh khác không?
b/ Nếu bây giờ có thay đổi, hoặc giả tình hình giao thông cho phép làm như vậy để giải quyết lưu thông trong đô thị đông (có tính khu vực, tạm thời), vậy phải xem Sở GTCC có cho phép không, theo văn bản nào, điều mấy..v..v. Rõ ràng sau chuyện này, có lợi cho mọi người.
c/ Nếu không có bất cứ một văn bản nào quy định, thì có thể việc hiểu và giải thích luật của GTCC và bên CA có sự vênh nhau, người lưu thông chịu thiệt (lúc phạt lúc không). Ngoài Hà Nội thì không được quẹo mặt khi đèn đỏ. Cũng rất cần làm tới nơi để có sự giải thích luật GT cho đúng và rõ. Mọi người (dân và CA, GTCC) cùng chấp hành, khỏi sinh tiêu cực.
Việc không thống nhất giữa lãnh đạo CSGT và viên CSGT xử phạt cho thấy bản thân họ cũng hiểu mỗi người mỗi vẻ. Rồi những người lưu thông (như trên diễn đàn này) thấy cũng .... cũng mỗi người mỗi vẻ vậy.
Rất cần rõ ràng những mục tiêu a, b, c trên đây.
Về tinh thần thì như vậy, còn lý thì có điểm mà tác giả bài này cần nghiên cứu kỹ như sau:
Vấn đề là:
1. Có đèn tín hiệu giao thông chỗ đó hay không?
2. Nếu có đèn, thì có biển báo cho xe hơi quẹo mặt hay không?
3. Nếu có đèn, không biển báo, có quy định nào của GTCC cho phép xe hơi quẹo mặt hay không?
(Biên bản ghi phạm điều nào luật đường bộ, đọc qua bài thì thấy nói không có đèn, không biển cấm, nhưng lý do ghi biên bàn thì nói vượt đèn đỏ?).
Trường hợp 1 thì khỏi bàn rồi. Mà trong bài hình như trường hợp 2 cũng không có (nếu có xin bạn tác giả điều chỉnh giùm). Vậy chỉ còn phần 3 thôi.
Cần làm rõ:
a/ Theo tôi (cái luật đường bộ thời tôi, không biết có sai khác gì nhiều bây giờ không, vì lâu nay mình yếu rồi, chả lái nữa) thì Đèn Đỏ, xe hơi không có biển báo cho phép thì không được quẹo mặt. Vì như thế, nó phải cắt luồng lưu thông xe hai bánh chiều từ trái qua phải (bên Đèn Xanh) để lưu thông về đúng luồng xe hơi của nó. Với xe hai bánh thì không có vấn đề ấy. Luật đường bộ mới có điều chỉnh khác không?
b/ Nếu bây giờ có thay đổi, hoặc giả tình hình giao thông cho phép làm như vậy để giải quyết lưu thông trong đô thị đông (có tính khu vực, tạm thời), vậy phải xem Sở GTCC có cho phép không, theo văn bản nào, điều mấy..v..v. Rõ ràng sau chuyện này, có lợi cho mọi người.
c/ Nếu không có bất cứ một văn bản nào quy định, thì có thể việc hiểu và giải thích luật của GTCC và bên CA có sự vênh nhau, người lưu thông chịu thiệt (lúc phạt lúc không). Ngoài Hà Nội thì không được quẹo mặt khi đèn đỏ. Cũng rất cần làm tới nơi để có sự giải thích luật GT cho đúng và rõ. Mọi người (dân và CA, GTCC) cùng chấp hành, khỏi sinh tiêu cực.
Việc không thống nhất giữa lãnh đạo CSGT và viên CSGT xử phạt cho thấy bản thân họ cũng hiểu mỗi người mỗi vẻ. Rồi những người lưu thông (như trên diễn đàn này) thấy cũng .... cũng mỗi người mỗi vẻ vậy.
Rất cần rõ ràng những mục tiêu a, b, c trên đây.
metocdo nói:Chào các bác,
Câu chuyện của em không phải mới, đã post trước Tết nhưng có lẽ vì em post chậm quá nên bị đóng lại. Theo yêu cầu của một số bác, em post lại toàn bộ câu chuyện để các bác tham khảo, đọc cho vui.
Nhân tiện cũng xin lỗi các bác vì đã phải chờ đợi lâu.
Cái này thì em cũng định ... thắc mắc!
Vụ này có cần phải thắc mắc bằng văn bản và đề nghị các ... OSPD trả lời bằng ... văn bản không nhỉ?
Giáo Già nói:a/ Theo tôi (cái luật đường bộ thời tôi, không biết có sai khác gì nhiều bây giờ không, vì lâu nay mình yếu rồi, chả lái nữa) thì Đèn Đỏ, xe hơi không có biển báo cho phép thì không được quẹo mặt. Vì như thế, nó phải cắt luồng lưu thông xe hai bánh chiều từ trái qua phải (bên Đèn Xanh) để lưu thông về đúng luồng xe hơi của nó. Với xe hai bánh thì không có vấn đề ấy. Luật đường bộ mới có điều chỉnh khác không?
Ngã rẻ nằm trước tiểu đảo có tín hiệu đèn giao thông, nghĩa là bác Mê tóc đỏ khg vi nphạm phần bôi đen của bác Giáo.
Phần bôi đỏ: Rõ ràng sẽ cắt...nhưng nó là hệ quả của việc làm đúng điều nêu ở trên, tôi lưu thông cắt làn để trở về làn đường đúng của tôi.
Nhân tiện em hỏi các bác vụ này: Theo Luật Giao thông đường bộ
Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Vậy khi đi ngang qua biển Cấm vượt, mà tại điểm này có một chiếc xe tải đậu chắn tầm quan sát. Khi lưu thông phía sau Bảng, vượt xe cùng chiều, bị xxx vịn thì các bác xử lý như thế nào??????????
Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Vậy khi đi ngang qua biển Cấm vượt, mà tại điểm này có một chiếc xe tải đậu chắn tầm quan sát. Khi lưu thông phía sau Bảng, vượt xe cùng chiều, bị xxx vịn thì các bác xử lý như thế nào??????????
Giáo Già nói:Mình kể câu chuyện cũ để nói một điều: CSGT nhiều khi nắm không vững luật, nếu mình biết luật (và mình đúng) mà rồi mình cứ ù xọe thì mình thiệt là một chuyện, trình độ họ cũng không khá lên. Xưa mình còn trong quân ngũ nên có tính ấy. Tức ủng hộ về tinh thần anh bạn nạn nhân trong bài này, nếu anh thấy đúng thì nên làm việc tới cùng cho đứt điểm.
Về tinh thần thì như vậy, còn lý thì có điểm mà tác giả bài này cần nghiên cứu kỹ như sau:
Vấn đề là:
1. Có đèn tín hiệu giao thông chỗ đó hay không?
2. Nếu có đèn, thì có biển báo cho xe hơi quẹo mặt hay không?
3. Nếu có đèn, không biển báo, có quy định nào của GTCC cho phép xe hơi quẹo mặt hay không?
(Biên bản ghi phạm điều nào luật đường bộ, đọc qua bài thì thấy nói không có đèn, không biển cấm, nhưng lý do ghi biên bàn thì nói vượt đèn đỏ?).
Trường hợp 1 thì khỏi bàn rồi. Mà trong bài hình như trường hợp 2 cũng không có (nếu có xin bạn tác giả điều chỉnh giùm). Vậy chỉ còn phần 3 thôi.
Cần làm rõ:
a/ Theo tôi (cái luật đường bộ thời tôi, không biết có sai khác gì nhiều bây giờ không, vì lâu nay mình yếu rồi, chả lái nữa) thì Đèn Đỏ, xe hơi không có biển báo cho phép thì không được quẹo mặt. Vì như thế, nó phải cắt luồng lưu thông xe hai bánh chiều từ trái qua phải (bên Đèn Xanh) để lưu thông về đúng luồng xe hơi của nó. Với xe hai bánh thì không có vấn đề ấy. Luật đường bộ mới có điều chỉnh khác không?
b/ Nếu bây giờ có thay đổi, hoặc giả tình hình giao thông cho phép làm như vậy để giải quyết lưu thông trong đô thị đông (có tính khu vực, tạm thời), vậy phải xem Sở GTCC có cho phép không, theo văn bản nào, điều mấy..v..v. Rõ ràng sau chuyện này, có lợi cho mọi người.
c/ Nếu không có bất cứ một văn bản nào quy định, thì có thể việc hiểu và giải thích luật của GTCC và bên CA có sự vênh nhau, người lưu thông chịu thiệt (lúc phạt lúc không). Ngoài Hà Nội thì không được quẹo mặt khi đèn đỏ. Cũng rất cần làm tới nơi để có sự giải thích luật GT cho đúng và rõ. Mọi người (dân và CA, GTCC) cùng chấp hành, khỏi sinh tiêu cực.
Việc không thống nhất giữa lãnh đạo CSGT và viên CSGT xử phạt cho thấy bản thân họ cũng hiểu mỗi người mỗi vẻ. Rồi những người lưu thông (như trên diễn đàn này) thấy cũng .... cũng mỗi người mỗi vẻ vậy.
Rất cần rõ ràng những mục tiêu a, b, c trên đây.
Vấn đề này đã bàn nhiều rồi bác. Vẫn chưa có người đủ "Trình" để trả lời câu hỏi của mọi người. Bác có thể xem thêm ở đây.
[link]http://www.otosaigon.com/forum/m1972722.aspx[/link]
Cho tới giờ này thì vẫn "hên - xui", và ai gân cổ cãi thì may ra thoát nhưng cũng có khi phải mất thêm nhiều thời gian hầu các XXX giống như bác metocdo
Cái này ở nước ngoài (nước nào văn minh một chút) bác cãi được, còn ở VN là 99% là thua. Bác nào có kinh nghiệm vụ này cho anh em tham khảo ý kiến với, nhất là mấy bác đang làm xxx hoặc GTCC. Xin cảm ơn rất nhiều.Tom Heo nói:Nhân tiện em hỏi các bác vụ này: Theo Luật Giao thông đường bộ
Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Vậy khi đi ngang qua biển Cấm vượt, mà tại điểm này có một chiếc xe tải đậu chắn tầm quan sát. Khi lưu thông phía sau Bảng, vượt xe cùng chiều, bị xxx vịn thì các bác xử lý như thế nào??????????
Còn nếu là em, khi bị bắt, xxx chỉ cái biển (xxx không chỉ biển hoặc biển quá xa thì bó giò) mà vẫn thấy xe tải đậu ở đó, chạy lại chụp cái hình rồi mang lại xxx để khiếu nại-kèm thu âm, không được thì kiện tới cùng, kèm theo yêu cầu đòi bồi thường thời gian, tiền bạc. Nếu nói trước thẳng với xxx như vậy thì có thể nó bỏ qua cho mình đi luôn đấy !!!